Xúc động hình ảnh 2 nữ điều dưỡng sốc nhiệt khi đang chăm bệnh nhân Covid-19
Hình ảnh hai nữ nhân viên y tế bị sốc nhiệt trong lúc chăm bệnh nhân Covid-19 khi TP.HCM trở lại “bình thường mới” khiến nhiều người xúc động.
Ai nấy đều mong đội ngũ chống dịch luôn khỏe mạnh để tiếp tục cống hiến, đẩy lùi Covid-19.
Sinh nhật đặc biệt
Theo tìm hiểu của Thanh Niên , hai nữ nhân viên y tế được dân mạng chia sẻ là điều dưỡng Nguyễn Thị Ngọc Bích (khoa gây mê – hồi sức) và điều dưỡng Đỗ Thị Phương Anh (24 tuổi, khoa hồi sức tích cực) ở Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM. Sức khỏe của hai nữ điều dưỡng hiện ổn định và họ đã quay lại chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
Chị Phương Anh (người ngồi, ảnh trái), chị Ngọc Bích (người nằm, ảnh phải) sốc nhiệt khi chăm sóc F0. ẢNH NVCC
Chị Bích kể chiều đó, đang tham gia cấp cứu người bệnh giường số 23, chị cảm thấy chóng mặt, ù tai. Nhưng do phải cấp cứu tiếp người bệnh giường số 26 nên chị vẫn cố gắng làm việc. Sau khi đặt lại nội khí quản cho người bệnh, chị ngất đi. “Trùng hợp hôm đó cũng là sinh nhật của tôi. Do tôi làm ca chiều nên cũng không dự định tổ chức gì cả. Tuy nhiên, các em ở trong tổ cũng có tổ chức cho, đó là ngày sinh nhật đáng nhớ”, chị chia sẻ.
Chị Phương Anh tham gia chống dịch từ ngày 22.7
Chị Bích tham gia chống dịch từ ngày 31.7 tại khu điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Đến ngày 6.8, chị được chuyển qua Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 BV Đại học Y TP.HCM (UCICC).
“Như mọi người đã biết khi chăm sóc người bệnh mắc Covid-19 nguy cơ nhiễm rất cao. Dù thời tiết nóng vẫn phải mặc đồ bảo hộ trong suốt thời gian chăm sóc. Làm nhiệm vụ chống dịch có những khó khăn như vậy, nhưng tôi cũng có động lực vượt qua khi nhìn thấy những người mắc Covid-19 khỏi bệnh, được xuất viện. Mong muốn hiện tại của tôi là được cải tạo lại nơi làm việc, vì buổi trưa nhiệt độ tăng cao cả người bệnh và nhân viên y tế đều không chịu nổi cái nóng. BV cũng đang cho lắp đặt hệ thống máy lạnh để tạo điều kiện làm việc cho mọi người”, chị Bích chia sẻ.
Mong mọi người đừng quên 5K
Nói về “sự cố” ngày hôm đó, chị Phương Anh cho biết chị làm ca sáng. Gần hết ca trực, chị không thở được, các đồng nghiệp có khuyên ra ngoài nghỉ ngơi, nhưng bệnh nhân đang trở nặng nên chị cố gắng ở lại. Một lúc sau, chị không thể điều khiển cơ thể mình, không thở được, các cơ co cứng lại nên chị được đồng nghiệp đỡ ra ngoài, cởi đồ bảo hộ và tiến hành cấp cứu.
Chị Phương Anh tham gia chống dịch từ ngày 22.7 với công việc chính là chăm sóc người mắc Covid-19, đặc biệt là những người bệnh nặng, phải thở máy. BV dã chiến dựng lên tạm thời, không thể có vật tư đầy đủ nên môi trường làm việc cũng có những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, trung tâm điều dưỡng dựng bằng những tấm tôn nên rất nóng, nhân viên y tế dễ bị ảnh hưởng từ nhiệt độ ngoài trời.
“Hiện tại tôi đã khỏe và quay trở lại làm việc bình thường. Tham gia chống dịch tôi cũng thường xuyên liên lạc với bố mẹ ở quê nhà Đắk Lắk để họ yên tâm. Mong muốn của tôi cùng các đồng nghiệp khác là những bệnh nhân không may mắc Covid-19 sẽ hồi phục, khỏe mạnh trở lại. Hy vọng mọi người có ý thức bảo vệ bản thân và những người xung quanh, chấp hành các quy định phòng dịch của nhà nước”, chị Phương Anh tâm tình.
