Xúc động con trai hiến gan cứu mẹ
“Mẹ con sao rồi ba?” là câu nói đầu tiên của bệnh nhân Diệp Hữu Lộc (22 tuổi) khi tỉnh lại và được gặp ba. Gương mặt con toát lên vẻ tự hào của một người con trai đã góp phần giúp mẹ kéo dài thêm sự sống.
Hôm qua là một ngày mới, ngày mà ông Diệp Bảo Hà, 53 tuổi, giải tỏa được tất cả những hồi hộp, lo lắng đè nặng suốt gần một ngày qua khi chờ đợi kết quả của vợ và con trai trong ca ghép gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Hạnh phúc đã lan tỏa đến nhiều người khi biết vợ và con trai ông đã vượt qua chặng đường khó khăn và nguy hiểm nhất của ca phẫu thuật. Ông Hà vừa nói vừa nở một nụ cười hiếm thấy sau chuỗi ngày đằng đẵng những âu lo. Gặp con sau phẫu thuật, ông kể rằng vẻ mặt của con trai thật rạng rỡ. Gương mặt con toát lên vẻ tự hào của một người con trai đã góp phần giúp mẹ kéo dài thêm sự sống.
Hai giờ sau ca phẫu thuật hiến gan cứu mẹ, Diệp Hữu Lộc đã tỉnh táo. Ba và dì của Lộc động viên người con hiếu thảo – Ảnh: T.C.
“Thương mẹ là sẽ vượt qua hết”
Sáng 13/10, ngồi cùng con gái và những người thân tại một quán nước gần Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Hà kể sáng nay ông nhận được rất nhiều lời hỏi thăm về sức khỏe của vợ và con trai ông. Trong đó nhiều bạn bè còn khen, ngưỡng mộ vì vợ chồng ông đã sinh được một người con trai hiếu thảo và dũng cảm. Kể về con trai mình, ông nhận xét: Lộc ít nói, sống nội tâm và ít chịu ảnh hưởng từ ba. Lộc độc lập trong cách suy nghĩ và quyết định. Dù ba làm nghề giáo nhưng cũng ít khi can thiệp được vào quá trình học của Lộc. Ông và con trai độc lập như hai người đàn ông với nhau.
18g30 ngày 13/10, theo Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Diệp Hữu Lộc đã rút được ống dạ dày, còn người mẹ vẫn đang thở máy, đã tỉnh táo, chức năng gan bắt đầu hoạt động. Về việc bà Kim Đính có đến ba lá lách, trong đó có hai lá lách phụ, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy giải thích đây là một trường hợp hiếm gặp với tỉ lệ 1/100.000 dân.
Trước lúc Lộc phải vào phòng cách ly để chuẩn bị cho ca phẫu thuật ghép gan cùng mẹ vào ngày 12/10, Diệp Thị Phương Ngọc, 25 tuổi, chị gái Lộc, chỉ biết động viên em. Chị Ngọc ghé gần Lộc hỏi nhỏ: “Em có sợ đau không?”. Lộc gật đầu nhưng nói: “Chị đừng lo, thương mẹ là sẽ vượt qua hết chị à”.
Phương Ngọc nhận xét dù còn trẻ nhưng Lộc đúng là người đàn ông thứ hai trong gia đình, sau ba, luôn lo lắng cho mẹ và chị gái.
Để có được ca ghép gan thành công như ngày hôm nay, theo chị Ngọc, mẹ chị, bà Cung Thị Kim Đính, 52 tuổi, đã dằn vặt rất nhiều trước khi đi đến quyết định cuối cùng là nhận gan từ con trai. Mẹ chị nói: “Mẹ đã cho các con được gì đâu! Cũng chưa biết sẽ sống thêm được bao lâu nữa nên không nỡ lấy đi một phần cơ thể của con như vậy”. Dù đã qua nhiều lần tư vấn, được sự thống nhất cao của gia đình nhưng có một lần mẹ chị đã tự đến nói với bác sĩ là sẽ không đăng ký phẫu thuật nữa. Nghe vậy, bác sĩ đã gọi điện cho cả nhà để tìm hiểu xem ai là người ngăn cản. Cuối cùng, mọi người mới biết người muốn như vậy lại là mẹ.
Mắc bệnh suốt 13 năm nay là cả 13 năm bà Đính được theo dõi điều trị đều đặn ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ khi Lộc trở thành sinh viên năm nhất của Trường đại học Ngoại ngữ – tin học TP.HCM cũng là lúc mẹ bị bệnh nặng hơn, phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám nhiều hơn. Lo cho sức khỏe của mẹ không đủ sức để đợi khám, mỗi lần nhận được tin mẹ đến TP khám bệnh là Lộc lại dậy sớm, chạy xe đến Bệnh viện Chợ Rẫy từ lúc 4g sáng lấy số thứ tự trước để khi mẹ tới bệnh viện là vào khám luôn.
