Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ vẫn khả quan, bất chấp đại dịch
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tính đến 15/3 vừa qua đạt gần 93 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ tính đến 15/3 vừa qua đạt gần 93 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Sở dĩ xuất khẩu tôm tăng như vậy là thời điểm này dịch bệnh chưa bùng phát mạnh ở Mỹ.
Dịch Covid-19 lây lan rộng ở Mỹ bắt đầu từ tháng 3/2020 khiến hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có tôm vào thị trường này bị gián đoạn. Nhu cầu nhập khẩu, lượng tiêu thụ cũng giảm mạnh do việc thắt chặt để kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tôm ở phân khúc bán lẻ vẫn tăng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ vẫn khả quan, bất chấp đại dịch.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho hay, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng như: tôm dễ bóc vỏ, tôm tẩm bột… để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của phân khúc này.
Video đang HOT
Vasep dự báo lạc quan, nếu hết quý 2/2020, dịch Covid-19 ở Mỹ được khống chế, kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá giai đoạn rà soát lần thứ 14 (POR 14) vẫn khả quan như giai đoạn trước (POR13) thì xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ dự báo sẽ tăng 3% đạt khoảng 675 triệu USD trong năm 2020./.
Thủy Chung
Ảnh hưởng dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản tháng 3/2020 giảm mạnh gần 20%
Xuất khẩu thủy sản sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất (-40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.
Ảnh minh họa.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, dịch Covid-19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 549 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. Xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất (-40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.
Xuất khẩu sang Mỹ giảm ít hơn các thị trường khác (-8.6%) có thể nhờ sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại phân khúc bán lẻ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ nói chung giảm nhưng nhu cầu các sản phẩm tươi, sống, đóng hộp vẫn tăng. Trong tuần đầu tháng 3, doanh số bán lẻ thủy sản đóng hộp tại Mỹ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu nhập khẩu trở lại nhưng đơn đặt hàng không nhiều, hơn nữa, khách hàng Trung Quốc muốn ép giá mặc dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch. Hơn nữa, sau khi dịch Covid-19 bớt căng thẳng tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này có nhu cầu nhập khẩu nhưng khó tiếp cận các nguồn tài chính để vay vốn.
Dịch bùng phát, nhiều nước phong tỏa khiến cho hoạt động thương mại đình trệ, do vậy xuất khẩu sang các thị trường sụt giảm mạnh. Các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng tập trung chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tiêu thụ chậm khiến việc thanh toán cũng bị trì hoãn ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của doanh nghiệp.
Trong tháng 3/2020, xuất khẩu cá tra và cá ngừ đều giảm trên 29%, xuất khẩu mực- bạch tuộc giảm mạnh hơn trên 31%, trong khi xuất khẩu tôm giảm 15%.
Tính đến hết tháng 3/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14%. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất (-31%) , chủ yếu do giảm sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm. xuất khẩu tôm giảm nhẹ 4,3%, trong khi xuất khẩu các mặt hàng hải sản giảm sâu (cá ngừ giảm 13,5%, mực-bạch tuộc giảm 28%).
Hiện nay, giá tôm, cá tra nguyên liệu đều giảm vì người nuôi sợ rớt giá thu hoạch sớm, một số doanh nghiệp tạm ngừng mua nguyên liệu vì đơn hàng giảm (bị hoãn, hủy, không có đơn hàng mới), kho lạnh để trữ hàng bị đầy và thiếu. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu nguyên liệu vào cuối năm, khi dịch bệnh hết, nhu cầu tăng lại nếu người nuôi hạn chế hoặc bỏ ao vì không trụ được ở giai đoạn này.
Diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.
Theo VASEP, doanh nghiệp thủy sản đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành liên quan nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19: miễn nộp kinh phí Công đoàn, giảm thuế TNDN, giảm giá điện, thuê kho lạnh, gia hạn thanh toán điện, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra và chuẩn bị phương án và điều kiện để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu sau dịch.
Quỳnh Anh
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của tôm Việt Nam trong 5 năm qua, mức tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong...