Xuất khẩu trực tuyến – hướng đi hiệu quả
Từ năm 2020 đến nay, “Cơn bão” COVID-19 đã tác động nặng nề lên tất cả các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực xuất, nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong tỉnh vẫn “giữ mạch” sản xuất, ổn định đơn hàng, góp phần đưa hàng hóa tỉnh Thanh ra thị trường quốc tế.
Công nhân Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt trong ca sản xuất. Ảnh: Lê Hòa
Năm 2017, Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa) bắt đầu kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm dứa đóng hộp thông qua các sàn thương mại điện tử. Nhờ bước đi phù hợp, đến nay, DN đã xuất khẩu hàng hóa tới 20 thị trường; trong đó, có những thị trường lớn, như: Anh, Pháp, Đức… Năm 2020, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, song công ty vẫn đạt doanh thu hơn 3 triệu USD. Kết quả đó là tiền đề để năm 2021, DN đặt mục tiêu tăng doanh thu hơn 1,3 lần (tương đương với 4 triệu USD). Điều đáng mừng là khi nền kinh tế thế giới vẫn bị ảnh hưởng, hoạt động xuất nhập khẩu chưa phục hồi, nhưng 4 tháng đầu năm 2021, những đơn hàng xuất khẩu của công ty vẫn ổn định, mang lại doanh thu khoảng 2 triệu USD, bằng 50% kế hoạch. Đạt được kết quả đó, anh Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty, chia sẻ: Từ năm 2020, nhiều hoạt động giao thương bị đứt gãy, xuất khẩu theo hình thức truyền thống gặp nhiều trở ngại. DN đã chăm chút kỹ hơn website thương mại, đầu tư hình ảnh sản phẩm, thông số kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật để bạn hàng quốc tế dễ dàng tìm kiếm. Đồng thời, thông qua sàn thương mại điện tử Alibaba.com, công ty đã thực hiện ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dứa đóng hộp với hàng trăm bạn hàng thế giới. Hiện tại, hợp đồng xuất khẩu của công ty đã ổn định, bảo đảm sản xuất và việc làm cho người lao động đến hết năm 2021″.
Video đang HOT
Tương tự, nhờ phương thức phổ cập hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng, chi phí thấp trên sàn thương mại điện tử quốc tế, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phú, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc) đã tạo được đầu ra ngày càng bền vững cho mặt hàng chổi đót, túi mũ cói… Bà Hoàng Thị Hưng, Giám đốc Công ty, cho biết: “Trước đây, chỉ có 20% doanh thu của công ty đến từ xuất khẩu, 80% còn lại từ thị trường nội địa. Sau khi tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế vào năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 song sản phẩm của công ty vẫn xuất khẩu ổn định sang các nước, như Trung Quốc, Anh, Úc, Ấn Độ… 4 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận từ xuất khẩu trực tuyến của công ty đạt hơn 6 tỷ đồng”.
Theo đánh giá của đại diện lãnh đạo một số DN xuất khẩu trong tỉnh, việc kinh doanh trên nền tảng trực tuyến quốc tế là giải pháp hữu hiệu, giúp các DN nhỏ và vừa vượt qua khó khăn không chỉ trong thời điểm đại dịch bùng phát mà cả trong tương lai. Thông qua xuất khẩu trực tuyến, các DN có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường nước ngoài, thay vì chịu nhiều thua thiệt trước các đối thủ quy mô lớn, tiềm lực mạnh như trong hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa, vì rào cản về ngôn ngữ, trình độ công nghệ, hiểu biết pháp lý và cả sức ỳ về tư duy nên chưa tiếp cận với phương thức xuất khẩu hữu hiệu này.
Theo đánh giá của Sở Công Thương, với ba Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam được ký kết vào năm 2020 với Liên minh châu Âu (EVFTA), khu vực ASEAN, các đối tác (RCEP) và Vương quốc Anh (UKVFTA) đã mở ra cơ hội lớn cho các DN trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực chuyển đổi số để “xuất khẩu trực tuyến”, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng các giải pháp và công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc, phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử quốc tế hỗ trợ DN nhỏ và vừa đẩy mạnh ứng dụng thương mại số trong hoạt động xuất khẩu. Từ tháng 3-2021, sàn thương mại điện tử Alibaba.com đã chính thức ký biên bản ghi nhớ với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho các DN nhỏ và vừa Việt Nam lên sàn thương mại điện tử. Trong đó, tạo điều kiện cho các DN chế biến nông sản, thủy hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến quảng bá, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tuyến thông qua nền tảng số. Đây chính là cơ hội thuận lợi để những DN xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tiếp cận và giao thương hàng hóa tới các thị trường trên khắp thế giới. Đồng thời, thiết lập hệ thống nhận diện và thương hiệu hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử, tiến tới thiết lập chuyên trang hàng hóa thế mạnh của tỉnh.
