Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam trong 5 năm qua, mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong sản xuất và xuất khẩu, đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%.
Cụ thể, diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4%/năm, sản lượng tăng trung bình 5,7%/năm, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Đáng nói, sản lượng tôm chân trắng tăng gần 41% sau 5 năm, với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua.
Cũng trong giai đoạn này, các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam là: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạng nhất với mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%, tiếp đó là EU, Hàn Quốc.
Video đang HOT
Trong tổng lượng xuất khẩu tôm Việt Nam, sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn, cao nhất là thị trường Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.
Tại những thị trường chính, thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác là Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA với Việt Nam. Đây sẽ là ưu thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 và những năm tới./.
PV
Năm 2019 công ty mẹ Minh Phú (MPC) báo lãi 649 tỷ đồng giảm 9% so với cùng kỳ
Riêng quý 4/2019 lãi gộp công ty mẹ Minh Phú (MPC) giảm tới 70% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm chi phí lãi ròng đạt 164 tỷ đồng giảm 8% so với quý 4/2018.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC) đã công bố BCTC quý 4/2019 của công ty mẹ.
Theo đó, riêng quý 4/2019 công ty mẹ có doanh thu thuần đạt 2.365 tỷ đồng giảm 37% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán chiếm tới 96% trong khi cùng kỳ chỉ là 91% khiến lãi gộp giảm mạnh 70% từ 330 tỷ đồng xuống chỉ còn 97,6 tỷ đồng.
Trong kỳ công ty mẹ thu về 183 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp 3,8 lần cùng kỳ trong đó có 151 tỷ đồng đến từ cổ tức được chia từ các công ty con. Đáng chú ý các khoản chi phí trong kỳ được công ty mẹ tiết kiệm đáng kể, chi phí tài chính giảm mạnh từ 169 tỷ đồng xuống chỉ còn 33 tỷ đồng nhờ giảm mạnh chi phí lãi vay, giảm lỗ chênh lệch tỷ giá; Chi phí bán hàng cũng giảm tới 80% chủ yếu do giảm mạnh chi phí khấu hao tài sản cố định; Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ 77,6 tỷ đồng xuống còn gần 20 tỷ đồng.
Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, công ty mẹ lãi ròng 164,5 tỷ đồng giảm 8% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần đạt 10.763 tỷ đồng giảm 10,6% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 649 tỷ đồng giảm 9% so với năm 2018.
Năm 2019, MPC đặt mục tiêu sản lượng xuất khẩu đạt 77.400 tấn, doanh thu xuất khẩu 850 triệu USD; lợi nhuận trước thuế 1.430 tỷ đồng (tăng 60% so với năm 2018). Hiện Minh Phú chưa công bố BCTC hợp nhất 2019 nhưng trong một báo cáo trước đó Minh Phú cho biết kết thúc năm 2019, kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn không đạt được kế hoạch đề ra trong đó sản lượng sản xuất đạt 59.548 tấn, giảm 9,05%; doanh số xuất khẩu đạt 643 triệu USD, giảm 14,25%, sản lượng xuất khẩu 57.709 tấn, giảm 14,69%.
Công ty cho biết thời tiết và dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn tôm nguyên liệu của Minh Phú trong năm 2019. Ngoài ra, nguồn tôm nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, làm tình hình cạnh tranh nguyên liệu với các nhà máy cũng trở nên nghiêm trọng hơn, giá nguyên liệu trong nước tăng cao trong khi giá bán không tăng tương ứng dẫn đến kết quả kinh doanh Minh Phú không đạt được kỳ vọng. Về vùng nuôi, do tình hình mưa nhiều, nguồn tiền giải ngân khá chậm nên hoạt động xây dựng vùng nuôi công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn.
Ngày 16/1/2020 vừa qua, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) nhận được thông tin qua báo chí về việc Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) đã chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (Thuế CBPG) đối với MSeafood, công ty con của Tập đoàn Minh Phú tại Hoa Kỳ, (Điều tra EAPA) và áp dụng biện pháp tạm thời sơ bộ theo cáo buộc của tổ chức "Ủy ban Thực thi Thương mại Tôm Hoa Kỳ" (AHSTEC).
Phản hồi lại, Công ty trong thông cáo mới nhất cho rằng chưa nhận được văn bản chính thức nào từ CBP về vấn đề này. Trong khi đó liên quan đến sản phẩm tôm của Minh Phú bị Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) Mỹ áp dụng biện pháp tạm thời, Bộ Công thương khẳng định kiên quyết chống lẩn tránh thuế song cũng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Tú Anh
Theo Tài chính Plus/MPC
Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh trong năm 2019 Australia là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 7 của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Sau khi sụt giảm năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia năm 2019 tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, tính tới...