Xúc động đêm tái hiện lịch sử “Hùng thiêng đất mẹ”
Tối 18/7, tại Quảng trường thị xã Quảng Trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tỉnh Quảng Trị đã trọng thể tổ chức chương trình “Hùng thiêng đất mẹ” nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh, liệt sĩ.
Thực hiện video: Văn Lịnh
Tham dự chương trình có ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ông Lê Hữu Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị cùng đoàn công tác của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Trị, các đơn vị vũ trang, các mẹ VNAH, cựu chiến binh và đông đảo nhân dân địa phương.
Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc chương trình “Hùng thiêng đất mẹ”
Ông Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương (bìa trái) và ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến dự chương trình…
…và trao quà cho các hộ gia đình chính sách, có công với cách mạng
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Trung ương cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị
Mảnh đất thị xã Quảng Trị với nhiều địa danh lịch sử: Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị – nơi đã diễn ra trận chiến 81 ngày đêm khốc liệt, “mùa Hè rực lửa” 1972. Trong những năm tháng chiến tranh, đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng anh dũng ngã xuống trên mảnh đất này.
Hướng đến kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7, chương trình “Hùng thiêng đất mẹ” được tổ chức nhằm tôn vinh, tri ân công lao to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương, bệnh binh, những người có công với cách mạng.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Quảng Trị được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong những năm chiến tranh, quân và dân Quảng Trị đã chiến đấu kiên cường, góp phần đem lại sự thắng lợi to lớn, thống nhất non sông. Tại mảnh đất này, có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Hàng ngàn người dân Quảng Trị đã đến tri ân, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại mảnh đất Quảng Trị trong đêm tái hiện lịch sử “Hùng thiêng đất mẹ”
Nhiều năm qua, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cuộc sống cho các mẹ VNAH, các cựu chiến binh, các gia đình có công với cách mạng, nhằm xoa dịu nỗi đau do chiến tranh để lại, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Video đang HOT
Mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các gia đình chính sách, có công với cách mạng. Tôi mong rằng, thời gian tới đồng bào và chiến sĩ cả nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác đền ơn đáp nghĩa, tích cực chăm lo đến cuộc sống của các mẹ VNAH, các cựu chiến binh, các gia đình có công với cách mạng để tri ân sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Tái hiện lại một thời lịch sử hào hùng
Chương trình “Hùng thiêng đất mẹ” được mở đầu bằng việc tái hiện lại cảnh bộ đội ta vượt sông Thạch Hãn để tiến vào chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị giữa làn bom đạn của kẻ thù. Tiếp đó là ba chương với các chủ đề: Đất mẹ anh hùng, sự hy sinh, trọn nghĩa vẹn tình… do các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật trong nước biểu diễn.
Trong chương trình, khán giả được giao lưu và chia sẻ với một số nhân chứng lịch sử về những ngày đêm khói lửa ở thành cổ Quảng Trị.
Bên cạnh ý nghĩa tri ân các vị anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh, chương trình “Hùng thiêng đất mẹ” còn góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc cho các thế hệ trẻ mai sau.
Vượt hàng trăm ki-lô-mét vào Quảng Trị, cựu chiến binh Đào Văn Phê, thành viên Ban liên lạc Tiểu đoàn K3-Tam Đảo, chia sẻ: “Tôi rất xúc động khi được trở lại mảnh đất trước đây tôi cùng đồng đội đã tham gia chiến đấu. Trên mảnh đất đau thương này, đã có hàng trăm đồng đội của tôi đã anh dũng ngã xuống. Trong số đó, hiện có khoảng gần 200 người chưa tìm thấy hài cốt.
Rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh tái hiện lại lịch sử về một thời chiến tranh ác liệt
Trước đó, đoàn công tác của Trung ương cũng đã đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị, hiện đang yên nghỉ tại 2 Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn và đường 9. Tại những nơi này, đoàn đã kính cẩn dâng hương trước anh linh các liệt sĩ.
Thiếu tướng Phạm Văn Miên, Tổng biên tập Báo Công an nhân dân và Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân cùng đoàn đại biểu Trung ương và lãnh đạo địa phương về dự chương trình truyền hình trực tiếp “Hùng thiêng đất mẹ”
Nhân dịp này, các ngân hàng thương mại hỗ trợ 100 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác an sinh xã hội. Số tiền này dành để xây nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn và các hộ nghèo; xây dựng các công trình y tế, giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe các thương bệnh binh và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, sẽ dành một phần kinh phí tiếp tục tôn tạo, nâng cấp Thành cổ Quảng Trị, khu di tích đôi bờ Hiền Lương và xây dựng một nhà tưởng niệm cho những người lính đã hy sinh tại cao điểm 689, Khe Sanh, Quảng Trị.
Đăng Đức – Đặng Tài
Theo Dantri
Quảng Trị: Nhiều hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Rất nhiều hoạt động tri ân các anh hùng, liệt sĩ được tổ chức tại "mảnh đất thiêng" Quảng Trị vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày thương binh, liệt sĩ.
Ngày 17/7, ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bi thư Trung ương Đang, Trương Ban Tuyên giao Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương, tỉnh Quảng Trị đã tham dự Lễ khánh thành Tượng đài chiến thắng Cửa Việt, huyện Triệu Phong nhân Kỷ niệm 68 năm Ngày thương binh, liệt sĩ
Công trình có diện tích 8.000m2, được khởi công vào năm 2012, tại vị trí liền kề giữa bờ Nam và bờ Bắc Cửa Việt. Tượng đài chiến thắng Cửa Việt được xây dựng với các hạng mục: phần tượng đài, công viên và các công trình phụ trợ, với tổng kinh phí xây dựng 30 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...
Các vị đại biểu cắt băng khánh thành Tượng đài chiến thắng Cửa Việt
Khánh thành Tượng đài chiến thắng Cửa Việt
Đây là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của các lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Triệu Phong, làm nên chiến thắng Cửa Việt năm 1973, đập tan âm mưu của Mỹ - Ngụy.
Đồng thời, Tượng đài chiến thắng Cửa Việt cũng thể hiện tấm lòng tri ân của các thế hệ hôm nay đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Cưa Viêt la môt quân cang chiên lươc, la môt đâu môi giao thông đương thuy quan trong va co vi tri hêt sưc quan trong trong cuôc chiên giưa ta va đich. Đôi vơi quân ta, Cưa Viêt la ban đap phat triên tân công mơ rông vung giai phong vê phia Nam, la căn cư trung chuyên hâu cân trong yêu cho cac đơn vi đong ơ phia Đông phong tuyên Thach Han.
Với vị trí trọng yếu của Cửa Việt, đich luôn âm mưu tai chiêm vi tri nay. Ngay 25/1/1973, đich mơ man chiên dich và huy đông lưc lương, vu khi quyêt tai chiêm Cưa Viêt trươc khi Hiêp đinh Paris co hiêu lưc vao ngay 28/1.
Tuy nhiên, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cương. Sau nhiêu ngay diên ra ac liêt, giăng co, đên trưa ngay 31/1/1973, trân đanh kết thúc, vi tri Cưa Viêt đươc bô đôi ta giư vưng an toan. Chiến thắng Cửa Việt đã góp phần quan trọng để quân và dân ta tiến lên giành chiến thắng cuối cùng.
Ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương, tỉnh Quảng Trị viếng các anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ
Dâng hương tại đài chính trong Thành Cổ
Trước đó, đoàn công tác của Trung ương do ông Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương dẫn đầu cũng đã đến dâng hương, dâng hoa và tham gia lễ cầu siêu tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị - nơi đã diễn ra trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, "mùa Hè đỏ lửa" 1972.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh dâng hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Đoàn công tác thăm một số di tích tại Thành cổ
Tiếp đó, đoàn công tác của Trung ương cũng đã thả hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ trên sông Thạch Hãn. Trong những năm chiến tranh ác liệt, đã có hàng vạn cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong quá trình vượt sông Thạch Hãn để vào chiếm đóng tại Thành Cổ.
Tác giả Lê Bá Dương, một cựu chiến binh từng tham gia trận chiến Thành cổ đã cảm tác những dòng thơ đẫm nước mắt:
Đò lên Thạch Hãn, ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Sông Thạch Hãn đã nhuộm thắm máu xương của các anh hùng, liệt sĩ để cho đất nước được thống nhất, hòa bình, phát triển như hôm nay.
Tổng Biên tập Báo Dân trí Phạm Huy Hoàn và Thiếu tướng Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập báo Quân đội nhân dân dâng hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Quảng Trị những ngày tháng 7 lại trào dâng bao cảm xúc, từng dòng người trở về "mảnh đất thiêng" để tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc, đất nước mãi trường tồn.
Đăng Đức
Theo Dantri
Trung tướng Hữu Ước: "Nghề báo là nghề trên pháp trường trắng" Trung tương, nha bao Hưu Ươc- nguyên Tông biên tâp Bao Công an nhân dân- chia sẻ: "Chung tôi thường gọi nghê bao la "nghê trên phap trương trăng", phia trươc la môt chiên trương không co cai gi ca, nhưng vao đo thi phai nhao lôn, ta xung hưu đôt mơi ra đươc tác phẩm hay". Trung tương Hưu Ươc. Găp gơ...