PGS-TS-BS Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học đào tạo, BV ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết rất xúc động khi nhìn thấy hai nữ nhân viên y tế bị sốc nhiệt trong lúc thực hiện nhiệm vụ. BS Khôi cho hay thời gian dài chống dịch, mọi người đã cùng nhau trải qua nhiều khó khăn, giờ bị sốc nhiệt là “sự cố” dù không quá nặng nề, nhưng cũng cảnh báo sức lực của nhân viên y tế đã đến giới hạn.
TP.HCM đã qua đỉnh dịch, tuy nhiên BS Khôi mong mọi người phải thực hiện 5K, ai chưa tiêm vắc xin sẽ tiêm sớm để số người mắc, ca bệnh nặng sẽ giảm khi đó nhân viên y tế đỡ vất vả. “Với Bích, dù không đứng lớp dạy điều dưỡng nhưng tôi coi như học trò, đi cùng nhau 13 năm nay. Sau khi bị sốc nhiệt, Bích đã nhanh chóng lấy lại sức khỏe, vui vẻ. Hơn 5 tháng chống dịch cũng đưa TP.HCM trở lại bình thường, dù vậy không có nghĩa giờ cứ sống như lúc chưa có dịch. Tôi mong người dân hãy trân trọng giá trị cuộc sống bình thường mới bởi nó được đánh đổi bằng nước mắt, máu, thậm chí là tính mạng của nhân viên y tế”, BS Khôi tâm tình.
Gánh nặng hậu Covid-19: Bệnh nhân Covid-19, nhắm mắt cứ thấy người khác tới gọi đi
Nhiều bệnh nhân dù đã khỏi bệnh Covid-19 nhưng sau đó vẫn phải nhập viện để điều trị do tinh thần lo sợ, sa sút bởi ám ảnh về những cái chết xảy ra trước mắt...
Trưa 5.10, bà N.T.Ch (68 tuổi) được điều dưỡng Khoa Hồi sức và phục hồi chức năng (HS-PHCN) cho bệnh nhân (BN) sau điều trị Covid-19, Bệnh viện (BV) Thống Nhất TP.HCM thông báo chiều cùng ngày sẽ được xuất viện vì đã hồi phục. Bà Ch. tươi cười cảm ơn điều dưỡng và nói mẹ con bà thuê xe đi một mạch về Đồng Tháp, không ghé bất cứ đâu ở TP.HCM vì đã quá sợ. Bà Ch. là một trong những BN đầu tiên của Khoa HS-PHCN cho BN sau điều trị Covid-19 ở BV này.
Covid-19 sáng 13.10: Cả nước 846.230 ca nhiễm, 786.095 ca khỏi | Đường sắt mở bán vé tàu Tết
Cứ nhắm mắt là thấy người chết
Bà Ch. nhớ lại, đầu năm 2021 bà từ Đồng Tháp lên TP.HCM nuôi con gái sinh. Đến ngày 5.8, bà được phát hiện nhiễm Covid-19 và 5 ngày sau thì được chuyển vào BV Q.Gò Vấp.
Biết mẹ nhập viện, anh L.S.C (28 tuổi, con trai bà Ch.) đang làm việc ở TP.HCM đến BV xin vào chăm sóc mẹ và rồi anh cũng nhiễm Covid-19, nhưng triệu chứng rất nhẹ. Theo lời anh C., khi mẹ anh chuyển nặng thì được đưa lên khu hồi sức thở ô xy cao tầng BV Gò Vấp. Anh hướng dẫn mẹ gắng hít sâu để thở. "Vừa động viên mẹ gắng thở, tôi vừa vuốt lưng năn nỉ mẹ cố lên để sống, vừa quạt để tiếp sức, khi SpO 2 lên 93%, tôi nhẹ người", anh C. nói.
