Xúc tiến đầu tư và Thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Hun Sen đồng chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Thương mại Việt Nam- Campuchia 2019.
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Hun Sen và đoàn đại biểu cấp cao sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng Hội đồng Phát triển Campuchia của Vương quốc Campuchia tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2019 tại Hà Nội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị do thủ tướng hai nước đồng chủ trì với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu đến từ các cơ quan bộ, ngành, địa phương của Việt Nam và Campuchia, các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội hai nước và các cơ quan thông tấn báo chí. Bên lề Hội nghị, có hơn 40 doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày, triển lãm, giới thiệu về công ty và các sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động đầu tư, thương mại của mình đã, đang và mong muốn hiện diện tại Campuchia.
Tại Hội nghị, hai cơ quan quản lý về đầu tư của hai nước là Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam và Hội đồng Phát triển Campuchia đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư làm cơ sở để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ trong công tác thúc đẩy hoạt động đầu tư, giao thương giữa hai bên ngày càng mở rộng và hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Sen truyền tải thông điệp kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, vận tải và logistic, xây dựng và vật liệu xây dựng, giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp. Thủ tướng Hun Sen cho biết chính phủ Campuchia đang nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cơ chế đối thoại chính phủ và doanh nghiệp, cắt giảm các chi phí kinh doanh, xây dựng dự thảo Luật mới về đầu tư và đặc khu kinh tế.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp hai nước đã năng động đầu tư, kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế xã hội mỗi nước, chỉ đạo các bộ ngành hai nước tiếp tục nỗ lực, hoàn thiện các quy định pháp luật, hỗ trợ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước tăng cường sáng tạo, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực. Thủ tướng cũng hoan nghênh các nhà đầu tư Campuchia đến với Việt Nam và yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia thực hiện đầu tư có trách nhiệm, bền vững và đóng góp các mặt kinh tế, xã hội cho đất nước Campuchia.
Các đại biểu dự hội nghị.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến hết tháng 9/2019, có 178 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký đầu tư sang Campuchia với tổng vốn đăng ký là khoảng 2,8 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 5 trong số các quốc gia có đầu tư vào Campuchia. Riêng 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đăng ký đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia đạt 50,4 triệu USD, tăng 49,5% với cùng kỳ năm 2018.
Hoạt động đầu tư của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông – công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến – chế tạo… Trong đó, nhiều dự án đã đi vào hoạt động, có hiệu quả và đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương của Campuchia thông qua việc nộp ngân sách, đóng góp an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, góp phần phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực dự án.
Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 63,7 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tủy sản, tiếp sau là lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ chế biến, chế tạo. Riêng 9 tháng đầu năm, Campuchia đầu tư vào Việt Nam 3,2 triệu USD.
Năm 2018, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam – Campuchia đạt 4,7 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ. Riêng 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt 3,54 tỷ USD, tăng 13,91% so với cùng kỳ năm 2018, hướng đến đạt mục tiêu 5 tỷ USD trước năm 2020.
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Thủ tướng Hun Sen: Lễ hội Bon Om Touk vẫn diễn ra bất chấp nguy cơ đảo chính
Ông Hun Sen kêu gọi người dân cảnh giác, không nên hùa theo các lực lượng phản động, có ý định lật đổ chính phủ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 2/10 tuyên bố, Lễ hội Bon Om Touk kéo dài 3 ngày sẽ vẫn được tổ chức theo kế hoạch bất chấp lời đe dọa của cựu lãnh đạo đối lập lưu vong Sam Rainsy tập hợp hàng triệu người ở Phnom Penh để lật đổ chính phủ.
" Chúng ta sẽ tổ chức lễ hội nước ngày 10/11 như bình thường. Do đó mọi người vẫn sẽ tham gia từ lễ hội ngày 9/11. Dù mực nước trên sông ở Phnom Penh thấp hơn 1m so với mọi năm, chúng ta vẫn tổ chức các cuộc đua thuyền, song song với việc truy bắt những kẻ phản bội" - ông Hun Sen trấn an người dân Campuchia.
" Chúng tuyên bố sẽ lật đổ chính phủ vào ngày 9/11. Đây rõ ràng là một âm mưu đảo chính và Bộ Tư pháp đã vào cuộc. Chúng đang chuẩn bị lực lượng để lật đổ (chính phủ)" - người đứng đầu chính phủ Campuchia cho biết thêm.
Chính phủ Campuchia chính thức thông báo lễ hội nước Bon Om Touk năm nay sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12/11. Đây là sự kiện lớn nhất tại Vương quốc này và hàng triệu người sẽ đổ về Phnom Penh để xem các cuộc đua thuyền và biểu diễn âm nhạc.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định lễ hội nước Bon Om Touk vẫn sẽ diễn ra, bất chấp nguy cơ đảo chính. (Ảnh: Khmer Times)
"Người dân cả nước, xin hãy ủng hộ chính phủ. Các lực lượng của chính phủ đã sẵn sàng hành động. Nếu các người vẫn không sợ và hùa theo bọn chúng, các người sẽ nhận trừng phạt" - ông Hun Sen cảnh báo những người có ý định tham gia cuộc biểu tình.
Thủ tướng Hun Sen cũng kêu gọi tất cả người dân ăn cốm dẹp để thể hiện tình đoàn kết dân tộc trong ngày 9/11. " Trong khi bọn chúng thực hiện chiến dịch lật đổ chính phủ, tôi cũng tiến hành chiến dịch ăn cốm dẹp" - ông ám chỉ mình có được sự ủng hộ của người dân trong nước.
Sam Rainsy, cựu lãnh đạo lưu vong của Đảng Cứu quốc Campuchia (hiện đã bị giải thể), tuyên bố sẽ trở về " khôi phục nền dân chủ và nhân quyền Campuchia" vào ngày 9/11- ngay trước thềm lễ hội nước Bon Om Touk.
Thời gian gần đây, Rainsy phát động một chiến dịch có tên gọi là "9 ngón" nhằm lôi kéo sự ủng hộ cho sự trở lại của nhân vật này vào ngày 9/11. Chiến dịch này được chính phủ Campuchia nhận diện là một âm mưu đảo chính. Ông Hun Sen cảnh báo những người tham gia chiến dịch này sẽ phải đối diện với luật pháp.
" Tôi muốn thông báo cho các bạn rằng bất cứ ai tham gia chiến dịch này đều bị xử lý theo pháp luật. Xin đừng ai tham gia vào cái gọi là chiến dịch 9 ngón" - ông Hun Sen nói.
Rainsy thậm chí còn cáo buộc Quốc vương Norodom Sihamoni là con rối của ông Hun Sen, đồng thời kêu gọi Quốc vương thoái vị. Thủ tướng Hun Sen khẳng định Rainsy không chỉ xúc phạm Quốc vương mà còn có ý định lật đổ chính phủ.
" Chúng không chỉ có kế hoạch bắt giữ tôi, buộc tôi từ chức mà còn dám xấc xược kêu gọi Quốc vương thoái vị. Chúng dám coi Quốc vương là con rối của Hun Sen và xúc phạm Ngài. Do đó, âm mưu của chúng không chỉ là muốn lật đổ tôi, mà còn là thay đổi chế độ quân chủ lập hiến. Đó chính là tội phản quốc" - Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh.
(Nguồn: Khmer Times)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thủ tướng Hun Sen thăm chính thức Việt Nam ngày 4-5/10 Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 4 và 5/10, theo tin từ Bộ Ngoại giao. Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Campuchia thăm chính thức Việt Nam từ ngày 4 đến ngày 5/10. Chuyến thăm diễn...