Xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 3 tăng hơn 15%
Theo Tổng cục Hải Quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa cuối tháng 3 đạt 24,82 tỷ USD, tăng 15,6% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với nửa đầu tháng 3.
Xuất nhập khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 3 tăng hơn 15%. Ảnh minh họa
Tổng cục Hải quan cho biết, kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 3 (từ 16 – 31/3/2020) đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 3 tháng đầu năm 2020 đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7%, tương ứng tăng 6,57 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 77,37 tỷ USD, tăng 3,8% (tương ứng tăng 2,85 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 45,35 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng tăng 3,72 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong nửa cuối tháng 3, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,12 tỷ USD đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 lên 3,74 tỷ USD.
Cụ thể về xuất khẩu, Tổng cục Hải quan ghi nhận, kỳ 2 tổng kim ngạch đạt 12,97 tỷ USD, tăng 16,1% so với nửa đầu tháng 3/2020.
Các mặt hàng tăng mạnh có thể kể đến như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 34,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 44,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 41,5%; hàng thủy sản tăng 29,3%; giày dép các loại tăng 10,3%; hàng rau quả tăng 37,7%…
Video đang HOT
Hết tháng 3, tổng trị giá xuất khẩu của Viêt Nam đạt 63,23 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, cac doanh nghiêp FDI đạt 42,55 tỷ USD, tăng 3,6% và chiếm 67,3% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu, kỳ 2 tháng đạt 11,85 tỷ USD, tăng 15,1% so với kêt qua thưc hiên trong nửa đầu tháng 3/2020.
Các nhóm hàng có mức tăng trưởng mạnh như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 20,1%; vải các loại tăng 40,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 34,6%; than các loại tăng 63,3%…
Hết tháng 3, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 59,49 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2019. Các doanh nghiệp FDI đạt 34,82 tỷ USD, tăng 4,1% và chiếm 58,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Hà Thanh
Doanh nghiệp "mệt mỏi" sau 1 quý "chiến đấu" với dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đang "cướp" đi nguồn thu nhập của hàng triệu người lao động, còn các doanh nghiệp thì điêu đứng, bên bờ vực phá sản...
Chia sẻ với phóng viên VOV bằng giọng trầm buồn, ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Công ty cổ phần kết nối châu Âu Eurolink - đơn vị chuyên sản xuất thời trang đồ da cao cấp một khu công nghiệp ở Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, công ty của ông không còn khả năng duy trì sản xuất do doanh thu quý 1 sụt giảm tới 80%, riêng tháng 3 giảm tới 95%. Việc dừng sản xuất không chỉ "phá tan" mục tiêu tăng trưởng 120% doanh thu so với năm 2019, mà khiến công ty có thể phá sản.
Từ nhiều năm nay, sản xuất và kinh doanh của Eurolink phụ thuộc hoàn toàn vào xuất nhập khẩu. Công ty thường nhập nguyên liệu 3 tháng/lần, 70-80% là nhập từ Italia, nhưng năm nay, dịch Covid-19 đã chặt đứt nguồn cung nguyên liệu từ nước này, một trong những ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Bên cạnh sự thiếu hụt nguyên liệu, Eurolink còn đang rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn vốn. Với tình hình bi đát như hiện nay, nhiều khả năng đến 20/4 tới, doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động hoàn toàn.
Dệt may là một trong những ngành nghề chịu tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
"Để cầm cự, công ty đang xoay sở, chuyển đổi sang may khẩu trang, hỗ trợ một phần cho khó khăn hiện tại của ngành y tế. Công việc này cũng chỉ có thể duy trì trong khoảng 1 tháng. Hy vọng, các khoản hỗ trợ của Chính phủ tới đây sẽ giúp doanh nghiệp của ông kịp thanh toán các khoản tiền lương, bảo hiểm, phí công đoàn và các loại phí khác cho đến khi nhà máy sản xuất trở lại", ông Nguyễn Hữu Thành chia sẻ.Ông Nguyễn Hữu Thành cho hay, doanh nghiệp đang sử dụng 300 lao động, trong 2 ngành nghề, da giày và vải. Hiện nay đã giảm tới 85% lao động, chỉ duy trì 15% lao động với các đơn hàng nhỏ trong nước. Những đơn hàng nhỏ lẻ trong bối cảnh hiện nay là không đáng kể, chỉ để duy trì hoạt động, trong khi một loạt các hợp đồng mới của Eurolink với các đối tác Nga, Đức, Thụy Điển và Hong Kong (Trung Quốc) đã bị hoãn, nhiều khả năng phải qua tháng 6 mới có thể nối lại.
Với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tình hình cũng không khá hơn. 100% doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, trong đó khoảng 70% doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự trong tháng 3 và dự kiến 80% doanh nghiệp sẽ cắt giảm nhân sự trong tháng 4 và tháng 5.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong hai tháng đầu năm nay - giai đoạn 1 của dịch bệnh - đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề là những doanh nghiệp vừa và nhỏ - chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đến tháng 3, khi các nhà sản xuất Trung Quốc gượng dậy và khôi phục khoảng 80% hoạt động cung ứng nguyên phụ liệu thì tiếp đến giai đoạn 2 dịch bệnh bùng phát tại Mỹ và châu Âu - 2 thị trường chính chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam, điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may điêu đứng do không thể xuất khẩu được.
Hiệp hội cũng đưa ra giả thiết, nếu dịch bệnh kết thúc vào tháng 6 tới thì ngành dệt may sẽ thiệt hại khoảng 12.000 tỉ đồng, đồng thời sức cầu giảm có thể kéo theo giá giảm tới trên 20%.
Khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, nếu dịch Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% số doanh nghiệp được khảo sát có thể sẽ phá sản, gần 30% số doanh nghiệp mất 20 - 50% doanh thu, 60% số doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhận định, khó khăn của các doanh nghiệp trong nước hiện nay không thể đếm xuể, khó khăn trước hết là thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, chi phí logistics tăng cao, thậm chí có hợp đồng vận chuyển chịu mức phí tăng gấp 3 lần so với trước khi xảy ra dịch.
Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về nguồn vốn do sản phẩm sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được. Dự báo, những ảnh hưởng này đến cộng đồng doanh nghiệp còn tiếp diễn ngay cả khi đã hết dịch bệnh. Cùng với đó, rất nhiều doanh nghiệp có khả năng bị phá sản nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, lý do là họ không thể bù đắp các khoản chi phí như: trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng...
Với lĩnh vực xuất khẩu, theo Bộ Công thương, nếu dịch bệnh tiếp diễn, triển vọng tăng trưởng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được dự báo sẽ tương đối thấp. Theo đó, nếu dịch kéo dài đến giữa năm, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có thể giảm 6-8% trong quý 1 và quý 2. Một số mặt hàng chủ lực như máy tính, điện thoại và linh kiện dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh do gặp khó khăn cả về khâu cung ứng lẫn nhu cầu thị trường giảm./.
Chung Thủy
Đề nghị Hải Phòng tạo điều kiện cho vận chuyển hàng xuất nhập khẩu Bộ Công Thương vừa có công văn gửi UBND TP Hải Phòng về việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến và rời Hải Phòng. Cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Ảnh: Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa...