Xuất khẩu thủy sản thời Covid-19: Cơ hội tăng bán lẻ, đồ hộp
Quán ăn, nhà hàng đóng cửa; lễ hội không được tổ chức nên lượng tiêu thụ thủy hải sản giảm mạnh. Xuất khẩu thủy sản đang chịu những tác động không nhỏ bởi dịch Covid-19.
Không có đơn hàng mới
Ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) chia sẻ, cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 mới bùng phát ở Trung Quốc, ngành thủy sản trong nước chỉ bị ảnh hưởng ở các mặt hàng như cá tra, tôm hùm.
Tới thời điểm hiện tại, khi dịch lan rộng ra Mỹ, Hàn Quốc, các nước châu Âu… thì tất cả các mặt hàng thủy sản đều bị ảnh hưởng. Các nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald đóng cửa, nhiều lễ hội bị cấm tổ chức nên lượng tiêu thụ thủy, hải sản giảm mạnh.
Hàng loạt đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng. Nhiều khách hàng mới có kế hoạch ghé thăm doanh nghiệp, tham quan nhà máy, sản phẩm để bàn việc hợp tác cũng bị đình trệ.
“Dù chỉ hoạt động 50% công suất nhưng may mắn là chúng tôi vẫn còn hàng để làm, chưa phải đóng cửa” – ông Lĩnh thông tin.
Các sản phẩm của Thuận Phước đều là hàng giá trị gia tăng đi vào các siêu thị ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Trong đó, châu Âu là thị trường lớn nhất với hơn 50% tổng sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Lượng tiêu thụ thủy hải sản giảm mạnh do nhiều quán ăn, nhà hàng đóng cửa (ảnh minh họa). internet
Video đang HOT
Đây cũng là 3 thị trường đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh. Do một số đơn hàng đã ký từ trước và giao hàng từ đầu năm nên kết quả kinh doanh quý I/2020 có thể không thay đổi nhiều. “Tuy nhiên, sang quý II, doanh số sẽ bị tác động lớn, vì không ký thêm được nhiều hợp đồng mới” – ông Lĩnh cho biết.
Ông Nguyễn Văn Kịch – Tổng Giám đốc Công ty Cafatex kể, công ty ông có một số container hàng đông lạnh bán cho khách hàng Trung Quốc nhưng còn tồn lại trong kho, chưa xuất khẩu được.
Khi dịch bệnh bắt đầu căng thẳng ở Trung Quốc, Cafatex dự tính xuất khẩu lô hàng này sang các thị trường châu Âu, Mỹ để giải phóng hàng tồn. Dự định chưa kịp thực hiện thì dịch bệnh lây tiếp sang châu Âu, mọi việc tiếp tục đình trệ tới giờ.
Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng chia sẻ, tình hình xuất khẩu sẽ còn ảnh hưởng trong vài tháng nữa, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại các thị trường chính của Việt Nam. Hiện, nhiều cơ sở đã phải cắt giảm lao động, đóng cửa một phần nhà máy…
Vẫn có “điểm sáng”
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số đơn hàng xuất khẩu thủy sản đến thời điểm này của các doanh nghiệp đã giảm từ 35 – 50% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự báo trong 3 tháng đầu năm, việc tạm đóng các cửa khẩu có thể làm giảm ít nhất 20% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, EU… cũng bị ảnh hưởng.
Cá tra là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm, chỉ đạt hơn 210 triệu USD, giảm 32% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hải sản 2 tháng đầu năm cũng giảm 7%. Trong đó, giảm mạnh nhất là mực, bạch tuộc, cá ngừ, nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Đại diện một doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản tại Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, đã tranh thủ trữ cá ngừ nguyên liệu từ giữa năm 2019 khi giá giảm. Tuy nhiên, đến nay, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lượng tàu cá ra khơi hạn chế nên nguồn hàng khan hiếm. Số nguyên liệu dự trữ trong kho sắp cạn.
“Giá nguyên liệu đang tăng từng ngày nên việc tìm kiếm được nguồn hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rất khó khăn. Nếu có, doanh nghiệp phải chấp nhận tăng chi phí đầu vào” – vị này phân tích.
Theo đánh giá của VASEP, tuy còn không ít khó khăn nhưng vẫn có nhiều “điểm sáng” mà doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội để phát triển kinh doanh. Tại thị trường châu Âu, cá tra Việt Nam chủ yếu đi vào hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm. Đây là cơ hội cho ngành cá tra khôi phục lại, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực.
