Xúc động nữ bác sĩ quân y ôm cháu bé chạy bộ đi cấp cứu
Ôm cháu bé chạy trên quãng đường hơn 300 m để đưa vào khu cấp cứu ở Bình Dương, có lúc tưởng như nữ bác sĩ bị ngã gục xuống đường, nhưng chị đã gắng sức vượt lên, ôm cháu bé đã ngất lịm chạy vào bệnh viện.
Bác sĩ Linh ôm cháu bé chạy trên đường. Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Chiều 12.9, ông Nguyễn Hữu Châu, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 P.Thuận An (TP.Thuận An, Bình Dương) xác nhận với PV Thanh Niên , người đã ôm cháu bé chạy hơn 300 m đưa vào bệnh viện cấp cứu là nữ bác sĩ quân y Phạm Khánh Linh (26 tuổi) được Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) điều động chi viện cho Bình Dương chống dịch.
Bác sĩ Linh chăm sóc cháu bé trên thùng xe tải . Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Theo ông Nguyễn Hữu Châu, khoảng 7 giờ 40 cùng ngày, Tổ phản ứng nhanh Covid-19 P.Thuận Giao nhận được thông tin từ trưởng khu phố Bình Thuận 1 (P.Thuận Giao) có hai mẹ con cháu bé 4 tháng tuổi ở nhà trọ cầu cứu cần được hỗ trợ y tế.
Ngay lập tức, nữ bác sĩ quân y Phạm Khánh Linh được điều xuống hiện trường để hỗ trợ. Sau khi thăm khám, cháu bé có tình trạng khó thở, bỏ bú nhiều ngày, test nhanh âm tính với Covid-19.
Nữ bác sĩ chạy trên quãng đường hơn 300 m . Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Video đang HOT
Chia sẻ với PV, bác sĩ Linh cho biết: “Khi tôi đến nhà trọ, cháu bé đã có biểu hiện ý thức lơ mơ, suy hô hấp, bụng trướng… Xác định tình trạng nguy kịch của cháu nên tôi đã yêu cầu hỗ trợ xe cấp cứu để đưa đến bệnh viện nhanh nhất và gần nhất để cấp cứu”, bác sĩ Linh nói.
Tuy nhiên, thời điểm này các xe cấp cứu trong khu vực đều đã chở bệnh nhân đi các nơi, chỉ có chiếc xe tải của tình nguyện viên ở gần hiện trường nhất nên bác sĩ Linh quyết định đưa bình ô xy và cháu bé lên xe tải để đến bệnh viện.
Xin hãy cứu con tôi!
Trên quãng đường đưa cháu bé đi cấp cứu, bác sĩ Linh liên tục có các thao tác cấp cứu cho cháu bé. Mẹ cháu bé ngồi trên thùng xe nét mặt vô cùng hoảng loạn.
Khi cháu bé được đến khu Bệnh viện quốc tế Becamex (TP.Thuận An, Bình Dương), do chưa thông thuộc các khu vực trong bệnh viện nên bác sĩ và tình nguyện viên đã dừng xe nhầm ở cổng phụ đang bị khóa.
Khi đến bệnh viện, nữ bác sĩ gần như mệt lả . Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Lúc này, bác sĩ Linh cũng ẵm cháu bé từ trên thùng xe tải nhảy xuống nhưng không vào được bên trong cổng phụ. Bác sĩ Linh tức tốc ôm cháu bé chạy tiếp hàng trăm mét để đến cổng chính đưa cháu bé vào khu cấp cứu, trong khi mẹ cháu bé và cũng chạy theo để hỗ trợ. Mẹ cháu bé vừa chạy vừa khóc “Xin hãy cứu con tôi!”.
Quãng đường vào khu cấp cứu gập ghềnh, ẵm cháu bé nằm bất động trên tay, vừa chạy, bác sĩ Linh vừa nói: “Gọi cấp cứu hỗ trợ…”. Trong mỗi bước chạy gấp gáp trên đường, có lúc tưởng như chị gục ngã. Nhưng không, chị lại tiếp tục ôm cháu bé chạy vào bên trong khu cấp cứu bằng những bước chân mạnh mẽ, kiên cường.
Sau khi được các y, bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Becamex hỗ trợ đưa vào phòng bệnh cấp cứu cho cháu bé. Bác sĩ Linh đứng ở ngoài chờ thông tin tình hình bệnh tình của cháu bé được một hồi lâu thì chị có điện thoại. Lại có một ca cấp cứu khác đang chờ.
Rời bệnh viện trên chiếc xe tải tình nguyện, bác sĩ Linh buồn bã vì tình hình của cháu bé tiên lượng rất xấu. “Lúc đưa cháu vào bệnh viện, chúng tôi đã cố gắng hô hấp cho cháu nhưng lúc này gần như cháu không còn thở nữa…”, bác sĩ Linh nói trong nước mắt.
Trao đổi với PV, bác sĩ, đại tá Lê Hữu Thăng, Chỉ huy lực lượng Quân y Học viện Quân y chi viện cho Bình Dương, nói: “Chúng tôi được cử vào đây toàn là các bác sĩ nội trú, có trình độ chuyên môn tốt, tinh thần cũng rất tốt. Chúng tôi cũng xác định với tinh thần cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, hỗ trợ cho Bình Dương chống chống dịch mà không hề lo ngại khó khăn, gian khổ”.
Bác sĩ Linh ôm cháu bé trong chạy đến khu cấp cứu . Ảnh ĐỖ TRƯỜNG
Chiều cùng ngày (12.9), PV nhận được thông tin cháu bé đã không qua khỏi. Ông Nguyễn Hữu Châu, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 P.Thuận Giao cho biết sẽ đến bệnh viện và nhà trọ để hỗ trợ, thăm hỏi, động viên tinh thần gia đình cháu bé.
