Xúc động câu chuyện của người mẹ vượt hơn 10.000 km về đưa con đi thi vào lớp 10
Trung tá Nguyễn Thuỳ Dương (trú tại 91 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội), hiện đang là sỹ quan tham mưu huấn luyện tại Phái bộ Cộng hoà Trung Phi đã vượt hơn 10.000 km về Việt Nam để đưa con đi thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 tại Hà Nội.
Tại điểm thi trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội), chị Nguyễn Thùy Dương có con thi vào lớp 10 không giấu được sự bồn chồn, lo lắng. Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Dương tâm sự, “Từ hôm qua đến nay, tôi không dám đi đâu ngoài việc ngồi ở trước cổng trường, chỉ sợ trong phòng thi có sự cố gì xảy ra với con thì nhà trường đi tìm phụ huynh không thấy. Lúc con ra, người đầu tiên xuất hiện gọi con là mẹ thì con sẽ mừng”. Đây là lần đầu tiên con đi thi vào cấp 3 nên tôi khá hồi hộp không khác gì ngồi trong phòng thi. Mặc dù hôm qua thi môn văn, con tự tin là làm bài rất tốt còn môn ngoại ngữ thì đạt điểm tuyệt đối, song đối với môn toán là môn cuối cùng, tôi vẫn muốn ở ngoài để phòng ngừa “sự cố” xảy ra với con. “Tôi ngồi ngay cổng trường để con thi xong ra là nhìn thấy mẹ luôn, thấy con thi xong ra làm được bài thì tôi cũng vui” – chị Thùy Dương nói.
Gương mặt hồi hộp lo lắng của Chị Dương trước cổng khu vực thi chờ con kết thúc bài thi Toán sáng 11/6
Hoàn cảnh chị Dương cũng khá đặc biệt, vì nhiều lý do, vợ chồng chị Dương mỗi người một nơi, một mình chị nuôi hai con trai khôn lớn. Dù vậy, chị vẫn đăng ký tình nguyện viên là chiến sỹ mũ nồi xanh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi. Chị Dương nói, mỗi quân nhân đều có một lý tưởng, trên hết là lòng yêu nước. Tôi cũng muốn lan tỏa lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình đến mọi người xung quanh. Trước khi đi, tôi cũng khá yên tâm vì ở nhà đã có ông bà chăm sóc các con. Chỉ có điều, nhiều lúc cũng thương mấy bà cháu ở nhà những lúc trái nắng trở trời không có mình bên cạnh chăm sóc. Nhưng tôi được đơn vị ủng hộ, hỗ trợ, các con hiểu và thương mẹ, tự giác chăm sóc lẫn nhau, nên cũng rất yên tâm công tác” – chị Dương kể.
Chị Dương là giảng viên tại học viện Quốc phòng. Tháng 12/2022, chị nhận nhiệm vụ tại Phái bộ cộng hòa Trung Phi. Là mẹ đơn thân nên khi đi công tác xa nhà chị Dương gửi con cho ông bà ngoại ở nhà chăm sóc, còn mình yên tâm lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Hà Tường Minh, con trai đầu của chị, hiện vừa học xong lớp 9, biết môi trường mẹ làm việc là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên luôn động viên mẹ, chúc mẹ mạnh khoẻ, an toàn, sớm trở về với hai anh em. Ngày nào cũng vậy, dù mạng internet ở nước sở tại rất chập chờn, nhưng ngày nào chị Dương cũng cố gắng gọi về hỏi thăm hình hình sức khoẻ, học tập của hai con ỏ nhà. Minh cũng nhắn mẹ luôn giữ gìn sức khỏe và an toàn để về với con.
Chị Dương cho biết, con trai đầu của chị là cháu Hà Tường Minh (học sinh lớp 9A1, trường THCS Dịch Vọng) có học lực khá tốt, tổng kết năm học vừa qua đạt hơn 8 phẩy. Tuy nhiên, môn văn của Minh không được tốt bằng các môn còn lại. “Hôm qua, sau khi thi xong môn văn, con trai chạy đến ôm mẹ và mừng rỡ khoe: con trúng tủ môn văn, dự tính khoảng 8 điểm trở lên khiến tôi rất vui, trút được một phần lo lắng trong môn thi đầu tiên. Còn môn ngoại ngữ, con chỉ phân vân 1 câu. Sau khi mẹ đối chiếu kết quả thì con đúng tuyệt đối” – chị Dương vui mừng cho biết.
Không giấu nổi niềm vui mẹ con chị ôm con sau khi con trai kết thúc bài thi cuối cùng
Video đang HOT
Cháu Minh nhà tôi đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Cầu Giấy. Cậu tâm sự với mẹ về việc môn văn không phải là thế mạnh, nên lo lắng sợ không đỗ vào trường công lập. Mặc dù chị Dương luôn động viên, an ủi con, nếu không đỗ vào công lập thì sẽ học dân lập, nhưng Minh quyết tâm hứa với mẹ sẽ cố gắng đỗ vào trường công lập để mẹ đỡ vất vả vì chi phí học tập cao. Trước thềm kỳ thi, chị Dương làm đơn xin phép về nước 5 tuần để cùng con đồng hành vào lớp 10. “Lúc đó, tôi chỉ sợ không được phê duyệt thì sẽ lỡ kỳ thi của con. Rất may mắn, cấp trên đã phê duyệt, hỗ trợ tôi về đúng như dự định trước ngày thi khoảng 1 tháng để đồng hành cùng con trong giai đoạn ôn tập nước rút” – chị Dương cho biết.
Thời gian đi xa, bố mẹ chị Dương hỗ trợ chăm sóc hai con trai của chị ở nhà. Minh là con cả, chăm ngoan, học giỏi, biết chăm sóc em. Em trai Minh hiện đang học lớp 4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, cũng rất chăm chỉ, ngoan ngoãn, nghe lời ông bà. Hai anh em tự giác bảo ban nhau học tập, giúp ông bà việc nhà. Những ngày nước rút ở nhà, chị có thời gian để nấu những món con thích ăn, cùng con ôn thi, phấn đấu để đạt kết quả tốt nhất. “Nghe tin mẹ về Việt Nam động viên con trong cuộc chiến “vượt vũ môn”, con đã rất vui, lúc nào cũng bảo may có mẹ về. Con cũng chăm chỉ tra bài mỗi tối” – Minh kể.
Với cậu học Nguyễn Trí Kiên (học sinh trường THCS Dịch Vọng) hơi khác, bởi em được cả bố và mẹ đưa đi thi, sau khi kết thúc môn toán, em hớn hở mỉm cười, đánh giá bài thi năm nay dễ hơn năm ngoái. Kiên tự tin vào kết quả đúng ở tất cả các bài thi, riêng câu C của bài 1 thì còn phân vân về kết quả. “Những ngày vừa qua, con không bị áp lực nhiều. Kỳ 2 lần thứ hai thôi. Bố mẹ con động viên, giúp con có động lực tinh thần, nới lỏng việc con ôn tập để con yên tâm hơn khi ôn thi. Khi kết thúc, ra ngoài thấy bố mẹ lo lắng thì càng thương bố mẹ. Khi biết bố mẹ trong lúc con làm bài chỉ ngồi ở cổng trường chờ con, Con cũng cảm ơn bố đã luôn bên cạnh đồng hành cùng con”.
Bố con anh Nghĩa cũng vui mừng vì con trai nói làm được bài
Hai ngày con đi thi lên lớp 10 trường THPT thì cũng là hai ngày, cả hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Nghĩa, (nhà ở Mỹ Đình, Hà Nội) đều đưa con đi. Mặc dù nhà cách điểm trường không quá xa, song vợ chồng anh Nghĩa đều ở lại cổng trường, ngồi ở dưới những tán cây xà cừ cổ thụ đợi suốt cả buổi con thi chỉ vì muốn cho con cảm thấy có bố mẹ luôn đồng hành dù con trải qua những chặng đường nào. Theo anh Nghĩa, mặc dù đã từng trải qua cảm giác đưa con gái đầu đi thi nhiều lần, song lần này, khi đưa con trai đi thi chuyển cấp, anh cũng không khỏi bồi hồi lo lắng.
“Công việc của tôi nhiều khi phải làm cả thứ bảy, chủ nhật. Hôm nay, tôi đã nghỉ làm để ở nhà đưa con đi thi, bên cạnh giúp con có động lực vượt qua kỳ thi. Hai ngày nay, vì sốt ruột, vợ chồng tôi đứng đợi trước cổng trường, mọi người bảo về nghỉ một lát rồi ra, nhưng tôi lo lắng sốt ruột nên lại ngồi ngoài chờ” – anh Nghĩa nói. Theo anh Nghĩa, về sức học của con, anh không quá lo lắng vì con trai học tốt và đều các môn, song bố mẹ muốn đồng hành cùng con, sát bên con để động viên con luôn có bố mẹ bên cạnh. Thế nhưng, sau ngày thi đầu tiên, con trai anh còn bảo đi thi lên lớp 10 mà như đi thi học kỳ 2 lần thứ hai ở trường, nên không có áp lực để động viên lại bố mẹ.
Một số khoảnh khắc phụ huynh và học sinh vui mừng sau khi kết thúc bài thi môn toán tại điểm thi trường THPT Cầu Giấy ( quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Hai con khiêng mẹ 87 tuổi vượt gần 500 bậc đá lên đỉnh núi dâng hương Vua Hùng
Cụ Kiểm (87 tuổi, ở Hà Nội) được hai con trai khiêng lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh của Khu di tích lịch sử Đền Hùng để thoả ước nguyện được dâng hương vua Hùng.
