Xúc động câu chuyện người dân vùng cao hiến đất để xây phòng học, sân chơi cho những đứ.a tr.ẻ khó khăn đến trường
Dự án Xây dựng điểm trường Há Mùa Lừ nhận được sự đồng thuận của người dân bản Sá Tổng trong việc hiến đất để tăng diện tích phòng học, diện tích sân chơi cho các con học sinh.
Đây là một nội dung chưa từng có trong các dự án trước đây.
“Nhiều đoàn khảo sát tới nhưng đều lắc đầu…”
Há Mùa Lừ là một bản dân tộc H’Mong gồm 52 hộ dân với khoảng 411 nhân khẩu. Bản nhỏ xinh xắn nằm trên một ngọn núi trong lòng hồ sông Đà. Để vào được điểm trường phải đi bằng thuyền khoảng 17km đường thuỷ, và tiếp tục di chuyển thêm 3km đường núi.
Trường mầm non Há Mùa Lừ cũng là điểm trường khó khăn nhất trong 9 điểm trường thuộc xã Sá Tổng với số lượng học sinh lên đến gần 80 em nhưng chỉ có 2 lớp học, các cô phải chia 1 lớp sang học nhờ tại trường Tiểu học kế bên. Ở đây không có điện. Các em bé từ nhỏ tới lớn phải sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn.
Vì là điểm trường lắp ghép nên mùa hè thì nóng mà mùa đông thì lạnh, điểm trường không có nhà công vụ cho giáo viên, các cô còn phải đi ngủ nhờ vô cùng vất vả. Nhà bếp được đặt tạm bợ bên hông nhà, nhà vệ sinh không đạt tiêu chuẩn.
“Đã có nhiều đoàn khảo sát tới nhưng đều lắc đầu không thể xây dựng vì khó khăn quá” - các cô tại điểm trường cho hay.
Cuộc sống thường ngày của các tr.ẻ e.m vùng cao
Tháng 3 năm 2024, nhận được nhiều nguồn thông tin về sự khó khăn tại điểm trường mầm non Há Mùa Lừ, chị Đặng Thị Thu Thủy cùng một số thành viên đại diện Quỹ Đèn Đom Đóm đã lên tận nơi để khảo sát tình hình và quyết định bắt đầu triển khai dự án xây dựng trường học kiên cố tại đây vào tháng 4 ngay sau đó.
Phần lớn thành viên trong tổ chức Quỹ Đèn Đom Đóm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, vì vậy họ hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục trong công cuộc phát triển đất nước Việt Nam.
Với việc “Mang trường lên bản”, Quỹ Đèn Đom Đóm mong muốn tạo ra một môi trường giáo dục chất lượng, đáp ứng đầy đủ điều kiện phát triển cho các em học sinh tại bản Há Mùa Lừ, lâu dài có thể được nhân rộng ra các khu vực lân cận trong tỉnh Điện Biên và các vùng dân tộc thiểu số khác.
Các thành viên Quỹ Đèn Đom Đóm trong quá trình khảo sát, xây dựng và khánh thành trường học
Dự án không chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn nhấn mạnh vào việc tạo ra một môi trường học tập tích cực, giúp các em cảm thấy được khuyến khích, động viên và tiếp động lực. Bằng cách cải thiện điều kiện học tập, dự án hy vọng sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng người dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của giáo dục, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội tại các khu vực vùng cao.
“Chúng tôi dành sự quan tâm, đóng góp từ mỗi thành viên trong tổ chức và kêu gọi tài trợ từ các mạnh thường quân. Bên cạnh đó, Quỹ Đèn Đom Đóm cũng đồng thời triển khai các chương trình gây quỹ như sản xuất và bán các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, tổ chức liveshow âm nhạc,… nhằm huy động kinh phí xây dựng điểm trường mới. Chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ xây dựng được một hệ thống giáo dục bền vững và công bằng, tương lai sẽ giúp cho tr.ẻ e.m nơi vùng sâu, vùng xa, bất kể hoàn cảnh hay điều kiện sống khó khăn đều có cơ hội được đến trường và học tập”, chị Thu Thủy chia sẻ về dự án.
Từ ý tưởng của các cô giáo, người dân bản Sá Tổng quyết định hiến đất
Video đang HOT
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của dự án “Mang trường lên bản” điểm trường mầm non Há Mùa Lừ chính là tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và sự hạn chế về nguồn lực tài chính.