Video đang HOT
Gia đình ông Diệp Bảo Hà (Hữu Lộc ở bìa phải, cùng với mẹ) – Ảnh gia đình cung cấp
Chia sẻ yêu thương
Ngày 13/10, chúng tôi đã liên lạc với khoa công nghệ thông tin, đoàn trường, các thành viên lớp chuyên ngành mạng ngành công nghệ thông tin MV0801 Trường đại học Ngoại ngữ – tin học để tìm hiểu thông tin về Diệp Hữu Lộc.
Đức Nhạc – thành viên lớp – chia sẻ: trước khi vào bệnh viện phẫu thuật hiến gan cho mẹ, Lộc có nói với một số bạn về việc này. Vẻ mặt Lộc bình thản, không chút đắn đo. “Có lẽ Lộc đã suy nghĩ rất nhiều nên giờ chẳng còn gì để do dự nữa. Đối mặt giữa sự sống và cái chết, ai cũng muốn thử đến phương án cuối cùng. Nếu không sau này sẽ cảm thấy ray rứt, có muốn quay lại làm việc đó cũng không được” – Nhạc nói thêm.
Lớp trưởng Nguyễn Thành Luân nói rất mừng vì Lộc và mẹ đã an toàn. Tuy nhiên, điều làm Luân cảm thấy vui hơn đó là sự hiếu thảo và biết sẻ chia của Lộc đối với những người trong gia đình. “Nghe bác nằm bệnh viện, tôi có gọi điện hỏi thăm nhưng lúc đó vẫn chưa biết bác và Lộc sẽ phải ghép gan. Rất may ca ghép gan đã thành công. Đó là việc làm bình thường mà bất kỳ người con nào khi rơi vào hoàn cảnh đó cũng sẽ làm cho cha mẹ mình. Tuy nhiên, xã hội không thiếu nhiều người con khỏe mạnh nhưng lại đối xử không tốt với cha mẹ mình, thậm chí là hắt hủi. Thế nên, việc hiến gan của Lộc thật đáng quý. Việc làm ấy xuất phát từ tình yêu thương, biết sẻ chia sự đau đớn cũng như giành lại cuộc sống cho mẹ mình” – Luân nói thêm.
Tính cách không có gì nổi trội nhưng theo các bạn cùng lớp, Lộc là người khá hòa đồng và dễ gần. Đào Nguyễn Đăng Thức – bạn thân của Lộc – cho biết năm nhất đại học Lộc có đi làm thêm nhưng từ năm thứ hai, khối lượng các môn học nhiều nên không đi làm thêm nữa. Lộc hay kể về gia đình, về bệnh gan của mẹ. Thời gian gần đây Lộc ít gặp bạn bè hơn vì lớp không còn học nữa và có lẽ cũng bận ra vào viện nhiều hơn.
Ca ghép gan người lớn đầu tiên được thực hiện tại , TP.HCM ngày 12/10 – Ảnh: M.Đức
Lo hạnh phúc cho con
Nhận được thông báo của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ ghép gan sớm hơn vào đầu tháng 10, bà Đính đã bàn với con gái tổ chức đám cưới trước khi phẫu thuật, dù trước đó hai bên gia đình đã có kế hoạch tổ chức vào tháng 11. Bà Đính nói với con: “Trước lúc phẫu thuật, mẹ muốn tận mắt chứng kiến hạnh phúc của con mới yên tâm”. Ngày đám cưới Ngọc, sức khỏe của bà đã yếu nhiều và phải ngậm sâm để dự đám cưới con gái nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời hạnh phúc.
Ngọc và Lộc luôn thương yêu, tự hào, thậm chí thần tượng người mẹ của mình. Không chỉ giỏi giang ngoài xã hội, chu toàn trong gia đình mà mẹ rất có nghị lực để chiến đấu với bệnh tật. Phương Ngọc vẫn nhớ lần mẹ được Bệnh viện Chợ Rẫy xác định đã bị suy gan, mẹ rất buồn. Mẹ chị đã tự đánh máy vi tính những dòng chữ: “Em muốn có thật nhiều sức khỏe để sống cùng anh và các con”. Mẹ chị làm vậy để tự động viên mình có nhiều nghị lực để giành lại sự sống.
Với ông Hà, vợ và con trai đã vượt qua những thời khắc nguy hiểm. Giờ là lúc ông cùng gia đình lên kế hoạch chăm sóc cho vợ và con. Ông Hà đùa: “Trước mắt, tôi sẽ đăng ký hộ khẩu tạm trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy để chăm sóc vợ, còn các dì và con gái sẽ thay phiên chăm sóc Lộc”.
