Xúc cát phát hiện đạn cối ở cửa hàng vật liệu xây dựng
Công nhân cửa hàng vật liệu xây dựng ở Tiền Giang dùng xe cuốc xúc cát vận chuyển đi nơi khác đã phát hiện đạn cối nên báo lực lượng Quân sự.
Ngày 25/9, Ban chỉ huy Quân sự huyện Cái Bè ( tỉnh Tiền Giang) cho biết lực lượng chức năng đã dùng dây rào chắn lại khu vực người dân phát hiện vật nghi đạn cối ở bãi cát vật liệu xây dựng.
Trước đó vào ngày 23/9, công nhân cửa hàng vật liệu xây dựng Bảy Mảnh ở xã An Cư, dùng xe cuốc xúc cát vận chuyển đi nơi khác đã phát hiện quả đạn cối, nghi còn sót lại từ thời chiến tranh.
Đạn cối được người dân phát hiện.
Chủ cửa hàng đã đến báo cho Ban chỉ huy quân sự xã An Cư và Ban chỉ huy quân sự huyện Cái Bè. Các đơn vị nghiệp vụ liên quan tiến hành đến hiện trường xác minh, khoanh vùng và chờ tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
Lực lượng chức năng đã phong tỏa hiện trường, cắm biển báo hiệu nguy hiểm quanh khu vực này.
Video đang HOT
Bước đầu theo nhận định có thể đây là trái đạn cối từ thời chiến tranh còn sót lại. Nhiều khả năng công nhân trong quá trình bơm hút cát đã mang theo đạn cối từ nơi khác đến bãi cát của cửa hàng vật liệu xây dựng.
Ngầu đục hồ Cam Ranh
Năm 2020, tình trạng hạn hán tại khu vực huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) diễn ra gay gắt, lượng nước suối đổ về rất ít, mực nước hồ Cam Ranh xuống dưới mực nước chết.
Hiện nay, hoạt động nạo vét lòng hồ Cam Ranh (xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) diễn ra liên tục đã khiến chất lượng nước hồ suy giảm nghiêm trọng.
Nước hồ ngầu đục
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Thái Bình Dương (COPAC) là đơn vị đang đầu tư khai thác Nhà máy nước Cam Lâm, cung cấp nước sạch cho huyện Cam Lâm, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Vùng 4 Hải quân. Nguồn nước thô được Công ty COPAC lấy từ hồ chứa nước Cam Ranh.
Khai thác cát tại khu vực hồ Cam Ranh sáng 18-9.
Ngày 15-9, Công ty COPAC có công văn gửi UBND tỉnh cho biết, hiện công suất khai thác và sản xuất của công ty là 10.000m 3/ngày đêm. Từ đầu tháng 8-2020 đến nay, độ đục tại hồ Cam Ranh dao động từ 1.000NTU đến 1.300NTU, tăng gấp 20 lần so với số liệu quan trắc trước thời điểm cấp phép nạo vét lòng hồ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (Sở Y tế), trước đó, ngày 17-7, trung tâm đã phối hợp với đại diện Công ty COPAC tiến hành kiểm tra chất lượng nước và lấy mẫu nước thô chưa xử lý tại 4 vị trí: Họng thu nước thô hồ Cam Ranh Thượng (nằm phía hạ lưu của dòng chảy), nước đầu nguồn tại suối Cốc, suối Valy và nước thô tại Nhà máy nước Cam Lâm. Kết quả xét nghiệm cho thấy, có nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước không đạt quy chuẩn quốc gia: Độ đục, màu sắc, hàm lượng sắt tổng số, chỉ số pecmanganat (chỉ số này dùng để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong nước).
Sự có mặt của hàm lượng sắt tổng số tại các mẫu nước thô đầu nguồn cho thấy ngoài sắt, còn có khả năng tồn tại các kim loại nặng khác trong nước, mà trong đợt kiểm tra này Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chưa thực hiện xét nghiệm. Chỉ số pecmanganat trong mẫu nước thô đầu nguồn không đạt quy chuẩn cũng cho thấy sự hiện diện của hàm lượng chất hữu cơ trong nước, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các sản phẩm dầu nhớt thải ra từ quá trình máy móc nạo vét lòng hồ hoạt động. Việc nhiều thông số đánh giá vượt tiêu Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã đề nghị Sở Y tế kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ nguồn nước, đặc biệt trong phạm vi 1.000m về thượng lưu thuộc khu vực bảo vệ đầu nguồn của các đơn vị được giao nạo vét lòng hồ Cam Ranh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ô nhiễm do khai thác cát lậu?