Cuộc sống thiếu thốn của đồng bào địa phương và địa hình hiểm trở gây khó khăn trong trong việc đi lại, vận chuyển nguyên vật liệu,… đều trở thành những thách thức lớn khi triển khai dự án.
Điểm đặc biệt của dự án Xây dựng điểm trường Há Mùa Lừ là nhận được sự đồng thuận của người dân bản Sá Tổng trong việc hiến đất để tăng diện tích phòng học, diện tích sân chơi cho các em học sinh. Đây là một nội dung chưa từng có trong các dự án trước đây vì thông thường Đèn Đom Đóm chỉ xây dựng trên phần đất đã được cấp phép.
Ý tưởng này đến từ các cô giáo tại điểm trường và sự vận động của chính quyền địa phương cùng Đèn Đom Đóm.
Điểm trường Há Mùa Lừ sử dụng hệ thanh lam chắn có màu sắc bắt mắt vừa giúp hạn chế gió và mưa trong khu vực bếp và lớp nhưng vẫn tạo nên sự thân thiện trong thiết kế, giúp các con học sinh cảm thấy vui thích khi được sinh hoạt tại trường.
Mục tiêu chính của dự án là xây dựng trường học kiên cố và tạo ra môi trường học tập an toàn, thuận lợi cho các em học sinh tại điểm trường mầm non Há Mùa Lừ. Trường học được thiết kế với cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất tiện nghi bao gồm: các lớp học rộng rãi, đầy đủ sách vở, đồ chơi, trang thiết bị,… các khu vực sân chơi, bếp ăn, nhà vệ sinh đảm bảo chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển toàn diện cho các em.
Sau hoàn thành dự án, đây sẽ là “bước đà” vững chắc để Quỹ Đèn Đom Đóm tiếp tục triển khai các dự án xây dựng trường học tại các khu vực lân cận, nơi vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn trên khắp đất nước, kỳ vọng về một tương lai tất cả tr.ẻ e.m Việt Nam được tiếp cận với giáo dục cơ bản, được học tập và trưởng thành trong điều kiện tốt nhất.
Người dân bản Sá Tổng trong việc hiến đất để tăng diện tích phòng học, diện tích sân chơi cho các em học sinh.
Chuẩn bị đêm nhạc mang chất liệu chữa lành
Dự án “Mang trường lên bản” điểm trường mầm non Há Mùa Lừ bao gồm 3 giai đoạn chính, bắt đầu triển khai từ tháng 3 năm 2024 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12 năm 2024:
Trong đó, giai đoạn 1 là khảo sát và quyết định xây dựng; giai đoạn 2 là xây dựng và kêu gọi ủng hộ; giai đoạn 3 là hoàn thành và khánh thành điểm trường mới.
Song song với việc xây dựng tại điểm trường, Quỹ cũng tiến hành kêu gọi tài trợ và ủng hộ mạnh mẽ cho dự án từ các mạnh thường quân trên khắp cả nước như Gian hàng gây quỹ “Áo mới cho bạn, Trường mới cho em”.
“Chúng tôi cam kết 100% lợi nhuận từ mỗi đơn hàng đều được dùng để xây dựng trường học và mua sắm trang thiết bị học tập cho các em học sinh tại điểm trường mầm non Há Mùa Lừ. Tại chương trình, chúng tôi đã cho ra mắt bộ sưu tập thời trang thiết kế gồm các sản phẩm Áo và Túi “Be Kind”, được lấy nguồn cảm hứng từ hành trình thiện nguyện tử tế của Quỹ Đèn Đom Đóm. Với ý tưởng “tích tiểu thành đại” – chỉ từ 59.000vnđ/ sản phẩm, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một món đồ thời trang chất lượng, đồng thời “hùn vốn” cùng Quỹ Đèn Đom Đóm xây dựng trường học kiên cố cho các em nhỏ tại bản Há Mùa Lừ, mang ánh sáng tri thức về nơi vùng sâu vùng xa – bất kỳ ai cũng có thể tạo ra giá trị cho cộng đồng”, Đại diện Quỹ cho biết.
Ngoài ra, Liveshow Đêm nhạc Gây Quỹ sẽ được dự kiến tổ chức vào tháng 11/2024.
