Xuất khẩu thủy sản sẽ khởi sắc?
Chỉ trong 4 ngày đầu tháng 9, ngành thủy sản Việt Nam liên tiếp đón tin vui từ thị trường Mỹ khi mức thuế chống bán phá giá cho tôm, cá tra đều giảm đáng kể. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung căng thẳng, đây có thể coi là một trong những cơ hội để tăng xuất khẩu vào Mỹ.
4 ngày 3 “tin vui”
Những ngày qua, tôm cá Việt Nam liên tục nhận tin vui từ thị trường Mỹ. Ngày 10.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12, giai đoạn từ 1.2.2016- 31.1.2017) là 4,58% cho Công ty Fimex ( Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, bị đơn bắt buộc); mức thuế áp dụng cho tất cả các công ty khác cũng bằng Fimex.
Tôm, cá tra đang có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ảnh: T.L
Như vậy, mức thuế CBPG tôm Việt Nam tại Mỹ đã giảm từ trên 25% xuống chỉ còn dưới 5%. Đây được xem như một thắng lợi bước đầu của ngành tôm Việt Nam sau nhiều năm bị “kiện cáo” tại thị trường Mỹ.
Chỉ 3 ngày sau đó, cũng chính DOC cũng ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1.8.2016 đến 31.7.2017 đối với sản phẩm cá tra – basa của Việt Nam. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg; thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó POR13.
Tiếp đó, ngày 14.9, Cục Kiểm tra an toàn Thực phẩm (FSIS, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ) đề xuất công nhận hệ thống quản lý ngành cá Việt Nam tương đương với Mỹ, đồng nghĩa với việc Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào thị trường này.
Đây thực sự là những tin vui cho ngành tôm, cá tra Việt Nam. Riêng với cá tra, việc được FSIS đề xuất công nhận là một nỗ lực lớn của toàn ngành khi trước đó, luật Farmbill, sau đó là chương trình thanh tra cá da trơn khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh từ giữa năm 2017 đến nửa đầu năm nay.
Video đang HOT
Cơ hội mở rộng xuất khẩu
Ông Trương Đình Hoè – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, việc FSIS đề xuất công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ chứng minh quy trình sản xuất cá tra của Việt Nam được tổ chức kiểm soát tốt và hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh cá tra Việt Nam không chỉ riêng ở thị trường Mỹ mà còn ở các thị trường nhập khẩu khác hiện nay.
Dù có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ nhưng trên thực tế, tôm, cá Việt Nam vẫn đang phải từng ngày “chiến đấu” khó khăn tại thị trường này. Riêng cá tra, đang phải cạnh tranh khốc liệt với các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết (cod), cá lưỡi trâu, cá minh thái…
Theo ông Hoè, với cơ chế công nhận tương đương như hiện nay, khi có những biến động lớn, Mỹ vẫn có thể ngừng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Do vậy, song song với việc cố gắng để được công nhận tương đương, Việt Nam đã nộp đơn khiếu kiện chương trình thanh tra cá da trơn và yêu cầu tham vấn tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
“Chương trình thanh tra cá da trơn không chỉ quá khắc nghiệt mà còn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) theo thoả thuận WTO giữa các quốc gia với nhau. Do vậy, chỉ khi WTO phán quyết biện pháp này không phù hợp với thoả thuận của WTO và bãi bỏ thì lúc đó các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ mới thực sự yên tâm” – ông Hòe nhận định.
Về rào cản thuế chống bán phá giá, hiện đang là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ chịu mức thuế suất cao nhất kể từ trước đến nay trong POR13, ở mức 3,87 USD/kg. Mức thuế này khiến Việt Nam chỉ còn 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Trong khi, mức thuế trong POR14 vừa được công bố mới là kết quả sơ bộ. Do vậy, từ nay đến cuối năm 2018, sẽ khó có thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy ngành cá tra phát triển bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất theo chuỗi.
Còn theo ông Lực, cần kiểm soát hệ thống cung ứng tôm giống chặt chẽ hơn, thực hiện các vùng nuôi lớn, quy mô trang trại theo chuẩn quốc tế trên cơ sở thành lập HTX nuôi hoặc tích tụ ruộng đất. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp giảm giá thành sản xuất tôm Việt Nam, vì hiện nay mức giá thành của Việt Nam vẫn còn cao, trên 1USD/kg.
Theo Danviet
Cá tra Việt Nam hết "một mình một chợ": Phải thay đổi thôi
Tại hội nghị "Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai đề án giống cá tra 3 cấp" (Bộ NNPTNT tổ chức ngày 21.8), nhiều ý kiến cho rằng, nhiều năm trước đây, cá tra là sản phẩm độc quyền của Việt Nam trong cả sản xuất lẫn chế biến và xuất khẩu. Thế nhưng, lợi thế "một mình một chợ" đó tới đây sẽ không còn nữa...