Ngoài ra, giá cá minh thái (một loại cá thịt trắng) ở châu Âu hiện đang tăng cao. Các nhà máy chế biến EU có thể sẽ cân nhắc thay thế một phần cá thịt trắng này bằng cá tra Việt Nam khi thuế nhập khẩu cá tra trong EVFTA giảm từ 5% xuống 0%.
Tại thị trường Mỹ, dự báo sản lượng tiêu thụ năm nay sẽ tốt hơn 2019 vì tồn kho đã hết. Dịch bệnh ở Mỹ dù lan rộng nhưng cá tra vẫn có thể đứng vững trên thị trường này. Nguyên nhân là do các nhà máy chế biến thủy sản ở Trung Quốc bị đóng cửa, sản lượng cá minh thái đưa sang Mỹ giảm, nhiều nhà nhập khẩu sẽ chọn cá tra để thay thế.
Riêng với các mặt hàng hải sản xuất khẩu, hiện nay nhu cầu có xu hướng giảm ở các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc. Chỉ châu Âu vẫn có nhu cầu nhiều về phân khúc đồ hộp. Do đó, một số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản xuất đồ hộp cho thị trường này. “Sau dịch, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc sẽ tăng trở lại. Nếu chuẩn bị tốt, hoạt động xuất khẩu chính ngạch sẽ tăng trong khi xuất khẩu thông qua thương lái, nhà máy gia công sẽ giảm” – đại diện VASEP nhận định.
Giữa tháng 3, 15.000 tấn nông sản xuất sang Trung Quốc qua Móng Cái
Sau một thời gian trầm lắng do tác động của dịch Covid-19, tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đã cho thấy có dấu hiệu khởi sắc, việc thông quan hàng hóa diễn ra bình thường nhưng tốc độ chậm do phải tuân thu nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.
Thông tin từ Bộ NNPTNT, thống kê cua các địa phương những ngày gần đây cho thấy, chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) đã thông quan được 169 container hoa quả (thanh long, xoài, mít, chuối) tương đương 3.524 tấn, 290 container bột sắn tương đương 10.046 tấn, 165 container thuy hải sản tươi sống tương đương 1.586 tấn sang thị trường Trung Quốc.
Tại cửa khẩu này không có hiện tượng hoa quả tồn qua ngày.
Tại Lạng Sơn còn khoảng hơn 1.000 xe hàng, chu yếu là các loại trái cây, nông sản chờ xuất khẩu.
Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan. Ảnh: Hồng Chinh
Tại nhiều địa phương, hoạt động thu mua nông sản xuất sang thị trường Trung Quốc đã được khởi động trở lại sau khi nước này đạt được nhiều kết quả quan trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Đại diện Hiệp hội Thanh long Long An cho biết, hiện tiêu thụ thanh long tương đối ổn do Trung Quốc nhập hàng trở lại. Giá thanh long ruột đỏ đã lên 18.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 14.000 đồng/kg.
Để việc thông quan hàng hóa thuận lợi, lấy lại nhịp độ xuất khẩu ở thị trường quan trọng Trung Quốc, Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm hải quan, kiêm dịch và các lực lượng chức năng tăng cương các biện pháp hô trơ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không đê ư đọng hang hoa trên cac tinh biên giơi với Trung Quôc.
Hô trơ hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thuy sản, phát triển thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ, kinh doanh thực phẩm, hàng nông sản.
Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về thương mại, quản lý thị trường, lưu thông, cung ứng hàng hóa; kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, gây tâm lý hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng; hương dẫn các địa phương cân đôi cung câu hang hóa, tranh đưa hang hóa nhiêu lên cac tinh biên giơi tạo ùn tăc, ư đọng hang hoa.
Đối với tiêu thu trong nươc, Bộ Công Thương chu trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT chuẩn bị đa dạng các biện pháp phân phối hàng hóa, kích cầu tiêu dùng trong nước để chuẩn bị cho các vụ thu hoạch rau, cu, quả.
Vận động mạnh mẽ phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, trong đó có sản phẩm nông sản; hỗ trợ phân phối sản phẩm trên thị trường online trực tuyến, đẩy mạnh hỗ trợ dịch vụ nhận hàng mua, bán sản phẩm và lưu thông sản phẩm với chi phí tối thiểu.
Những thứ phải tích trữ khi tự cách ly phòng dịch Covid-19 Cách ly là biện pháp tốt nhất để phòng chống dịch Covid-19. Dưới đây những thứ người dân nên chuẩn bị trong trường hợp bị cách ly tại nhà. Mới đây, hàng trăm công dân Mỹ sau khi sơ tán khỏi tâm dịch Covid-19 Hồ Bắc (Trung Quốc) trở về, đều phải trải qua kiểm dịch và cách ly nghiêm ngặt 14 ngày....