Bà Ch. sau 20 ngày điều trị hậu Covid-19, sức khỏe đã hồi phục, tinh thần phấn chấn hơn
Còn bà Ch. nhớ như in: "Không biết vì sao lúc đó đang bệnh nhẹ bỗng trở nặng, liệt hết nửa thân người dưới, 3 đêm liền tôi không ngủ được, tôi bỏ ăn và suy sụp luôn. Cứ nhắm mắt thì thấy vật gì đó màu đen và thấy toàn người chết. Tôi cũng nghĩ là chết rồi, chỉ còn 1% sống, phải giành giật hơi thở từng chút, từng chút, ráng hít sâu để thở, đau lắm. Nó như đu sợi dây chỉ 3 ngày. Tôi vái trời phật, nếu cho tôi đi theo ông bà thì xin được chết nhẹ nhàng. Khi tưởng như không qua khỏi, tôi nói lời trăn trối với người con trai: Ráng sống và ở lại nghe, mẹ đi trước, mẹ hết cầm cự nổi rồi".
Anh L.S.C tiếp lời mẹ: "Chỗ mẹ nằm chung nhiều người lớn tuổi lại bị bệnh nền, nhiễm Covid-19 nặng và nhiều người lần lượt ra đi trước mặt mẹ. Tâm lý mẹ lại càng thêm suy sụp, ngày càng kiệt quệ. Tôi điện thoại cho dì, anh em nói mẹ khó qua khỏi vì SpO 2 có lúc xuống còn 50%, ai cũng khóc". Thấy mẹ mình trong tình cảnh như hết hy vọng, anh khóc năn nỉ: "Mẹ ơi, mẹ cố vượt qua và khỏe lại để về với gia đình, với cháu và cưới vợ cho con". Nhìn đứa con trai như thế, bà Ch. tự nhủ lòng ráng cố gắng để sống.
Tôi nghĩ, nếu mắc Covid-19 mà không có người thân bên cạnh thì cơ hội sống sẽ rất thấp. Anh L.S.C
Bà Ch. vừa nói, vừa cười hiền: "Tôi coi trong sách số, tôi chết người ta đưa tiễn đông lắm, còn bây giờ chết một mình buồn thiu, sợ lắm". Bà chỉ tay về hướng người con trai đang ngồi, bảo: "Không có nó tôi chết rồi!".
Còn con trai bà Ch. tâm sự: "Cái chính là mẹ cố gắng, còn tôi chỉ là người níu kéo mẹ ở lại. Tôi nghĩ, nếu mắc Covid-19 mà không có người thân bên cạnh thì cơ hội sống sẽ rất thấp, vì ngày tôi vào viện, mẹ nằm ngay đơ, ốm nhom, nói chuyện không nghe được, còn nay thì nhà báo thấy đó, da dẻ bà hồng hào trở lại".
Ông H. mong khỏi bệnh để về với con cháu. Ảnh DUY TÍNH
Ngày 12.10: Thông báo 93 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành
"Tới đây là hết chết, yên tâm"
Được sự động viên của bác sĩ và con trai, nên bà Ch. ngủ được, sức khỏe dần hồi phục, vượt cửa tử. 35 ngày nằm ở BV Q.Gò Vấp, dù xét nghiệm Covid-19 âm tính nhưng khi xuất viện bà Ch. không thể đi lại bình thường, vẫn ám ảnh cảnh nhiều người ra đi trước mắt nên chưa thể ổn định để về nhà. Người con trai đưa mẹ đến Khoa HS-PHCN cho BN sau điều trị Covid-19, BV Thống Nhất. Khi bà Ch. vừa bước vào cửa phòng bệnh, một BN động viên: "Tới đây là hết chết rồi, yên tâm". Nghe được câu này, bà Ch. như được tiếp thêm động lực.
Sau 20 ngày nằm ở BV Thống Nhất, bà Ch. tâm sự với chúng tôi: "Ở đây được chăm sóc rất kỹ, được chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tại giường; được tập thở, châm cứu tại giường, lại thêm nhiều thuốc men, nhân viên y tế dễ thương. Tôi thấy mỗi ngày một khỏe lên, tôi hồi phục 60 - 70% so với ban đầu và đã cai được ô xy mấy ngày, tôi vui lắm".
Hai mẹ con bà Ch. tự tin thả tim làm dáng trước ống kính của PV với niềm vui vì đã vượt qua cửa tử, được trở về nhà. Buổi chiều của ngày thứ 57 kể từ lúc nhập viện, bà Ch. xuất viện, bà đi một mạch về quê mà không ghé thăm con cháu, bà bảo: "Sợ quá rồi!".
