Xung đột Gaza trở thành ‘phép thử’ sức hút của Mỹ đối với các nước ‘dao động’
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách thể hiện Mỹ như một siêu cường quan tâm đến pháp quyền.
Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Gaza, vốn đã chuyển sang giai đoạn mới khi Israel tăng cường các chiến dịch trên bộ trong những ngày gần đây, đang thách thức mong muốn đó.
Những ngôi nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza, ngày 27/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhà bình luận Hugo Dixor của hãng tin Reuters, số dân thường thiệt mạng ngày càng tăng trên lãnh thổ Palestine không chỉ làm xói mòn sự ủng hộ toàn cầu đối với Israel mà còn đe doạ vị thế của Washington đối với các quốc gia đang trong thế “dao động” – đều chịu ảnh hưởng và sự theo đuổi của cả Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là khi Mỹ đang ủng hộ Israel mạnh mẽ.
Trong những ngày qua, Tổng thống Biden đã tìm cách chỉ ra sự tương đồng giữa cuộc tấn công của lực lượng Hamas nhằm vào dân thường Israel hồi đầu tháng này và chiến dịch của Nga tại Ukraine, bằng cách nói rằng cả hai đều thách thức trật tự thế giới.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia đang phát triển, họ không nhìn nhận như vậy. Một vài nước, trong đó có các quốc gia Arab như Saudi Arabia và những quốc gia có người đạo Hồi sinh sống chủ yếu như Indonesia, đều lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Palestine. Trong khi đó, Hoàng hậu Rania của Jordan cũng cáo buộc phương Tây có “tiêu chuẩn kép” vì đã chỉ trích các cuộc tấn công của lực lượng Hamas nhằm vào dân thường Israel nhưng lại chỉ tỏ ra quan ngại đối với việc người dân Palestine thiệt mạng vì Israel đánh bom.
Ngày 27/10, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo để cung cấp viện trợ ở Gaza với tỷ lệ 121 ủng hộ, 14 phiếu chống. Mỹ là một trong số ít quốc gia cùng Israel phản đối nghị quyết không ràng buộc này. Tuần trước, Washington đã phủ quyết một nghị quyết tương tự tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đó đánh dấu sự tương phản với tình hình năm ngoái khi Mỹ thông qua nghị quyết liên quan đến chiến dịch của Nga tại ĐHĐ LHQ.
Video đang HOT
Trong nhiều thập kỷ, cả Mỹ và Israel đều thể hiện sự đồng thuận khi cùng phản đối nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Nhưng nếu những cáo buộc về tiêu chuẩn kép vẫn tiếp tục xảy ra, Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại nhiều hơn trước đây vì nước này đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng từ một Trung Quốc và Nga. Đây là thách thức mà chính Tổng thống Biden đề cập hồi tháng này khi ông cho rằng Mỹ đang đối mặt với một “điểm uốn” trong quan hệ quốc tế.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện tại, các quốc gia dao động – vốn không nghiêng hẳn ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc – có nhiều quyền lực hơn so với thời Chiến tranh Lạnh cũ giữa phương Tây và Liên Xô. Các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Saudi Arabia và Brazil ngày càng có tầm quan trọng về mặt kinh tế. Kết quả là hiện nay tồn tại một thế giới đa cực.
Mỹ cần quan hệ tốt với các nước này một phần vì lý do quân sự nhưng chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Trong bối cảnh đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh, Washington cần các nguồn nguyên liệu thô quan trọng thay thế và các nhà cung cấp hàng hóa sản xuất mới.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan giải thích nguồn sức mạnh chủ chốt của đất nước là “mạng lưới” của các liên minh trên toàn thế giới. Trong khi hầu hết các quốc gia tất nhiên sẽ xác định mối quan hệ của họ với Mỹ trên cơ sở lợi ích cá nhân, thì các giá trị vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Người dân lấy nước sinh hoạt tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 26/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Cuộc chiến Israel-Hamas đã đặt kế hoạch của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabiavà Israel vào thế “bế tắc”. Cuộc xung đột cũng gây ra xích mích mới giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ – một đồng minh của NATO. Đầu tháng 10, Tổng thống Tayyip Erdogan đã nói việc Mỹ di chuyển một tàu sân bay đến gần Israel sẽ dẫn đến một vụ thảm sát ở Gaza.
Ngay cả trước khi bùng phát xung đột, Mỹ cũng không giành được sự ủng hộ của một số quốc gia như Ấn Độ và Nam Phi trong việc lên án Nga. Mỹ có thể còn gặp khó khăn hơn nữa trong việc thu hút các nước đang phát triển trong tương lai.