Không chỉ dừng lại là một sự kiện giải trí, chương trình âm nhạc mang một sứ mệnh vô cùng ý nghĩa khi kết hợp giữa việc: Bán vé nghe nhạc; Gian hàng gây quỹ với các sản phẩm độc quyền lấy cảm hứng từ hành trình thiện nguyện tử tế của Quỹ Đèn Đom Đóm và mang tính ứng dụng cao (áo thun, túi tote, lịch để bàn); Đấu giá tranh nghệ thuật,… trong cùng một chương trình nhằm mục đích huy động kinh phí cho Dự án chính “Mang trường lên bản”.
Đồng thời, chương trình mong muốn tạo nên sự kết nối sâu sắc, bền chặt giữa Quỹ Đèn Đom Đóm và các Mạnh Thường Quân luôn quan tâm, dõi theo đồng hành. Thông qua chương trình, Quỹ Đèn Đom Đóm hy vọng có thể tạo nên một đêm nhạc mang chất liệu chữa lành và thực sự chạm đến trái tim khi tất cả đều hướng đến một mục đích cao cả là mang ánh sáng tri thức về gần hơn với các em nhỏ vùng cao.
Về lâu dài, dự án mong muốn tạo ra sự thay đổi bền vững trong nhận thức của người dân tại bản Há Mùa Lừ nói riêng và các vùng lân cận, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung về tầm quan trọng của học tập đối với tr.ẻ e.m. Bằng cách đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, dự án hy vọng không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn mong muốn góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương.
Sự thành công của dự án có thể tạo ra mô hình để tiếp tục nhân rộng, từ đó giúp cho hàng triệu tr.ẻ e.m vùng cao có cơ hội được học tập và phát triển, hướng tới một tương lai tươi sáng.
Đăng mạng xã hội 1 giờ, cô gái ở Đan Mạch tìm được mẹ Việt sau 23 năm
Vì hoàn cảnh khó khăn, người mẹ gửi Oanh vào cô nhi viện. Sau đó, Oanh được vợ chồng người Đan Mạch nhận nuôi.
Sau 23 năm xa cách, hai mẹ con đã tìm được nhau nhờ cộng đồng mạng.
Tìm con suốt nhiều năm
Cách đây 23 năm, chị Nguyễn Thị Xanh (SN 1981, Bình Thuận) mang thai thì chồng bỏ đi không rõ tung tích. Chị sinh con trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Không thể cùng lúc nuôi con nhỏ và chăm bà ngoại bị tai biến, chị được người thân khuyên đưa con vào cô nhi viện.
Khi con gái Nguyễn Thị Kim Oanh được 5 ngày tuổ.i, chị Xanh nuốt nước mắt, nhờ người thân bồng bé đi gửi.
Oanh lúc hơn 1 tuổ.i (ảnh trái do Oanh giữ, ảnh phải do chị Xanh giữ)
Năm bé hơn 1 tuổ.i, chị có ý định đón bé về nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Cùng lúc này, vợ chồng người Đan Mạch muốn nhận Oanh làm con nuôi.
Chị Xanh kể: "Nghĩ tới nghĩ lui, tôi thấy con ra nước ngoài, tương lai rộng mở hơn. Tôi không muốn con sống cảnh khổ giống mẹ".
Ngày Oanh theo cha mẹ nuôi về Đan Mạch, chị Xanh đến gặp và chụp ảnh kỷ niệm. Suốt 23 năm qua, chị luôn giữ ảnh của con gái bên mình.
Sau này, chị Xanh kết hôn với người chồng hiện tại và có 5 người con. Dù bận bịu chăm sóc con cái nhưng chị chưa bao giờ quên núm ruột đầu lòng.
Vì vậy, chồng con chị luôn thúc giục và tạo điều kiện cho chị tìm Oanh. Nhiều lần, chị tìm đến cơ quan chức năng, nơi lưu trữ hồ sơ cho bé Oanh làm con nuôi để dò hỏi. Cơ quan này cho biết, họ không liên lạc được với cha mẹ nuôi của Oanh.
Khi chị tìm đến trại trẻ, nhân viên ở đây cho biết, cứ khoảng 1 - 2 năm, cha mẹ nuôi sẽ đưa Oanh về thăm mọi người một lần. Tuy nhiên, 4 năm qua, họ không thấy Oanh và cha mẹ nuôi quay lại đây. Những lần ghé thăm, cha mẹ nuôi không đề cập đến việc tìm mẹ ruột cho Oanh.
