Xung điện giúp chữa bệnh như thế nào?
Y học đang ngày càng tiến bộ và một trong những phương pháp tiếp cận mới để điều trị bệnh là sử dụng xung điện.
Shutterstock
Tất cả mọi việc trong hoạt động sống của con người, từ đi bộ đến mơ ước, được kiểm soát hoặc điều chỉnh bởi tín hiệu điện, theo Independent.
Những xung lực nhỏ bé này di chuyển qua hệ thần kinh, truyền đạt thông tin và cho phép đưa ra các quyết định phức tạp. Trung tâm của hoạt động điện là trong não và từ đó các dây thần kinh đâm nhánh ra tất cả các bộ phận của cơ thể.
Luigi Galvani là một trong những nhà khoa học đầu tiên nhận ra rằng điện có thể tham gia vào hoạt động bình thường của sự sống. Ông đã phát hiện ra điều này vào năm 1791 khi ông tiến hành các thí nghiệm trên ếch, dùng điện làm co giật đùi ếch.
Ngày nay, điện tử sinh học là lĩnh vực được nghiên cứu rất tích cực.
Video đang HOT
Phổ biến nhất là máy tạo nhịp tim, một thiết bị được cấy ghép lần đầu tiên vào năm 1958. Bệnh nhân sống còn lâu hơn cả bác sĩ phẫu thuật và kỹ sư đã phát minh ra nó!
Công nghệ này đặc biệt có vai trò quan trọng trong điều trị chấn thương tủy sống.
Một trong những thành tựu lớn là thiết bị điều trị bệnh động kinh kháng thuốc. Thiết bị này do LivaNova sáng chế, đã được sử dụng bởi hơn 100.000 người. Nó giúp ngăn chặn các hoạt động điện bất thường gây ra co giật trong não bằng cách áp dụng xung điện nhỏ trong khoảng thời gian đều đặn 24 giờ mỗi ngày. Những xung này di chuyển lên dây thần kinh phế vị và vào não.
Hơn 40% bệnh nhân được trang bị thiết bị này giảm số lần cơn co giật xuống một nửa. Tuy nhiên, sự kích thích liên tục có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm đau, đau đầu và khó thở, theo Independent.
Dòng điện còn có thể hướng dẫn tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, có thể tăng hoặc giảm nhịp tim mà không cần phải dùng thuốc, chữa bệnh thấp khớp và chữa chứng nghiện đồ có cồn.
Hằng ngày, các nhà khoa học, bác sĩ và kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu nhằm biến giấc mơ của điện sinh học y khoa thành hiện thực. Một mục tiêu đầy hứa hẹn cho các thiết bị mới là dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này, chạy dọc cả hai bên cổ, được kết nối với nhiều cơ quan.
Các bản ghi âm mới được tạo ra từ dây thần kinh phế vị, giải mã được thông tin về hơi thở, là triển vọng để thiết kế các thiết bị điều trị rối loạn hô hấp.
Ngoài ra, các nhà khoa học Anh đang nghiên cứu phục hồi sự kiểm soát bàng quang cho bệnh nhân bị tổn thương tủy sống, bằng cách ghi lại tín hiệu từ dây thần kinh.
Trên thế giới cũng đã có những nỗ lực tạo ra chân tay giả – điều khiển bởi suy nghĩ của bệnh nhân.
Về bản chất, dùng dòng điện có thể kiểm soát toàn bộ cơ thể. Điện có thể không thay thế thuốc thông thường, nhưng trong tương lai không xa, nó chắc chắn sẽ trở thành một liệu pháp điều trị mới, theo Independent.
Theo thanhnien
BV Quận 11 lần đầu đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo đã cứu sống một cụ bà
Thành công trên là động lực để bệnh viện phát huy các thế mạnh về con người, chuyên môn, trang thiết bị để cứu sống được nhiều bệnh nhân tại tuyến quận mà trước nay xem như không thể.
Cụ bà đã được cứu sống trong bệnh cảnh nặng không thể chuyển tuyến trên - BVCC
Ngày 14.11, Bệnh viện (BV) Q.11 TP.HCM, cho biết lần đầu tiên BV thực hiện đặt máy tạo nhịp tim tạm thời đã cứu sống cụ bà N.T.M (81 tuổi, ngụ Q.11) bị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp kèm theo suy tim, rối loạn nhịp nguy hiểm.
Trước đó, cụ bà được người thân đưa vào Khoa Cấp cứu BV Q.11 trong tình trạng khó thở.
Cụ bà được chẩn đoán mắc hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (là tình trạng viêm phổi diễn tiến nhanh và nặng) và suy tim mức độ nặng. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để thở máy.
Trước tình trạng suy tim diễn tiến xấu dần, nhịp tim ngày càng chậm và không thể chuyển tuyến trên can thiệp tim mạch do đang thở máy, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tạm thời qua lòng mạch, giúp phục hồi nhịp tim, đảm bảo sự sống cho bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, nếu không đặt máy tạo nhịp kịp thời, nhịp tim bệnh nhân sẽ rất chậm, làm huyết áp tụt, không đủ tưới máu các cơ quan và bệnh nhân sẽ chết trong bối cảnh suy các cơ quan.
Sau một ngày điều trị, nhịp tim của bệnh nhân hồi phục hoàn toàn. Sau 6 ngày, bệnh nhân được rút máy thở, chuyển khoa trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Đây là trường hợp đầu tiên BV Q.11 triển khai các kỹ thuật hiện đại để điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch, cùng lúc tổn thương nhiều cơ quan.
Máy tạo nhịp có điện cực đặt vào trong buồng tim, máy sẽ tạo xung điện qua điện cực, để kích thích tạo xung điện lên tim, tạo ra nhịp tim. Đồng thời, để điều trị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, bệnh nhân được sử dụng thế hệ máy thở hiện đại, có thể đưa cảm biến vào trong phổi để đo đạc các thông số của phổi, giúp cho các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất.
Theo thanhnien
Người phụ nữ nghèo suy tim nguy kịch, bác sĩ quyên tiền cứu giúp Trước nguy cơ bệnh nhân tử vong do bệnh nặng, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh quyên tiền mua máy tạo nhịp tim, cứu mạng bà. Bà Đoàn Thị Vân, 60 tuổi, ở Hương Khê (Hà Tĩnh) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh do ngất xỉu nhiều lần, khó thở, đau nhiều ở vùng ngực, nhịp...