Vi rút như kẻ thù vô hình
Ở đối diện phòng bà Ch., trên giường bệnh ông N.K.H (78 tuổi, ngụ H.Hóc Môn, TP.HCM) ngủ sâu và tiếng thở nặng nề, kéo dài nghe rõ mồn một. Con gái ông H. cho biết từ lúc hết nhiễm Covid-19 đến nay, ông không ngủ về đêm mà cứ đi loanh quanh trong phòng, ban ngày ngủ được vài tiếng.
Con gái ông H. kể ba mình mắc Covid-19 từ cuối tháng 8, nhưng điều trị ở nhà và khỏi bệnh vào giữa tháng 9. Ông còn có bệnh lý cao huyết áp, suy thận, tai biến nên việc ông khỏi Covid-19 là kỳ tích. Nhưng khi khỏi bệnh thì ông khác hẳn so với trước, yếu dần, bỏ ăn uống, rơi vào mê sảng, nên gia đình đưa đến BV Thống Nhất.
"Ông ngủ hay nói mớ và mơ về những điều tồi tệ xảy ra với mình, nghĩ có người ra đi, xong họ tới đưa ông đi. Thế là ông hoảng loạn, chân tay bứt rứt nhưng không biết đau ở đâu, người uể oải, bụng thì khó chịu", con gái ông H. kể lại. Sau 8 ngày tập vật lý trị liệu, uống thuốc, ông H. ngủ được hơn một chút, nhưng ban đêm vẫn thức suốt.
Ngủ được mươi phút, ông H. thức dậy, con gái dìu đi vệ sinh, với dáng vẻ uể oải. Chúng tôi hỏi nguyên nhân vì sao ông lại bỏ ăn, bỏ uống và mất ngủ như vậy? Ông trả lời: "Cái bệnh quái ác quá!".
Rồi ông kể lịch sử cuộc đời đã đi chiến đấu trên nhiều chiến trường từ bắc tới nam. Ông bảo trên chiến trường mỗi người một cây súng, ông thấy địch để bắn, còn con vi rút như sốt rét, Covid-19 mà ông từng trải qua, nó giống như kẻ thù vô hình, nó loanh quanh trong người khó chữa, nó khiến ông đau đầu, đau mình, ăn uống không được. Ngồi chừng 3 phút thì ông mệt nên kêu con gái đỡ nằm xuống giường. Cô con gái khuyên ba cố lên để mau được về nhà. Ông bảo mong hết bệnh để về gặp con, cháu.
Ông H. lại nằm lơ mơ không ngủ được, mệt mỏi. Con gái ông cho biết: "Trước khi nhiễm Covid-19, ông cũng hơi yếu, nhưng bây giờ thì yếu quá. Nhà báo hỏi chuyện này thì ông lại nói vu vơ chuyện khác...". (còn tiếp)
Giống như khoa điều trị bệnh nhân Covid-19
Ở Khoa HS-PHCN cho BN sau điều trị Covid-19 BV Thống Nhất, quy trình phòng chống nhiễm khuẩn giống y như một khoa điều trị BN Covid-19. PV muốn vào phòng BN, điều dưỡng trưởng đích thân hướng dẫn mặc đồ bảo hộ và loại đồ cấp 4, mang 2 lớp găng tay. Điều dưỡng trưởng dặn dò PV cách thay bảo hộ an toàn và đi ra phòng thay đồ theo quy trình một chiều. Sau gần 3 giờ mặc bảo hộ, PV chảy mồ hôi ướt như tắm, ngứa. Thế nhưng, các y bác sĩ phải mặc bảo hộ cả buổi, thậm chí cả ngày!
Nữ điều dưỡng viện Nhiệt đới: 'Hồi hộp không biết tiếp theo mình có nhiễm' Cứ 3 ngày được lấy mẫu xét nghiệm nCoV một lần, điều dưỡng Phạm Thúy Hạnh, 41 tuổi, làm việc tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đều hồi hộp sợ nhận kết quả dương tính. Chị Hạnh tham gia chăm sóc bệnh nhân Covid-19 từ năm ngoái. Những ngày qua Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ...