Xung đột Hamas-Israel: Mỹ và Ai Cập ủng hộ giải pháp hai nhà nước
Tại cuộc gặp ở thủ đô Cairo ngày 27/3, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và phái đoàn Quốc hội Mỹ do Chủ tịch Ủy ban Thuế vụ Hạ viện Mỹ Jason Smith dẫn đầu đã thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước là sự bảo đảm cho việc khôi phục an ninh và ổn định khu vực.
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 25/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN dẫn thông báo của Phủ Tổng thống Ai Cập cho biết, Tổng thống El-Sisi và phái đoàn Quốc hội Mỹ đều khẳng định giải pháp hai nhà nước là sự bảo đảm và là giải pháp duy nhất để khôi phục và củng cố an ninh và ổn định trong khu vực. Hai bên cũng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng của việc mở rộng xung đột trong khu vực đối với hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế. Israel đã phớt lờ nghị quyết về ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) được thông qua trong tuần này khi tiếp tục oanh tạc dữ dội vào Gaza, đặc biệt là các khu vực phía Nam.
Trong cuộc gặp, Tổng thống El-Sisi đã điểm lại những nỗ lực của Ai Cập nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức cũng như tiếp nhận và vận chuyển hàng viện trợ nhận đạo cho hơn 2 triệu người Palestine ở Gaza. Ông El-Sisi kêu gọi cộng đồng quốc tế đảm nhận trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bền vững cũng như ngăn chặn leo thang các hoạt động quân sự tại thành phố Rafah, ở phía Nam Gaza. Nhà lãnh đạo Ai Cập tái khẳng định Cairo hoàn toàn bác bỏ mọi nỗ lực nhằm cưỡng bức di dời người Palestine ra khỏi vùng đất của họ.
Cùng ngày, tại cuộc gặp với phái đoàn Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đề nghị Mỹ tiếp tục tài trợ cho Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản, đã đình chỉ tài trợ cho UNRWA sau khi Israel cáo buộc rằng một số nhân viên của cơ quan này đã tham gia vào chiến dịch “Cơn lũ Al-Aqsa” do lực lượng Hamas tiến hành hôm 7/10 năm ngoái.
Về phần mình, phái đoàn Quốc hội Mỹ, bao gồm các thành viên từ cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đánh giá cao vai trò quan trọng của Ai Cập trong việc củng cố các trụ cột an ninh và ổn định khu vực.
Phía Mỹ cũng đánh giá cao sự phối hợp chung giữa Ai Cập và Mỹ trên nhiều lĩnh vực vì lợi ích của người dân hai nước và khu vực.
Chiến dịch của Israel tại Rafah là phép thử trong quan hệ với Ai Cập
Ai Cập là quốc gia Arab đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel vào năm 1979 sau Hiệp ước Trại David.
Video đang HOT
Nhưng xung đột Israel - Hamas ở Gaza đã khiến mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
Điều trị cho em nhỏ bị thương trong cuộc oanh kích của Israel xuống thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza tại bệnh viện Najjar, ngày 30/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ai Cập lo ngại Israel sẽ không cho phép người Palestine di dời trở quay lại Gaza, dẫn đến làn sóng người tị nạn gây gánh nặng cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của nước này đồng thời đặt ra thách thức an ninh.
Giờ đây, cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza đang làm gia tăng những căng thẳng đó. Rafah ở khu vực biên giới với Ai Cập, từng là thành phố với 300.000 dân, nay trở thành nơi ẩn náu chính cho hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn khỏi cuộc bắn phá kéo dài nhiều tháng của Israel.
Vậy tại sao cuộc tấn công Rafah của Israel lại rất quan trọng đối với mối quan hệ giữa Ai Cập và Israel?
Ai Cập phản đối kế hoạch tấn công Rafah của Israel
Cuộc tấn công trên bộ vào Rafah theo kế hoạch của Israel có nguy cơ tăng cường áp lực buộc người dân Gaza phải sơ tán đến Sinai của Ai Cập. Đây là diễn biến mà các quan chức Ai Cập coi là vượt qua ranh giới đỏ.
Khoảng 1,4 triệu người Palestine di tản trong Gaza đã bị đẩy vào Rafah rộng 64 km2. Họ không còn nơi nào để đi trong bối cảnh thiếu lương thực, nước uống và thuốc men. Nhiều chính phủ cùng tổ chức, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công theo kế hoạch của Israel vì lo ngại số lượng lớn người dân thường thương vong.
Kể từ khi xung đột bùng phát ngày 7/10/2023, các quan chức cấp cao của Israel đã kêu gọi người Palestine di cư khỏi Gaza. Điều này khiến Ai Cập, cũng như một số nước Arab, lo ngại về khả năng Israel sẽ không cho phép người Palestine di tản trở lại Gaza.
Trong xung đột năm 1948 xung quanh việc thành lập Israel, ước tính có khoảng 700.000 người Palestine đã bị trục xuất hoặc chạy trốn khỏi khu vực ngày nay là Israel. Người Palestine gọi sự kiện này là Nakba, tiếng Ả Rập có nghĩa là "thảm họa".
Sau khi giao tranh chấm dứt năm 1948, Israel từ chối cho phép người tị nạn trở về nhà của họ. Kể từ đó, Israel bác bỏ yêu cầu của người Palestine về việc hồi hương người tị nạn như một phần của thỏa thuận hòa bình. Israel có quan điểm rằng điều đó sẽ đe dọa cộng đồng người Do Thái chiếm đa số ở nước này. Ai Cập lo lắng lịch sử sẽ lặp lại và một lượng lớn người tị nạn Palestine từ Gaza sẽ ở lại vĩnh viễn.
Ngoài ra, gợi ý của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 12/2023 rằng ông muốn kiểm soát Hành lang Philadelphi - một hành lang hẹp ngăn cách Ai Cập với Gaza - cũng khiến Ai Cập bất bình. Chủ tịch Cơ quan Quản lý Thông tin Nhà nước Ai Cập (SIS) thời điểm đó Diaa Rashwan cho biết việc "chiếm giữ" hành lang dài 14 km và rộng 100 mét sẽ vi phạm Hiệp ước hòa bình Ai Cập - Israel. Ai Cập đã kiểm soát Hành lang Philadelphi kể từ khi Israel rút khỏi Gaza năm 2005.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Israel Miri Regev cho biết Tel Aviv nhận thức được lo ngại của Ai Cập về kế hoạch tấn công Rafah, đồng thời bổ sung rằng Cairo và Tel Aviv có thể giải quyết vấn đề thông qua đàm phán.
Ngày 16/2, Bộ trưởng Đoàn kết xã hội Ai Cập Nivine El-Kabbag cho biết nước này đã gửi gần 200.000 tấn viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza. Cùng ngày, Ai Cập bác bỏ các thông tin cho rằng nước này sẽ xây thêm các khu tị nạn dọc biên giới với Gaza để tiếp nhận người Palestine buộc phải sơ tán khỏi cuộc xung đột hiện nay.
Quan hệ Ai Cập-Israel
Một khu trại tạm cho người tị nạn Palestine tại thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 10/2. Ảnh: THX/TTXVN
Mối quan hệ Ai Cập-Israel đã vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, trong đó có vụ chiếm đóng của Israel ở Bờ Tây, cũng như nhiều cuộc tấn công quân sự vào Gaza. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi, mối quan hệ với Israel ngày càng tập trung vào kinh tế và năng lượng.
Kể từ khi Tổng thống el-Sisi lên nắm quyền năm 2013, Ai Cập, trong khuôn khổ phối hợp an ninh với Israel, đã phá hủy hàng trăm đường hầm mà người Palestine sử dụng để buôn lậu hàng hóa tránh phong tỏa của Israel ở Gaza. Cairo hôm 12/5 đã lên án những bình luận của các quan chức Israel rằng Hamas đang sử dụng lãnh thổ Ai Cập để buôn lậu vũ khí.
Tổng thống Ai Cập cũng lên tiếng phản đối việc tàn phá Gaza trên diện rộng và giết hại hàng nghìn người Palestine. Trong nhiều thập niên, Ai Cập đóng vai trò trung gian hòa giải hàng đầu trong các cuộc đàm phán, thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Hamas và Israel. Cairo hiện đang tổ chức nhiều vòng đàm phán giữa các quan chức Israel và lực lượng Hamas trong nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza.
Theo cơ quan y tế Gaza, hơn 28.000 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc oanh tạc của Israel kể từ ngày 7/10/2023. Israel cho biết mục tiêu quân sự của họ là tiêu diệt Hamas, nhưng nước này đã phải đối mặt với sự lên án vì số lượng lớn người dân thường thương vong.
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã làm trung gian cho một loạt cuộc đàm phán hòa bình giữa Tổng thống Ai Cập lúc bấy giờ là Anwar Sadat và Thủ tướng Israel Menachem Begin tại Trại David gần Washington, D.C. năm 1979. Theo Hiệp ước Trại David, Israel đồng ý rút lực lượng khỏi Sinai để đổi lấy quan hệ ngoại giao với Ai Cập và tiếp cận kênh đào Suez.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Cairo khó có thể từ bỏ Hiệp ước Trại David. Ai Cập nhận được hàng tỷ USD viện trợ của Mỹ như một phần của thỏa thuận và có quan hệ quân sự chặt chẽ với Washington.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry hôm 12/2 phủ nhận thông tin Cairo có kế hoạch rút lui khỏi thỏa thuận năm 1979, nhưng bổ sung rằng đất nước của ông sẽ tuân thủ Hiệp ước Trại David miễn là nó mang tính "có đi có lại".
Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập và Bahrain kêu gọi thực thi các nghị quyết quốc tế Ngày 14/12, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Quốc vương Bahrain Sheikh Hamad bin Isa Al-Khalifa đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thực thi ngay lập tức các nghị quyết có tính hợp pháp quốc tế, đặc biệt là các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) và Đại hội đồng LHQ, để giảm thiểu những...