Hiện tại, tỉnh ta có hơn 150 DN tham gia xuất khẩu hàng hóa đến thị trường của 55 quốc gia trên thế giới. Song, để thực hiện xuất khẩu trực tuyến ổn định, hiệu quả, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương, khuyến cáo các DN tham gia xuất khẩu trực tuyến phải biết quản trị rủi ro, ghi rõ ràng các sản phẩm liên quan đến hóa đơn hợp đồng (proformal) cũng như tất cả các thông số kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm. Ngoài ra, DN cần chú ý phân tích sản phẩm và đích đến của lô hàng để lựa chọn công ty vận chuyển phù hợp, đồng thời mua bảo hiểm xuất khẩu để đề phòng rủi ro trong quá trình giao dịch.
Bộ Công Thương: Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Dương tiếp cận thương mại điện tử
Ngày 6/5, tại tỉnh Hải Dương, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã tổ chức khóa huấn luyện "Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc và tham gia Gian hàng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử".
Khóa huấn luyện do cán bộ của Cục XTTM và các chuyên viên đến từ sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada trực tiếp triển khai. Khóa huấn luyện được nhóm giảng viên tập trung vào 2 nội dung chính, gồm: Cách hiểu đúng để triển khai hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hướng dẫn các doanh nghiệp và hợp tác xã từng bước tham gia hoạt động thành công trên các sàn TMĐT.
Đây là hoạt động hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp, tập trung vào thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu. Khóa huấn luyện được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến đảm bảo giãn cách và các hoạt động phòng dịch theo đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế.
Khóa huấn luyện giúp đưa vải thiều và các sản phẩm khác của tỉnh Hải Dương lên sàn TMĐT
"Việc đưa các sản phẩm địa phương lên sàn TMĐT nhiều thuận lợi từ sự cam kết và mong muốn tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của doanh nghiệp hay năng lực sản xuất của các hợp tác xã đang ngày một ổn định hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức như năng lực về TMĐT còn hạn chế, thiếu cán bộ hiểu về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, các quy trình quản lý kỹ thuật cần được nâng cao hơn nữa, nhận thức của người sản xuất về thị trường và các yêu cầu thực tế liên quan đến chất lượng cần tiếp tục được củng cố", bà Nguyễn Thị Minh Thúy - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin XTTM, Cục XTTM - cho biết.
Phát biểu khai mạc khóa huấn luyện, ông Vũ Việt Anh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương - nhấn mạnh: "Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự cam kết về chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, đặc biệt, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Cục XTTM, chúng tôi tin rằng sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm tiềm năng khác của Hải Dương sẽ tham gia các hoạt động TMĐT thành công".
Được biết, Cục XTTM đã thiết lập Gian hàng "Chương trình cấp quốc gia về XTTM" trên các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo nhằm hỗ trợ XTTM cho sản phẩm tiềm năng của các tỉnh, thành trên toàn quốc. Với các sản phẩm được đưa lên gian hàng, để đảm bảo việc quản lý chất lượng và thông tin sản phẩm được minh bạch, Cục XTTM đang từng bước hướng dẫn doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo sản phẩm cung cấp đúng và đủ thông tin đến tay người tiêu dùng.
Riêng với Hải Dương, thời điểm tỉnh thực hiện cách ly phòng dịch, Cục XTTM đã hỗ trợ tiêu thụ 102 tấn nông sản của Hải Dương qua cả kênh trực tiếp và qua sàn TMĐT. Trong đó, kết hợp với sàn TMĐT Sendo triển khai thành công Chương trình "Chỉ 1.000 đồng cho một kg nông sản, không giới hạn số lượng mua" với 26 tấn nông sản đã được tiêu thụ; 24 điểm bán được mở ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận ở phía Nam; phát động phong trào kết nối thiện nguyện do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc Cục XTTM triển khai, kinh phí ủng hộ được dùng để mua gom hơn 53 tấn rau củ và gần 58 nghìn quả trứng trực tiếp từ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nếm thử nước mắm bán chạy hàng đầu trên sàn Amazon Ông Lê Minh Hoan nếm thử nước mắm bán chạy hàng đầu trên Amazon tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021. Ngày 28/4, trong khuôn khổ "Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021", tổ chức tại...