Xuất khẩu trái cây sang Mỹ: Tin vui nối tiếp tin vui
Sau những nỗ lực kết nối, tháo gỡ khó khăn, chuyên gia kiểm dịch thực vật của Mỹ đã trở lại Việt Nam làm việc, đảm bảo cho việc xuất khẩu trái cây không bị gián đoạn.
Không những vậy, thị trường xuất khẩu nông sản song phương còn mở ra nhiều cơ hội cho các loại trái cây khác từ cả Việt Nam và Mỹ.
Kết nối lại kiểm dịch
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) – Bộ NNPTNT, Mỹ hiện là đối tác thương mại nông sản vô cùng quan trọng của Việt Nam. Đối với xuất khẩu trái cây tươi, hiện hai bên đang áp dụng chương trình kiểm tra trước xuất khẩu.
Chương trình này bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Cho tới nay, trong khuôn khổ của chương trình đã có 6 loại trái cây của Việt Nam được Mỹ cho phép xuất khẩu, gồm: Thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa, xoài; đạt kim ngạch khoảng 20 triệu USD/năm.
Sau những nỗ lực kết nối, tháo gỡ khó khăn, chuyên gia kiểm dịch thực vật của Mỹ đã trở lại Việt Nam làm việc, đảm bảo cho việc xuất khẩu trái cây không bị gián đoạn.
Nhà máy chiếu xạ Sơn Sơn ở TP.HCM có công suất hơn 100 tấn/ngày nhưng hiện tại vẫn chỉ mới sử dụng hết 1/3 công suất. “Thêm 1 nhà máy chiếu sạ khác nữa ở Hà Nội sắp đi vào hoạt động. Năng lực chiếu xạ trong nước hoàn toàn đáp ứng khả năng phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang Mỹ”- ông Hoàng Trung chia sẻ.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, chuyên gia Mỹ phải trở về nước vào tháng 3/2020.
Video đang HOT
Để tránh làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu, Cục BVTV đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng đại diện Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS), đề nghị Đại sứ quán Mỹ tạm thời cử cán bộ và nhân viên của Văn phòng APHIS từ Hà Nội vào TP.HCM kiêm nhiệm công tác giám sát xử lý chiếu xạ .
Đồng thời, phía Mỹ cũng quan tâm, hỗ trợ đến công tác xuất khẩu trái cây nên đã cân nhắc và quyết định cử chuyên gia kiểm dịch thực vật trở lại Việt Nam làm việc. Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục BVTV, đây là bằng chứng thể hiện sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của Mỹ đối với thương mại nông sản của Việt Nam; đồng thời cũng là hành động thiết thực của 2 cơ quan kiểm dịch thực vật nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chuyên gia, 2 bên đã phải thực hiện rất nhiều thủ tục trong bối cảnh hạn chế chuyến bay, quy định cách ly y tế… Ngày 2/9, chuyên gia Timothy Westbrook đã đặt chân tới Việt Nam. Ông Timothy Westbrook khẳng định, mình đã hoàn thành thời gian cách ly y tế, đang rất khỏe mạnh và bắt đầu làm việc tại Công ty chiếu xạ Sơn Sơn (quận Bình Tân, TP.HCM).
Theo ông Timothy Westbrook, khâu kiểm dịch chiếu xạ trước xuất khẩu là để đảm bảo nông sản an toàn. Công nghệ chiếu xạ tiên tiến cũng vì thế sẽ giúp ngăn ngừa dịch hại cây trồng. “Đây là nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục đưa trái cây nhiệt đới an toàn của Việt Nam sang Mỹ nhanh thuận lợi hơn”- ông Timothy Westbrook nói.
Mở rộng thị trường
Ông Timothy Westbrook (trái) kiểm tra cảm quan trái cây trước khi đưa vào chiếu xạ. Ảnh: N.V
Mỹ hiện là đối tác thương mại nông sản vô cùng quan trọng của Việt Nam, nhất là đối với xuất khẩu trái cây tươi. Theo ông Hoàng Trung, 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam vẫn xuất được 5.175 tấn trái cây sang Mỹ. So với cùng kỳ năm ngoái là 6.000 tấn, sự sụt giảm này là không đáng kể.
“Từ giờ đến cuối năm, lượng xuất khẩu sẽ còn tăng. Việc kết nối lại với chuyên gia kiểm dịch ngay Việt Nam giúp chúng ta hi vọng lượng xuất khẩu vẫn đảm bảo bằng hoặc hơn so năm 2019″- ông Trung nói.
Đặc biệt, các mặt hàng trái cây tiếp theo của Việt Nam sắp có cơ hội xuất khẩu sang Mỹ, trước hết là trái bưởi. Ở chiều ngược lại, Mỹ cũng sẽ xuất khẩu trái bưởi của mình sang thị trường Việt Nam. Ông Trung cho biết, nếu không có gì thay đổi, 2 bên sẽ thống nhất quy trình kỹ thuật, đưa ra tuyên bố chung vào cuối năm nay.
