Xúc động clip du học sinh hướng về tổ quốc mùa Covid-19
Từ khắp nơi trên thế giới, các du học sinh gửi gắm niềm tự hào, niềm tin với sự đoàn kết, đồng lòng chắc chắn dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19 qua một clip sâu lắng.
Đây là sản phẩm của dự án video du học sinh hướng về Tổ quốc 2020 do Huyền Trang – nữ du học sinh Việt tại Đại học quốc tế Kansai, Nhật Bản khởi xướng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp toàn cầu.
Từ đất nước mặt trời mọc, Trang thấy thôi thúc phải làm điều gì đó, nhỏ bé giản dị thôi nhưng bày tỏ nỗi lòng chân thật, ấm áp nhất của du học sinh hướng về quê hương.
Huyền Trang – nữ du học Việt tại Nhật khởi xướng dự án clip hướng về quê hương mùa dịch bệnh.
Từ những trái tim luôn hướng về tổ quốc
Trao đổi với PV Dân trí, Huyền Trang chia sẻ: “Dù đang học tập và sinh sống tại nước bạn nhưng chúng em những du học sinh Việt chưa bao giờ thôi hướng về tổ quốc và theo dõi tình hình ở quê nhà.
Ngày hôm trước vừa thấy vui mừng vì các thành phố du lịch đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại với tinh thần giải cứu ngành du lịch của toàn dân tộc ta.
Ngày hôm sau đã hết sức đau lòng khi thấy thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng phải giãn cách xã hội, số lượng người nhiễm Covid cứ ngày một tăng, đất nước ta lại chuẩn bị phải bước vào một hành trình gian lao mới mà chúng em những người con ở xa không thể làm được gì”.
Clip du học sinh Việt trên thế giới hướng về tổ quốc mùa Covid-19
“Và một ý tưởng xuất hiện. Với bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, cái Tết 2021 sắp đến có lẽ sẽ lại là một mùa Tết chúng em không thể sum vầy bên gia đình.
Trước đây hằng năm mỗi dịp Tết đến xuân về du học sinh khắp các nước sẽ cùng nhau thực hiện video chúc tết gửi đến quê nhà.
Em định dùng chính cách thức làm video này để truyền tải tình cảm, trái tim luôn hướng về quê hương của chúng em, lời cảm ơn của chúng em đối với những lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm căng mình bảo vệ chính gia đình, quê hương yêu dấu của chúng em.
Đây cũng là một cách để gửi gắm đến mọi người ở nhà là chúng em vẫn mạnh khoẻ và luôn luôn dành trọn tình cảm, cầu chúc cho mọi người bình an”, Trang cho hay.
Các du học sinh Việt tại nhiều quốc gia hướng về Tổ quốc với tình cảm chân thành.
Chỉ với một bài đăng trên Facebook cần sự chung tay của các du học sinh trên toàn thế giới, nữ du học sinh Huyền Trang đã nhận được gần 100 tin nhắn và bình luận bày tỏ rằng mọi người luôn sẵn sàng.
Đây có lẽ là điều cảm động nhất minh chứng cho việc khi cần tinh thần yêu nước làm một việc gì đó vì dân tộc, dòng máu Việt, tinh thần đoàn kết sẽ bùng cháy mạnh mẽ nhất.
Nghĩ rằng thời hạn để mọi người quay, gửi video chỉ trong hơn một ngày là bất khả thi vì lệch múi giờ và tình hình dịch bệnh từ chính nơi họ đang sinh sống cũng hết sức nguy hiểm, nhưng cho đến thời hạn cuối cùng, Huyền Trang đã nhận được 20 video rất xúc động từ khắp các quốc gia, châu lục trên thế giới.
“Sẵn niềm tự hào và xúc động sau khi xem video các bạn gửi em đã dành trọn 1 đêm để vừa học biên tập, cắt chỉnh video từ con số 0 của một người chưa từng biết cắt, dựng video để kịp đăng ngay vào sáng ngày Chủ nhật ngày 2 tháng 8 khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng sang những thành phố trọng điểm”, cô chia sẻ.
Clip có sự tham gia đông đảo của các du học sinh: Nguyễn Ngọc Thuý – Đài Loan, Nguyễn Bảo Duy- Singapore, Lê Thanh Thuỷ và các bạn ở Montreal- Canada, Phan Mai Quốc Tích – Mỹ, Nguyễn Vũ Minh Châu – USA, Nguyễn Thanh – Garden Grove High school USA, Phạm Hoàng Bảo Ngọc – University of South Australia, Mai Đức Long – RMIT Melbourne, Ngọc Thảo – Australia, Phạm Lan Vy- Australia, Nguyễn Hoan – Hàn Quốc, Trần Trung Kiên – Kanto Gakuin University Nhật Bản, Nguyễn Tuấn Nam – College of Allied Medical Science Akita University Nhật Bản, Hoàng Kiều Sơn – CHLB Đức, Phạm Mai Hoài – Anh Quốc, Đinh Duyên – Pháp.
Hình ảnh cắt ra từ clip.
Những lời chúc xuất phát từ trái tim
Từ khắp nơi các quốc gia trên thế giới, từ du học sinh vừa tốt nghiệp, đang tập, nghiên cứu hay mới chỉ đang học cấp 3, các bạn trẻ Việt luôn mang trong mình niềm tự hào khi đi đến đâu nước bạn cũng suýt xoa vì sự phòng tránh, khống chế dịch tuyệt vời của nước ta.
Với một niềm tin sâu sắc chỉ cần đoàn kết, đồng lòng lần này dân tộc ta sẽ lại chiến thắng đại dịch, trải dài video là những cụm từ như Việt Nam cố lên, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 61 tỉnh thành cố lên được các bạn chân thành phát đi từ khắp các thành phố lớn nhỏ trên thế giới.
Với bạn Mai Đức Long, sinh viên trao đổi tại trường đại học RMIT Melbourne Australia, để video nói lên được cảm xúc chân thực nhất, bạn quyết định không đeo khẩu trang để thực hiện video.
Nhưng để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và cộng đồng bạn đã phải đứng đợi rất lâu, chọn những góc không có người qua lại và nói thật nhanh mà vẫn truyền tải được tình cảm của mình với nước nhà.
Sau khi video được đăng lên những trang cộng đồng của du học sinh khắp thế giới. Video đã truyền được sự tinh thần yêu nước mạnh mẽ đến những người con xa quê, hàng ngàn lượt bình luận xúc động, cảm ơn các lực lượng y tế, những lời chúc mong dân tộc ta hãy cùng đoàn kết nắm chặt tay nhau chống dịch như chống giặc, hàng trăm lượt chia sẻ với một niềm mong ước Việt Nam chiến thắng dịch bệnh đã được ghi lại.
Du học sinh chung tay thực hiện clip hướng về quê hương.
Một hình ảnh về thế hệ trẻ Việt Nam đi ra nước ngoài học về thế giới nhưng chưa bao giờ quên cội nguồn của mình đã được lan toả. Những đóng góp cho dù là nhỏ bé, bằng cách này hay cách khác sẽ góp thêm vào sự nghiệp chung cùng nhau đi qua giai đoạn khó khăn của dân tộc.
Thủ phạm đánh du học sinh Anh vì kỳ thị đã nhận tội
Vụ hành hung Jonathan Mok - du học sinh người Singapore ở London (Anh) - xảy ra vào ngày 24/2 nhưng tới gần đây, một trong 4 kẻ tấn công mới nhận tội.
Theo BBC, thiếu niên 15 tuổi (không được tiết lộ tên) đã nhận tội gây thương tích một cách vô cớ tại Tòa án sơ thẩm Highbury.
Tuy nhiên, luật sư bào chữa Gerard Pitt cho biết người này không bị buộc tội tấn công nghiêm trọng liên quan tới phân biệt chủng tộc.
Tại phiên tòa, ông Daniel Kavanagh thuộc Cơ quan truy tố Crown, người từng mô tả vụ hành hung Jonathan Mok là "ác độc và hoàn toàn vô cớ", cho biết: "Nạn nhân trở thành mục tiêu tấn công trong tội ác căm thù này vì ngoại hình, sắc tộc của mình. Tội ác căm thù có tác động ăn mòn xã hội và không ai đáng phải chịu hành vi hèn hạ như vậy".
Công tố viên Beata Murphy nói: "Nạn nhân nghe ai đó nói về virus corona và khi quay lại, anh bị cảnh báo: 'Mày nhìn gì tao?'. Sau đó, anh bị đấm vào mặt cho đến khi người qua đường can ngăn. Mok tin rằng anh bị tấn công dựa trên sắc tộc".
Vụ tấn công hồi tháng 2 khiến Jonathan Mok phải phẫu thuật tái tạo xương mặt.
Trong cuộc thẩm vấn với cảnh sát, thiếu niên 15 tuổi giữ im lặng tới khi được cho xem hình ảnh trích xuất từ camera, mà ở đó, cậu ta nói với chính quyền: "Các người thậm chí không thể thấy tôi đánh anh ta".
Coconuts Singapore đưa tin thiếu niên này là người đầu tiên trong số 4 đối tượng bị buộc tội vì hành hung Jonathan Mok nhận tội và sẽ được tuyên án vào tháng tới.
Vụ tấn công xảy ra vào ngày 24/2, khi Jonathan Mok đi ngang qua một nhóm người trên đường Oxford ở thành phố Westminster. Anh chia sẻ chi tiết về cuộc tấn công vô cớ trong một bài đăng trên trang cá nhân hôm 3/3 và gỡ xuống sau đó vài ngày.
Cảnh sát công bố hình ảnh nghi phạm tấn công Jonathan Mok.
Sinh viên ngành Luật tại ĐH College London kể lúc đó, khi nghe nhóm thanh niên nói về virus corona, anh quay lại nhìn. Một người trong nhóm giận dữ hét lên: "Mày nhìn gì tao?" rồi lao vào đánh chàng trai Singapore. Người đi đường cố gắng ngăn cản vụ xô xát.
Một thanh niên khác, cũng thuộc nhóm đó, nói: "Tao không muốn virus corona của mày vào nước tao" và vung nắm đấm vào mặt nạn nhân.
Nhóm này bỏ chạy trước khi cảnh sát đến. "Máu văng khắp vỉa hè", Mok kể lại.
Sau đó, Mok được đưa đến bệnh viện. Ngày 4/3, du học sinh 23 tuổi phải phẫu thuật tái tạo xương mặt.
Cùng ngày, cơ quan đại diện ngoại giao của Singapore tại London cho biết họ làm việc với cảnh sát, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ Anh để giải quyết vụ việc. Họ khẳng định yêu cầu cảnh sát ưu tiên điều tra vụ tấn công.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, vấn nạn phân biệt chủng tộc đối với sinh viên người châu Á hoặc gốc Á ở nước ngoài trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ bị xa lánh ở khu vực công cộng chỉ vì đeo khẩu trang, một số còn bị lôi ra làm trò đùa cợt liên quan đến dịch bệnh, thậm chí là bị hành hung.
"Vấn đề sắc tộc tồn tại từ lâu. Vụ việc lần này cho thấy mức độ nguy hiểm của nó. Thậm chí khi người ta bắt đầu bằng lời nói, căng thẳng cũng có thể leo thang dẫn đến bạo hành thể xác", Jonathan Mok nói.
Bất ngờ màn kịch "cắm 7 chiếc sừng" của Kiều Anh Hera: 1 trong 3 vụ lừa dối khó tin Năm 2018, một scandal động trời trong cộng đồng game thủ nói riêng và mạng xã hội nói chung nổ ra nhưng thực chất đây chỉ là một... cú lừa. Mạng xã hội phát triển khiến cho bất kỳ sự việc nào cũng có thể bị đưa lên mạng để nhiều người vào bình luận, phán xét. Tuy nhiên, vì là một thế...