Áp lực cạnh tranh từ quốc gia khác
Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngành cá tra Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành, phát triển và có những đóng góp rất quan trọng vào sự lớn mạnh của ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 1997, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,65 triệu USD, chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản thì đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đã vượt mức 1,7 tỉ USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản. VASEP nhận định, trong 20 năm qua, có thể nói cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu.
Theo đó, sản phẩm này ngày càng được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là với những thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Hongkong, các nước ASEAN...
Một doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ tham gia xuất khẩu cá tra. Ảnh: H.X
Tuy nhiên, thời gian gần đây một số quốc gia đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất loại thủy sản này, tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam. "Sản lượng nuôi cá tra tại Indonsia đã đạt 110.000 tấn/năm. Hiện Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch được 10.000 tấn cá tra ở đảo Hải Nam. Những quốc gia này sử dụng công nghệ cao, tập trung mạnh vào chất lượng thay vì số lượng" - ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết.
Còn ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản thì cho hay, hiện Ấn Độ đã có sản lượng cá tra nuôi đạt 650.000 tấn/năm, Bangladesh cũng có tới 450.000 tấn. "Việc các nước đầu tư vào con cá tra sẽ tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, tới đây những vấn đề về mặt định hướng cần phải quan tâm chú trọng" - ông Cẩn nói.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường Trung Quốc và Hongkong dẫn đầu về nhập khẩu cá tra nước ta nhưng thiếu ổn định và rất dễ gặp rủi ro. Trong tương lai không xa, Trung Quốc cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này, do đó nếu không sớm có giải pháp chiến lược, sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ.
Chế biến cá tra xuất khẩu.
Dân ồ ạt thả nuôi
Theo đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL, từ đầu năm 2018 đến nay, người dân nhiều nơi ồ ạt thả nuôi cá tra. Tại TP.Cần Thơ, diện tích thả nuôi đã tăng hơn 16% so với cùng kỳ, giá cá nguyên liệu cũng bắt đầu giảm còn 26.000 - 26.500 đồng/kg nhưng người nuôi vẫn có lãi. Dự báo từ nay đến cuối năm, nguồn cá nguyên liệu vẫn còn nhiều.
Còn tại tỉnh Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi đã đạt hơn 1.800ha, tăng 99ha so với cùng kỳ năm 2017. Tại tỉnh Kiên Giang, một số hộ dân ở địa phương này đã tự ý chuyển đổi 800ha đất trồng lúa sang đào ao ương cá tra, nâng tổng diện tích nuôi cá lên hơn 1.300ha.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra Trung Quốc và Hongkong - thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Ngoài ra, ngành hàng này tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn từ rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu mức thuế chống phá giá cao kỷ lục (từ 3,87% lên 7,74% USD/kg). Ả Rập Saudi vẫn đang tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Khối các nước Hồi giáo vùng Trung Đông cũng có nhiều quy định nghiêm ngặt và đặc thù về bao gói, chất lượng sản phẩm, quy trình nuôi theo tiêu chuẩn Halal, mật độ nuôi đến cách chế biến/giết mổ động vật và đòi kiểm soát luôn cả toàn chuỗi.
Trước tình hình trên, ông Quốc đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cố gắng xây dựng các dòng sản phẩm cá tra phi lê chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm với những dòng sản phẩm giá trị gia tăng để tạo nên nét khác biệt.
"Cần thiết phải có trung tâm logistics nghề cá cho ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Khi đó sẽ cạnh tranh về chi phí hiệu quả hơn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa được quản lý thống nhất" - ông Quốc nêu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, 2018 là năm đầu tiên xuất khẩu cá tra có thể đạt con số trên 2 tỷ USD. Để phát huy lợi thế sẵn có và khắc phục những khó khăn đang tồn tại, người nuôi và các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện tái cơ cấu để có sản lượng lớn, cung cấp với giá thành đủ sức cạnh tranh. Bộ NNPTNT ghi nhận ý kiến của các bên liên quan và sẽ có cơ chế chính sách phù hợp.
Theo Danviet
"Bơm" nguồn vốn khủng 1,75 triệu USD phát triển thủy sản ĐBSCL Đó là kinh phí được huy động cho dự án Thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa được ký kết khởi động chính thức tại Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản - Vietfish 2018. Dự án nằm trong mô hình hợp tác công tư...