Cùng với lực lượng y tế tại địa phương, các y bác sĩ được các bộ, ngành và các tỉnh thành trong cả nước chi viện cho Bình Dương vẫn đang cố gắng không biết mệt mỏi để giành lại sự sống cho người dân từ tay tử thần Covid-19.
Dạ dày, lách chui lên lồng ngực bé gái
Bé gái 13 tháng tuổi, nhập viện Sản nhi Bắc Giang trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, tiên lượng nguy kịch do thoát vị hoành trái lỗ lớn.
Bác sĩ kiểm tra thấy bụng trẻ không chướng, sờ mềm, thành ngực di động kém, mạch nhanh khó bắt. Kết quả chụp X-quang không thấy bóng hơi dạ dày ở dưới ổ bụng mà lại thấy bóng hơi dạ dày bất thường ở vị trí của phổi trái và đẩy lệch tim sang bên phải.
Các bác sĩ Khoa Ngoại, Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức đã hội chẩn liên khoa, chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp độ III, thoát vị hoành trái lỗ lớn tiên lượng rất nặng, chỉ định mổ cấp cứu. Lúc này, độ bão hòa oxy trong máu của bé chỉ đạt 87%, phải thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, truyền dịch, duy trì an thần.
Bác sĩ Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, ngày 6/8, cho biết thoát vị hoành là bệnh hiếm gặp, phức tạp. Nếu không có kinh nghiệm, bệnh dễ bị chẩn đoán với một số bệnh khác như tràn khí màng phổi hoặc kén khí phổi. "Riêng trường hợp này đang rất nguy kịch, nếu chỉ chậm trễ một chút sẽ dẫn đến tử vong", bác sĩ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, "ca phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn", bác sĩ Nguyễn Văn Trà Phó Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức nói. Để gây mê, kíp phải kiểm soát sát huyết động, dịch truyền, nhất là việc đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm và đặt Catheter động mạch, liên tục theo dõi và điều chỉnh lượng dịch thích hợp khi trẻ đang bị mất nước, sốc chèn ép tim.
Trong phẫu thuật, bác sĩ còn phát hiện toàn bộ dạ dày, một số quai ruột bao gồm đại tràng ngang và lách đều chui qua lỗ thoát vị bên trái lên thành ngực chèn ép, làm xẹp phổi trái, đẩy tim lệch nghiêng sang phải, khiến trẻ bị suy hô hấp rất nặng, nguy cơ xoắn cuống tim.
"Để cứu bệnh nhi, kíp tiến hành đưa các tạng thoát tạng thoát vị trở lại ổ bụng, tạo vạt cơ hoành, khâu lại lỗ thoát vị ở cơ hoành và đặt ống dẫn lưu màng phổi", bác sĩ Phạm Văn Đại, Trưởng Khoa Ngoại, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi thông tin thêm.
Sau hai tiếng, bệnh nhi qua cơn nguy kịch, chuyển về Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc để tiếp tục điều trị.
Hai ngày sau, bệnh nhi tỉnh, được chuyển sang thở oxy mask và ăn qua sonde dạ dày. Hiện, sức khoẻ của trẻ ổn định sau 9 ngày phẫu thuật. Dự kiến, trẻ sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Kíp bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi bị thoát vị hoành lỗ lớn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Thoát vị hoành là bệnh lý tổn thương của cơ hoành khiến các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan, lách chui lên lồng ngực qua lỗ thoát vị. Ở trẻ nhỏ, thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh tức là khi sinh ra trẻ đã bị khiếm khuyết ở cơ hoành và có những biểu hiện của thoát vị hoành như suy hô hấp...
Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường gặp với tỷ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỷ lệ tử vong 30 đến 50%. Trẻ có triệu chứng suy hô hấp ngay sau sinh, khó thở, tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng... Trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ mang thai tháng 5 trở đi nên siêu âm, sớm phát hiện bệnh lý để phẫu thuật sớm sau sinh. Nếu không chẩn đoán và can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao.
Trường hợp thoát vị hoành không phải bệnh lý bẩm sinh tức là khi sinh ra cơ hoành của trẻ vẫn được hình thành nhưng do khiếm khuyết mạch máu nuôi dưỡng nên cơ hoành bị thiểu sản, mỏng như lớp màng. Lớp màng này vẫn có khả năng ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng nhưng trong quá trình phát triển của trẻ, cơ hoành không dày lên. Do đó, mỗi khi trẻ gắng sức như ho hoặc khóc to thì áp lực giữa ổ bụng với lồng ngực lại thay đổi, lớp cơ hoành mỏng này bị rách khiến ruột và các tạng khác như dạ dày, lách chui lên lồng ngực từng chút một. Qua mỗi lần trẻ hô hấp thì các tạng này lại càng chui lên lồng ngực qua lỗ thoát vị và bị mắc lại không xuống ổ bụng, dần dần khiến trẻ suy hô hấp rất nặng.
Do đó, gia đình cần theo dõi sức khỏe, chú ý đến cách hô hấp của trẻ. Nếu phát hiện bất thường cần đưa đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời.
"Bệnh viện cứ mổ đi, tôi đảm bảo máu không thiếu!" Lúc 13h45 phút, ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận đã tiếp nhận một ca tai nạn giao thông khá đặc biệt mà bệnh nhân là một học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh. Người đưa em vào viện cấp cứu lại chính là thầy giáo Võ Văn Cư hiện đang dạy em ở trường. Thầy...