Xuất khẩu tôm trông đợi thuế giảm
Dù xuất khẩu không đạt kết quả như kỳ vọng trong năm 2019 nhưng con tôm Việt Nam vẫn đặt nhiều hy vọng ở năm mới 2020, khi một số hiệp định thương mại quan trọng như EVFTA sẽ có hiệu lực, hay thế vận hội mùa hè năm nay…
Hồi hộp chờ đợi EVFTA
EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng tỉ trọng. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018.
Dù kết quả năm 2019 không như kỳ vọng nhưng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường này trong năm mới. Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm nay.
Xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường EU trong năm mới. Ảnh: Nguyễn Vy
Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng Phòng xuất xứ hàng hóa ( Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương), thành viên tham gia phái đoàn đàm phán hiệp định thương mại EU (EVFTA) thông tin, thuế nhập khẩu vào EU hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) sẽ được giảm từ mức cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Riêng thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đây là một điểm cộng rất lớn cho Việt Nam trong cuộc đua tăng thị phần tại thị trường EU, vì cho tới nay, Việt Nam là nước duy nhất đã đàm phán được FTA tại thị trường này. Các đối thủ như Ấn Độ, Ecuado, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Bangladesh đều chưa có hoặc chưa kết thúc đàm phán.
Lợi thế về thuế quan cũng thể hiện rõ rệt ở sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh khi mức thuế phổ cập GSP giảm từ 4,2% về mức 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Trong khi, Thái Lan, Ecuado không được hưởng ưu đãi GSP nên mức thuế là 12%, Ấn Độ, Indonesia cũng phải chịu thuế ở mức 4,2%.
Kỳ vọng xuất khẩu tăng mùa Olympic
Nếu thị trường EU được chờ đợi sẽ bức phá nhờ lợi thế về ưu đãi thuế quan thì tại thị trường Mỹ, thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt Nam, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôm Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. Điều này đã tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm bao bột.
Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong top 6 nước xuất khẩu tôm và Mỹ, chiếm 8,8% tổng giá trị nhập khẩu tôm của nước này. Trong khi Trung Quốc đã phải lui về vị trí chót bảng, chỉ còn chiếm 3% tổng giá trị.
Ngoài ra, tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm mới này.
Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm tăng cao. Nguyễn Vy
Riêng tại thị trường Nhật Bản – thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam, Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm tăng cao.
Đại diện Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, tại Nhật Bản, các san phâm tôm chê biên săn vơi tính tiện dung cao đang được ưa chuộng, có nhiều điều kiện để tăng trương tôt thơi gian tơi.
Nguyên nhân là do ngành kinh doanh thưc phâm ăn săn cua Nhật Ban phát triên khi sô ngươi độc thân gia tăng, ty lệ nội trơ giam. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp Việt phải tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, gia tăng các sản phẩm chế biến sâu.
Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thêm nữa, cần chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 10/1: Giá thịt heo nhập khẩu rẻ, lo cạnh tranh
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở miền Bắc tiếp tục duy trì trạng thái ổn định, từ 78.000 - 86.000 đồng/kg; trong khi giá heo hơi ở miền Trung, miền Nam tuy giảm nhẹ nhưng vẫn đứng ở mức khá cao. Hiện đang vào dịp cao điểm tiêu thụ thịt heo phục vụ Tết Nguyên đán nên dù giá thịt có cao thì sức mua cũng đã cải thiện đáng kể.
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở miền Bắc: Ổn định, sức mua tăng
Sau khi các doanh nghiệp lớn giữ ổn định giá heo hơi, thị trường heo hơi ở miền Bắc đi vào trạng thái ổn định với mức giá khá cao, giá heo hơi hôm nay 10/1 đạt bình quân từ 78.000 - 86.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá heo hơi tại Thái Nguyên, Phú Thọ đứng ở mức 78.000 - 80.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đạt 82.000 - 83.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Hải Dương đạt 84.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lạng Sơn đạt 83.000 - 85.000 đồng/kg; trong khi đó, giá heo hơi tại Hưng Yên vẫn ổn định ở mức 85.000 - 86.000 đồng/kg.
Giá heo hơi đi vào trạng thái ổn định, cộng với sức mua lớn hơn vào dịp Tết Nguyên đán nên lượng heo tiêu thụ tại chợ đầu mối gia súc gia cầm Hà Nam tương đối nhiều, thậm chí có lúc còn cháy chợ. Tại các chợ dân sinh, giá thịt heo giảm nhiệt cũng khiến người tiêu dùng quay trở lại sử dụng nhiều hơn, từ đó kích thích thị trường.
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở các địa phương giữ trạng thái ổn định giúp giá thịt heo giảm nhẹ, từ đó kích thích tiêu dùng. Ảnh: I.T
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở miền Trung: Chặn được đà giảm
Tương tự thị trường miền Bắc, giá heo hơi hôm nay 10/1 ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đi vào trạng thái ổn định, chặn được đà giảm.
Theo đó, giá heo hơi tại Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đang ở mức 81.000 - 82.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo hơi tại Quảng Nam, Quảng Ngãi dao động trong khoảng 84.000 - 86.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Bình Định xuống còn 78.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Bình Thuận đạt 80.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Tây Nguyên cũng dao động trong khoảng 78.000 - 80.000 đồng/kg; cụ thể, giá heo hơi tại Kon Tum đạt 72.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Gia Lai 76.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở miền Nam: Ngang bằng miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 10/1 ở các tỉnh miền Nam hiện tương đương mức giá miền Bắc, đạt khoảng 78.000 - 85.000 đồng/kg.
Theo đó, giá heo hơi tại Tây Ninh, Sóc Trăng, Bạc Liệu, Bình Phước, Bến Tre, Tiền Giang, An Giang và Kiên Giang xuống còn 78.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Đồng Nai ổn định ở mức 80.000 - 82.000 đồngkg.
Các địa phương còn lại như Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, TP HCM báo giá trong khoảng 83.000 - 85.000 đồng/kg.
Giá thịt heo nhập khẩu bao nhiêu?
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngoài hơn 1.600 doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thịt heo và các sản phẩm thịt heo vào Việt Nam, hiện có thêm 50 doanh nghiệp từ Mỹ, Pháp, Bỉ... muốn cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam. Dự kiến, Việt Nam sẽ nhập thêm khoảng 100.000 tấn thịt heo từ nay đến hết quý I/2020
Sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là thịt cắt mảnh tươi, ướp lạnh, đông lạnh các loại như nạc thăn, vai, mông, sườn, ba chỉ...
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 11/2019, giá nhập bình quân là 26.000 đồng/kg, cộng các loại thuế, phí, giá thịt heo nhập khẩu bán ra thị trường khoảng 33.000-35.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 9/1: Cao nhất thị trường 86.000 đồng/kg Giá heo hơi hôm nay 9/1 ghi nhận sự ổn định ở cả ba miền, dao động trong khoảng 78.000 - 86.000 đồng/kg. Mức giá này đã có sự cải thiện so với vài ngày trước nhưng cũng không tăng quá "nóng", đảm bảo bình ổn thị trường về lâu dài. Giá heo hơi hôm nay 9/1 ở miền Bắc: Hưng Yên đạt...