Nghe vậy, chị Xanh nghĩ con gái giận và không muốn tìm mẹ ruột. Điều đó khiến chị tạm dừng việc tìm kiếm.
Con tìm được mẹ sau 1 giờ đăng mạng xã hội
Cha mẹ nuôi đưa con gái chị Xanh sang Đan Mạch sinh sống. Oanh được họ đổi tên thành Alex Pedersen.
Dù thay tên đổi họ nhưng Oanh luôn ý thức rõ mình là con nuôi. Cha mẹ nuôi cũng không giấu chuyện này với c.ô b.é.
Trong suốt nhiều năm, Oanh cố gắng tìm cha mẹ ruột ở Bình Thuận. Tuy nhiên, cha mẹ nuôi khuyên Oanh nên tập trung học hành. Đến khi tốt nghiệp và có việc làm, Oanh hãy tìm lại cha mẹ.
Giữ đúng lời hứa với cha mẹ nuôi, có việc làm, Oanh liền tiếp tục hành trình tìm kiếm cội nguồn. Cô nhờ người quen tại Việt Nam đăng thông tin tìm mẹ trên mạng xã hội.
Thông tin tìm mẹ của Oanh rất tha thiết: "Tìm mẹ tên: Nguyễn Thị Xanh, sinh năm 1981 hoặc 1982, thời điểm 2001 ở tại xóm Rẫy, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Con tên: Nguyễn Thị Kim Oanh, sinh năm 2001, 5 ngày tuổ.i thì được cho đi làm con nuôi tại Đan Mạch. Trong đơn, mẹ viết vì hoàn cảnh khó khăn, không chồng nên không có khả năng nuôi con khôn lớn nên mẹ cho con đi làm con nuôi ở nước ngoài.
Nay con đã lớn, muốn biết về nguồn cội và mẹ mình là ai nên xin mọi người giúp đỡ. Con xin chân thành cảm ơn".
Chị Xanh (ảnh trái) và Oanh (ảnh phải)
Sau 1 giờ đăng tải, cả Oanh và chị Xanh đều nhận được tin "tìm thấy người thân" vào khoảng 12h ngày 22/10.
Chị Xanh chia sẻ: "Tôi vui mừng đến mức hạ huyết áp, không đi đứng nổi. Tôi từng nghĩ con gái hận mình nhưng vẫn nuôi hy vọng tìm được con.
Bây giờ, tôi đã toại nguyện. Mẹ con tôi đã trò chuyện qua mạng. Oanh liên tục nói thương và yêu mẹ. Con bé còn bảo không trách mẹ".
Vừa nhìn mặt Oanh, chị Xanh đã biết đó là con gái của mình. Oanh giống chị từ đôi mắt đến cái miệng.
Chị nói: "Chúng tôi không cần xét nghiệm ADN, bởi hai mẹ con rất giống nhau và các thông tin hoàn toàn trùng khớp. Chúng tôi đều giữ những tấm ảnh lúc Oanh mới hơn 1 tuổ.i".
Với Oanh, việc tìm được mẹ chỉ sau 1 giờ đồng hồ quả thật rất khó tin. Cô hạnh phúc, vui mừng đến choáng ngợp.
"Tôi hiểu hoàn cảnh của mẹ lúc cho tôi làm con nuôi. Tôi không buồn hay hờn giận mẹ. Tại sao tôi phải giận mẹ mình chứ? Tôi đã và sẽ không bao giờ làm như thế", Oanh tâm sự.
Oanh dự định sang năm sẽ về Bình Thuận thăm mẹ. Biết tin này, chị Xanh rất háo hức và mong ngóng. Vậy là, mẹ con chị sẽ trùng phùng sau 23 năm xa cách.
Xúc động n.ữ sin.h lớp 7 viết thư xin giúp đỡ cho bạn được đến trường Bức thư viết tay xin sự giúp đỡ để bạn được tới trường của n.ữ sin.h lớp 7 ở Hà Tĩnh khiến nhiều người xúc động. Ngày 17/10, mạng xã hội lan truyền bức thư viết tay cảm động của n.ữ sin.h lớp 7 ở Hà Tĩnh, gửi đến một người bác với mong muốn hỗ trợ cho bạn học có hoàn cảnh...