* Thây Nguyễn Ngọc Bảo (tô vât lý Trường THPT Trân Hưng Đạo, Đắk Mil, Đắk Nông) – giáo viên chủ nhiêm ba năm câp III của Lôc:
“Lôc là người sông tình cảm”
Làm giáo viên chủ nhiêm từ lớp 10 đên lớp 12 của Lôc nhưng rât ít khi tôi nghe em kê vê chuyên gia đình. Trong những học sinh cùng trang lứa, Lôc là người trâm tính và ít nói. Lôc học lực ở mức trung bình khá, nhưng qua tiêp xúc và tới thăm nhà Lôc, quan sát cách em chăm sóc mẹ đau yêu thì nhiêu bạn bè và thây cô biêt Lôc là người sông rât có hiêu và tình cảm.
* Ông Trương Công Thi (hàng xóm của gia đình Lôc):
“Tâm gương bô mẹ định hình tính cách con cái”
Suôt mây chục năm nay, tâm gương chăm vợ của thây Diêp Bảo Hà được rât nhiêu người dân và giới nhà giáo tại đây biêt đên. Thây Hà là phó Phòng giáo dục huyên Đắk Mil (Đắk Nông), vợ là hiêu trưởng của môt trường mâm non nên sông rât mâu mực. Ngoài đời thây là phó phòng giáo dục, là thây giáo nhưng ở nhà thây là người chông, người cha sông hêt lòng vì gia đình. Bô mẹ yêu thương nhau và đêu là người có học nên hai con của ông Hà đứa nào cũng ngoan. Tôi nghĩ viêc cháu Lôc tự nguyên hiên gan cho mẹ là điêu bình thường, chính cách sông của cha mẹ đã định hình tính cách cho con cái.
* Bà Nguyễn Thị Nhung (thợ may tại thị trân Đắk Mil):
“Khiêm tốn, giản dị”
Tôi biêt hoàn cảnh gia đình của Lôc từ lúc mẹ Lôc mới đau yêu. Lúc đó bô của Lôc đã chạy vạy khắp nơi đê chữa bênh cho vợ. Dù ôm đau nhưng cả gia đình Lôc sông rât hạnh phúc và không bao giờ to tiêng. Riêng Lôc thì tôi thây cháu khác so với tât cả bạn bè đông trang lứa là giản dị và rât ít nói. Cứ đi học vê là vào quét dọn nhà cửa, làm công viêc nhà và dắt mẹ đi chơi. Tuy bô mẹ đêu là giáo viên có vị trí trong ngành giáo dục huyên nhưng Lôc sông khiêm tôn và giản dị.
Theo 24h
Ca ghép gan người lớn đầu tiên tại TP.HCM
Nhận được thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị ghép gan người lớn, con trai và con gái bà Đ. lập tức xin làm xét nghiệm hiến gan và cuối cùng con trai được chọn.
Sau rất nhiều lần tư vấn, làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nhiều cặp muốn cho gan và cần ghép gan, êkip ghép gan Bệnh viện Chợ Rẫy cùng đoàn ghép gan của Bệnh viện ASAN Medical Center (Hàn Quốc) đã chọn được ca ghép là một người mẹ có con trai sẵn sàng hiến gan cho người sinh thành, dưỡng dục mình.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực nghiệm phẫu thuật ghép gan trên heo - Ảnh: CTV
Lẽ tự nhiên
Người mẹ ấy tên C.T.K.Đ., 52 tuổi, ở Đắk Min, Đắk Nông. Năm 1999, bà Đ. được phẫu thuật cắt túi mật. Năm 2004, bà bị hẹp đường mật, sau đó bị giãn tĩnh mạch thực quản (biến chứng của xơ gan), diễn tiến tới suy gan. Từ năm 2008, vợ chồng bà bền bỉ tuân thủ quá trình điều trị bệnh gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng đến năm 2010, bác sĩ khuyên gia đình nếu có điều kiện nên sang nước ngoài ghép gan vì gan đã bị suy. Vợ chồng bà Đ. cùng làm nghề giáo, có vay mượn tất cả người thân cũng không thể đủ tiền sang nước ngoài ghép gan được nên đành tiếp tục đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị với suy nghĩ kéo dài được sự sống chừng nào hay chừng ấy.
Cách đây năm tháng, bác sĩ điều trị cho bà Đ. báo tin Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị ghép gan ca đầu tiên, đang tư vấn để chọn bệnh nhân. Nghe được tin này, vợ chồng bà đã mời hai bên nội ngoại đến họp gia đình. Ai cũng ủng hộ, động viên bà nên đi ghép gan. Người quyết định hiến gan đầu tiên là mẹ bà năm nay đã 74 tuổi và sau đó là chồng bà 54 tuổi.
Mẹ bà Đ. tuổi cao, người chồng không cùng nhóm máu nên các bác sĩ kết luận không đủ điều kiện để hiến gan. Nhận được kết quả này, con trai và con gái bà Đ. lập tức xin làm xét nghiệm và cuối cùng người con trai được chọn. Chàng trai này tên D.H.L., 22 tuổi, sinh viên năm 4 khoa công nghệ thông tin Trường đại học Ngoại ngữ - tin học TP.HCM. Khi hỏi lý do quyết định hiến gan cho mẹ, L. chia sẻ trong mắt L. mẹ luôn là người thân yêu nhất. Khi mẹ đang cần một phần gan để kéo dài sự sống mà mình lại sẵn có thì con hiến cho mẹ cũng là tình cảm tự nhiên.
Đường sống cho những người suy gan, ung thư gan...
PGS.TS Nguyễn Tấn Cường đã ấp ủ giấc mơ ghép gan trên người lớn từ hơn 10 năm nay. Năm 1999, Bộ Y tế giao chương trình ghép tạng cho Học viện Quân y (Hà Nội) chủ trì. Thời gian này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đăng ký tham gia một đề tài với Bệnh viện Quân y. Để thực hiện đề tài này, từ năm 1999-2003, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực nghiệm phẫu thuật ghép gan trên 60 cặp heo.
Hai năm gần đây, Bệnh viện Chợ Rẫy lần lượt cử phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, bác sĩ hồi sức, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng dụng cụ phòng mổ... sang Bệnh viện ASAN để được tập huấn về ghép gan. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sang Mỹ, các nước châu Âu học hỏi về kinh nghiệm ghép gan. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng trang bị thêm những loại máy móc hiện đại phục vụ phẫu thuật ghép gan...
Hai ca ghép gan đầu tiên của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ được Bộ Y tế cùng bệnh viện hỗ trợ kinh phí cho bệnh nhân, ước tính hơn tỉ đồng một ca (hiện giá ca ghép gan tại Singapore là 4 tỉ đồng và tại các nước khác hơn 2 tỉ đồng). Ca đầu tiên được thực hiện từ người cho gan còn sống và ca thứ hai sẽ thực hiện trên người cho đã bị chết não.
PGS Cường nhấn mạnh ca ghép gan đầu tiên cho người lớn được thực hiện sẽ mở một con đường sống cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan... Đặc biệt, ghép gan là phương pháp điều trị tối ưu cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan có đủ tiêu chuẩn được ghép gan như có một u không lớn hơn 5cm, hoặc tối đa ba u không có khối u lớn hơn 3cm, tổng cộng kích thước các khối u không lớn hơn 8cm...
Hôm nay 8-10, gia đình bệnh nhân chuẩn bị được ghép gan đến Bệnh viện Chợ Rẫy để rà soát các xét nghiệm và những thông số cần thiết. Theo kế hoạch, ngày 11-10 đoàn ghép gan của Bệnh viện ASAN gồm 15 người sẽ đến Bệnh viện Chợ Rẫy để tiến hành ghép gan vào ngày 12-10.
Gan sẽ tái sinh sau khi hiến
PGS.TS Nguyễn Tấn Cường cho biết hiện nay ghép gan từ người cho đã bị chết não được thực hiện nhiều ở các nước phương Tây nhưng tại VN và các nước châu Á, do vấn đề về tín ngưỡng nên rất ít trường hợp thân nhân người chết não đồng ý hiến gan. Sở dĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chọn Bệnh viện ASAN để đưa các bác sĩ sang tập huấn ghép gan vì đây là một trung tâm ghép gan lớn trên thế giới, mỗi năm ghép 300-350 ca. Đến nay, bệnh viện này đã ghép được hơn 3.000 ca và đều tuyệt đối an toàn. Người cho gan có thể được lấy tối đa 65% thể tích gan và điều kỳ diệu nhất là phần gan còn lại sẽ tái sinh và phát triển gần như cũ.
VN đã thực hiện 17 ca ghép gan ở trẻ em (Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Nhi Đồng 2) và sáu ca ghép gan ở người lớn (Bệnh viện 103 và Bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội).
Theo 24h
Bệnh nhân được ghép gan có tới 3 lá lách Trong lúc cắt ghép, ê kíp phẫu thuật đã 'giật mình' khi bệnh nhân có tới 3 lá lách, trong khi đó, con số này ở người thường chỉ là 2. Ê kíp phẫu thuật đã phải cắt bỏ toàn bộ lách của người bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe về sau. Ca ghép gan trên người lớn đầu tiên...