Đứng trước những rủi ro này, Mỹ cũng đã có những đánh giá và điều chỉnh. Đây có thể là một lý do khiến nước này ngày càng gây áp lực buộc Israel phải tuân theo “luật chiến tranh” – một loạt luật về những gì được phép và không được phép trong một cuộc xung đột – và tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo được chuyển nhiều hơn đến người dân Palestine ở Gaza.
Tuần trước, Tổng thống Biden cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về tầm quan trọng của “con đường hướng tới hòa bình lâu dài giữa người Israel và người Palestine” sau cuộc khủng hoảng.
Theo ông Mustafa Kamal Kazi – cựu Đại sứ Pakistan tại Nga và Iraq, sức ép mà Mỹ đặt lên Israel có thể thuyết phục một số nước rằng Mỹ đang theo đuổi chính sách đối ngoại dựa trên nguyên tắc trong cuộc xung đột ở Gaza. Nhưng những bên khác sẽ coi đó là quá ít, quá muộn – đặc biệt là khi Mỹ cung cấp vũ khí cho Israel và các cuộc chiến tranh kéo dài của nước này ở Afghanistan và Iraq.
Nếu viện trợ đến được Gaza với số lượng đủ để tránh một thảm họa nhân đạo tồi tệ hơn, Tổng thống Biden có thể được ghi nhận. Đạt được tiến bộ về nền hòa bình lâu dài hơn giữa người Israel và người Palestine cũng sẽ thúc đẩy lợi ích của Mỹ và đánh bóng danh tiếng của tổng thống Mỹ.
Nhưng rõ ràng đây là một kết quả khó khả thi. Thủ tướng Netanyahu phản đối giải pháp hai nhà nước. Bên cạnh đó, không rõ ai sẽ cai trị Gaza nếu Israel thành công trong mục tiêu giải tán Hamas. Khó có thể tạo ra một nhà nước khả thi ở Bờ Tây – lãnh thổ khác của người Palestine khi có quá nhiều khu định cư của Israel ở đó.
Gói viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine bị chặn
Các nước Liên minh châu Âu (EU) không thể nhất trí về gói viện trợ tài chính trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine giai đoạn 2024-2027 do bất đồng nội khối.
Lãnh đạo các nước thành viên EU ngày 26/10 nhóm họp thượng đỉnh để thảo luận về xung đột ở Ukraine và tình hình chiến sự Israel-Hamas. Tuy nhiên, phiên họp ngày 26/10 đã kết thúc mà không đạt được thống nhất về gói viện trợ tài chính trị giá 50 tỷ euro (hơn 55 tỷ USD) cho Ukraine giai đoạn 2024-2027.
Các nước EU không thống nhất về gói viện trợ 50 tỷ euro cho Ukraine. Ảnh: RiaNovosti
Politico cho biết, Hungary và Slovakia là hai thành viên phản đối gói viện trợ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố "sự hỗ trợ của EU dành cho Ukraine không có tác dụng gì", còn tân Thủ tướng Robert Fico của Slovakia viện dẫn lo ngại về tình hình tham nhũng ở Ukraine.
Theo Reuters, Thủ tướng Hungary Orban nói nước này chắc chắn sẽ không ủng hộ hoạt động viện trợ bổ sung cho Ukraine trừ khi EU đưa ra được "một đề xuất rất chính đáng". Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia nêu rõ nước này sẽ "chỉ tập trung vào viện trợ nhân đạo".
Viện trợ của EU là một trong những nguồn tài chính quan trọng mà Ukraine trông đợi để trang trải các hoạt động chi tiêu công, tái thiết cơ sở hạ tầng và phân phối nhân đạo, trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
EU cách gần 4 tháng đã yêu cầu các nước thành viên cung cấp thêm 50 tỷ euro hỗ trợ Ukraine trong thời gian 4 năm tới. Gói hỗ trợ gồm 33 tỉ euro trợ giúp tài chính vĩ mô giúp Kiev bổ sung ngân khố quốc gia. Trước đó, năm 2023, EU đã cam kết cấp cho Kiev 18 tỷ euro.
Hôm 25/10, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal kêu gọi quốc tế hỗ trợ khoảng 42 tỷ euro để bù đắp ngân sách thâm hụt thời chiến vào năm 2024. Ông Shmyhal cho biết thêm, toàn bộ ngân sách thời bình của Ukraine đã được phân bổ để sử dụng phục vụ hoạt động phòng thủ.
"Chúng tôi hy vọng chiến sự sẽ kết thúc càng nhanh càng tốt. Chúng tôi không phải là người khởi xướng và Nga có thể chấm dứt nó bất cứ lúc nào", ông Shmyhal nói, đồng thời thừa nhận sự hỗ trợ quốc tế là nguồn quan trọng trong trung hạn để Ukraine chi trả phần lớn chi tiêu ngân sách.
Ukraine đạt mức GDP trước khi chiến sự nổ ra vào khoảng 200 tỷ USD năm 2021. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ủy ban châu Âu (EC), Ukraine sẽ cần tới 411 tỷ USD để tái thiết và phục hồi đất nước sau khi chiến sự kết thúc.
Người Palestine ở Dải Gaza đeo vòng tay nhận dạng để tránh bị chôn trong mộ tập thể Khi cái chết luôn thường trực bất kỳ lúc nào, một số người dân Palestine ở Dải Gaza cho biết họ đang đeo vòng tay nhận dạng, để người thân có thể tìm thấy và để tránh bị chôn trong các ngôi mộ tập thể. Hai con gái của Ali Daba đeo vòng tay để giúp nhận dạng. Ảnh: Reuters Theo hãng tin...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Cảnh báo tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển

Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm một quốc gia châu Phi

Chuyến đi nhiều chủ ý của Tổng thư ký NATO

Thụ tinh nhân tạo sai sót, một phụ nữ vô tình sinh con của người khác

Apple thuê 6 máy bay chở 600 tấn iPhone từ Ấn Độ sang Mỹ

Cháy rừng dữ dội gần Khu phi quân sự liên Triều

Các nước EU nhất trí nới lỏng quy định nạp kho lưu trữ khí đốt

Iran sẽ 'trao cơ hội thực sự' cho các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ tại Oman

Chủ tịch Tập Cận Bình: Không có bên nào thắng trong cuộc chiến thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Bình yên Đất Mũi-Cà Mau
Du lịch
14:56:28 12/04/2025
Diễn viên Văn Báu chuyên vai lãnh đạo công an bất ngờ trở lại màn ảnh ở tuổi 73
Hậu trường phim
14:23:16 12/04/2025
Khán giả nóng mắt khi ca sĩ Britney Spears lại tung video khoả thân
Sao âu mỹ
14:21:36 12/04/2025
Đoạn video 18+ gây sốc của Lisa ở Coachella khiến dân tình nóng mắt
Nhạc quốc tế
14:11:10 12/04/2025
Soi visual dàn Chị Đẹp tổng duyệt concert: Minh Hằng tươi rói sáng bừng, Diệu Nhi lộ dấu hiệu tăng cân
Nhạc việt
14:04:53 12/04/2025
1 sao nam vì bảo vệ Goo Hara khỏi yêu râu xanh nguy hiểm nhất showbiz mà bị netizen mắng chửi suốt 5 năm
Sao châu á
13:30:56 12/04/2025
Lộ video 13 giây khiến HIEUTHUHAI nhận bình phẩm khiếm nhã khắp MXH
Sao việt
13:21:19 12/04/2025
Cây cảnh trồng hàng rào đẹp, phong thủy tốt lành lại chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
Làm đẹp
13:03:37 12/04/2025
Hành trình lạ kỳ của Mai Thanh Rin
Netizen
11:46:33 12/04/2025
Đúng ngày RẰM tháng 3, top 3 con giáp chuyển mình đổi vận, phất lên nhanh chóng
Trắc nghiệm
11:24:15 12/04/2025