Ông Timothy Westbrook cho biết, cái khó đối với trái cây mới là chưa có trong lịch sử chương trình kiểm dịch tiền xuất khẩu. Vì thế cần phải kiểm soát tốt dịch hại trên cây trồng. Tuy nhiên những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là Hiệp định EVFTA đã tạo ra sự chuẩn bị cũng như chuyển biến nhận thức tốt hơn từ người trồng.
Việc mở cửa cửa thị trường cũng mất rất nhiều thời gian. Công tác marketing tiếp thị sản phẩm cần phải được chú trọng hơn. “Việt Nam có nhiều loại trái cây ngon nhưng bản thân tôi muốn tìm ở siêu thị Mỹ thì không phải lúc nào cũng có” – ông Timothy Westbrook nói.
Theo ông Hoàng Trung, với các thị trường khác nhau, mỗi nơi lại có yêu cầu khác nhau về kiểm dịch thực vật cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc Mỹ đặc cách, cử chuyên gia sang để bình thường hóa lại công việc đang tiếp tục khẳng định lại yêu cầu cần thiết phải chiếu xạ trái cây dưới sự giám sát của chuyên gia Mỹ trước khi xuất khẩu.
Việt Nam được hỗ trợ mở rộng xuất khẩu thanh long, chanh leo
IFC - một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, vừa ký biên bản ghi nhớ với Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để hỗ trợ những nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu cho trái cây chất lượng cao, trong đó có thanh long, chanh leo.
Việt Nam sẽ được hỗ trợ mở rộng xuất khẩu thanh long và chanh leo.
Trong bốn năm tới, IFC sẽ phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với trọng tâm là mở rộng xuất khẩu những loại trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế như thanh long và chanh leo. Đây là nhóm sản phẩm trái cây có tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất với tiềm năng mạnh mẽ trong tiếp cận các thị trường giá trị cao.
Mặc dù xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam đã tăng hơn gấp ba trong 5 năm từ 2013 - 2108, song hầu hết các sản phẩm vẫn được xuất khẩu qua các kênh không chính thức với mức giá kém cạnh tranh, do áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng còn chưa đầy đủ.
Để hỗ trợ giải quyết thách thức này, hai bên sẽ phối hợp nhằm cải thiện khung pháp lý và các dịch vụ công để mở cửa các thị trường xuất khẩu mới. Hai bên cũng sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm của thanh long và chanh leo bằng cách cập nhật và thực hiện các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, truy nguyên nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.
"Khi thuế không còn là rào cản thương mại do các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc đáp ứng yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vật là vô cùng quan trọng để nông sản Việt Nam có thể thâm nhập thị trường xuất khẩu" - ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết.
"Việc hợp tác với IFC sẽ hỗ trợ thúc đẩy những nỗ lực liên tục của chúng tôi nhằm hiện thực hóa tiềm năng xuất khẩu và sự thành công của dự án này sẽ là cơ sở để mở rộng áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp khác", ông Trung nói thêm.
Trên cơ sở hợp tác với Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc, Chính phủ Nhật Bản và Quỹ Tín thác Tăng trưởng Xanh Hàn Quốc trực thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, IFC sẽ hỗ trợ triển khai một hệ thống trực tuyến về các yêu cầu liên quan đến xuất khẩu thanh long và chanh leo vào năm 2022.
Dịch vụ hạ tầng chất lượng cũng sẽ được cải thiện để đảm bảo sản phẩm xuất khẩu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Những dịch vụ này bao gồm xây dựng tiêu chuẩn, kiểm nghiệm và chứng nhận tiêu chuẩn cho các sản phẩm thanh long, chanh leo tươi và chế biến để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
"Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những sụt giảm đột ngột về nhu cầu ở một số thị trường do các cuộc khủng hoảng gây ra, như đại dịch Covid-19 hiện nay", ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào phát biểu.
"Việc ký biên bản ghi nhớ này sẽ giúp bảo vệ việc làm và sinh kế cho hàng triệu công nhân, nông dân trong ngành kinh doanh nông nghiệp, góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp bền vững theo định hướng xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao hơn tại Việt Nam", ông Kyle Kelhofer nói.
Bạch Dương
Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu xoài do vi phạm mã số vùng trồng, cần giám sát chặt Mặc dù tỷ lệ số mã số vùng trồng trồng xoài đang bị phía Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu là không lớn, nhưng đây là một "tín hiệu" cho thấy công tác kiểm tra, giám sát và quản lý mã số vùng trồng đối với các nông sản xuất khẩu cần phải được rà soát, chấn chỉnh kịp thời. Cấp gần 1.000...