Sáng 27/4 (8/3 âm lịch), hình ảnh hai người con trai trung tuổi khiêng cụ bà 87 tuổi lên núi Nghĩa Lĩnh khiến nhiều du khách đang hành lễ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (TP Việt Trì, Phú Thọ) xúc động và nhiệt tình tiếp sức.
Cụ bà là Nguyễn Thị Kiểm, ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Sáng nay, hai người con trai của cụ là ông Ngô Văn Thưởng và ông Ngô Văn Tuấn đưa mẹ từ quê nhà hành hương về đất cội nguồn để thoả ước nguyện được tận tay dâng hương lên Vua Hùng.
Ông Thưởng và ông Tuấn khiêng mẹ cùng xe lăn vượt 495 bậc đá lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Chặng đường cuối cùng của cuộc hành hương về đất Tổ của cụ Kiểm và hai người con là đi lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng. Đây cũng chặng vất vả nhất. Cụ Kiểm ngồi xe lăn, ông Thưởng và ông Tuấn kiên trì đẩy xe ngược dốc lên đỉnh núi, đặc biệt phải khiêng mẹ ngồi xe lăn vượt khoảng 495 bậc đá để qua lần lượt Đền Hạ, Đền Trung tới Đền Thượng.
Chứng kiến hai người con trai kiên trì khiêng mẹ già ngồi xe lăn lên đỉnh núi, nhiều du khách bày tỏ ngưỡng mộ, thán phục. Du khách liên tục nhường đường cho 3 mẹ con cụ Kiểm, thậm chí sẵn sàng hỗ trợ, giúp sức hai người con. Mọi người chúc cụ Kiểm mạnh khoẻ, trường thọ và hai người con trai cụ gặp nhiều phước lành, hạnh phúc.
Cụ Kiểm rất vui khi được thoả ước nguyện về vùng đất Tổ, dâng hương lên Vua Hùng.
Sau khi tự tay thắp hương Giỗ Tổ trên Đền Thượng, cụ Kiểm cho biết: "Tôi đã được thoả ước nguyện tìm về nguồn cội. Đây là lần thứ 2 trong đời tôi được về Đền Hùng. Lần thứ nhất là khi tôi còn rất trẻ. Lần này là khi tôi đã tuổi cao, sức yếu".
Ông Ngô Văn Tuấn, con trai cụ Kiểm cho hay: "Mẹ tôi tuổi đã cao, chân rất yếu nên phải ngồi xe lăn. Khi mẹ nói năm nay muốn được về Giỗ Tổ Hùng Vương, anh em chúng tôi đã bàn bạc và quyết định sẽ giúp mẹ thoả ước nguyện. Hai anh em tôi đưa mẹ đi từ sớm, đến đây cũng cố gắng để khiêng mẹ cùng xe lăn lên núi. Dù có mệt chút nhưng khi thấy mẹ vui, chúng tôi cũng rất vui". Ông Tuấn cho biết, hai anh em ông coi đây là việc rất bình thường, nhưng không ngờ lại được những du khách cùng hành hương chú ý và động viên đến vậy.
"Mọi người nhường đường, liên tục ngỏ ý giúp đỡ và dành nhiều lời chúc tụng khiến chúng tôi rất cảm kích", ông Ngô Văn Thưởng nói thêm.
Lễ hội Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 diễn ra từ 20-29/4 (1-10/3 năm Quý Mão). Sự kiện được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính mang tính cộng đồng sâu sắc.
Nhiều nghi lễ truyền thống sẽ được tổ chức trong suốt những ngày diễn ra lễ hội như Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng; Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân; Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ; Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh; Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng; Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức.
Các hoạt động phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với du lịch, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa độc đáo vùng đất Tổ, gồm: Hội chợ Du lịch Tây Bắc năm 2023 và Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; Hội chợ Triển lãm thương mại công thương vùng Đông Bắc và các Hội thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trình diễn đâm đuống, đánh trống đồng; triển lãm "Di sản Văn hóa, du lịch các vùng kinh đô Việt Nam; biểu diễn Múa rối nước; trình diễn trang phục áo dài và xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam; thi đấu các môn thể thao truyền thống.
Mặc gia đình phản đối, người chồng ân cần chăm vợ bệnh suốt 2 thập kỷ Người ta vẫn nói tình yêu không phân biệt ngoại hình, tuổi tác, giàu nghèo,... Nhưng có mấy ai vượt qua được định kiến của xã hội để đến với người mình yêu khi ngoại hình quá khác biệt. Tuy nhiên, vẫn có một câu chuyện tình yêu cổ tích giữa đời thường, tồn tại suốt 20 năm qua khiến nhiều người xúc...