Ngày 24-4, UBND tỉnh có Quyết định Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Nạo vét bãi bồi lòng suối đầu nguồn, khơi thông dòng chảy và vật liệu bồi đắp lòng hồ chứa nước Cam Ranh, huyện Cam Lâm" của Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Cát Khánh (Công ty Cát Khánh) thực hiện tại xã Cam Tân, xã Sơn Tân (huyện Cam Lâm). Ông Huỳnh Quốc Dũng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm cho biết, hiện nay, Công ty Cát Khánh là đơn vị duy nhất được cấp phép nạo vét cát, sỏi lòng hồ Cam Ranh.
Ngày 17-8, Công ty Cát Khánh đã có kiến nghị về tình trạng khai thác cát sỏi không phép khi không có đoàn kiểm tra. Theo lãnh đạo công ty, hiện nay tại vị trí suối Valy, suối Cốc có rất nhiều đối tượng người địa phương sử dụng phương tiện bao gồm bè, bơm tự chế, ghe thuyền, máy đào, xe ben phục vụ cho việc khai thác cát trái phép. Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra cả ngày lẫn đêm gây mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái bề mặt địa chất, địa hình khu vực. Đặc biệt lượng bùn đất, chất thải, dầu mỡ do hoạt động khai thác cát trái phép theo dòng chảy xả thẳng vào lòng hồ, lượng bùn thải lơ lửng khuếch tán ra khắp hồ gây ô nhiễm nguồn nước.
Xe chở cát và vật liệu xây dựng lưu thông trên tuyến đường qua thôn Phú Bình (xã Cam Tân, Câm Lâm) chiều 21-9.
Theo kết quả phân tích mẫu nước tại khu vực nói trên, chỉ số TTS (chất thải lơ lửng) ở mức quá cao, gấp nhiều lần chỉ số cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp. Công ty Cát Khánh đề nghị cơ quan chức năng xử lý triệt để hoạt động khai thác cát trái phép tại vị trí nói trên để đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, đảm bảo tài nguyên quốc gia không bị thất thoát và nguồn nước trong lòng hồ không bị ô nhiễm.
Kiến nghị dừng nạo vét lòng hồ
Ông Huỳnh Quốc Dũng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm: Từ đầu năm đến nay, huyện Cam Lâm đã phối hợp với các đơn vị chức năng xử phạt 24 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, thu nộp ngân sách hơn 60 triệu đồng, tịch thu 8 con sò (một bộ phận trong máy bơm tự chế dùng để bơm hút cát trái phép ở hồ chứa nước Cam Ranh).
Qua làm việc, lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng nước mưa trên địa bàn huyện không đáng kể. Do đó, lượng nước tích trữ trong các hồ chứa nước Cam Ranh và Tà Rục thấp hơn nhiều so với những năm trước. Trước tình hình khô hạn vẫn đang diễn ra, việc đề ra biện pháp tích trữ, bảo vệ nguồn nước để không gây ô nhiễm, phục vụ đời sống và sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết.
Tại thời điểm hiện nay, nếu tiến hành các hoạt động nạo vét sẽ làm lượng bùn đất lơ lửng trong nước gia tăng, tăng mức độ gây ô nhiễm nguồn nước. "Do đó, UBND huyện Cam Lâm đã kiến nghị UBND tỉnh xem xét, tạm dừng mọi hoạt động nạo vét và thu hồi khoáng sản ở hồ chứa nước Cam Ranh và hồ chứa nước Tà Rục từ nay cho đến hết mùa khô hạn năm 2020", lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm thông tin.
Được biết, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh phối hợp UBND huyện Cam Lâm tiến hành điều tra, làm rõ hoạt động khai thác cát trái phép trong lòng hồ Cam Ranh để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, yêu cầu Công ty Cát Khánh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định hiện hành trong quá trình nạo vét cát, sỏi hồ Cam Ranh theo đúng quyết định phê duyệt, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có).
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Cam Lâm khẩn trương thành lập Đội kiểm tra liên ngành tiếp tục thực hiện việc kiểm tra thường xuyên đối với việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện nói chung và hồ chứa nước Cam Ranh nói riêng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Quyết liệt trả lại hành lang an toàn giao thông tại quốc lộ 32: Người dân nhiệt liệt hưởng ứng Thực hiện theo Kế hoạch số 1882/KH-TTS về việc tổ chức giải toả vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang ATGT trên tuyến QL32 và tỉnh lộ 429, các lực lượng đã quyết liệt, xử lý các trường hợp sai phạm, nhận được sử ủng hộ của người dân. Quyết liệt xử lý vi phạm QL32 đoạn qua huyện Ba...