Xuất khẩu thủy sản “hụt hơi” chỉ về đích trên 8 tỷ USD?
Theo các chuyên gia dự báo, trị giá xuất khẩu thủy sản năm cả 2020 chỉ đạt 8,26-8,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Đây là con số sụt giảm đáng kể so với mục tiêu 10 tỷ USD mà toàn ngành đặt ra.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu thủy sản đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Về ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL trong tháng 8/2020 tăng nhẹ đạt khoảng 200 đ/kg so với tháng trước, giao động trong khoảng 17.500-18.000 đ/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con). Nhìn chung, thị trường vẫn diễn biến chậm do tình hình xuất khẩu vẫn ảm đạm với lượng đặt hàng mới yếu, lượng tồn kho cao cùng với giá xuất khẩu thấp.
“Dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến cá tra trong nước. Dự báo trong thời gian tới, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tiếp tục ổn định do những tác động của thị trường thế giới khi bị ảnh hưởng của đại dịch”, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.
Với mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là tôm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 quay trở lại, giá tôm thương phẩm tại ĐBSCL tháng 8/2020 có dấu hiệu giảm nhẹ so với tháng 7/2020. Điển hình như, tại Bạc Liêu, tôm sú ướp đá cỡ 20 con/kg giảm 20.000 đ/kg còn 190.000 đ/kg, cỡ 30 con/kg giảm 20.000 đ/kg xuống 160.000 đ/kg, cỡ 40 con/kg giảm 10.000 đ/kg xuống 130.000 đ/kg…
Tình hình nuôi tôm từ nay đến cuối năm được sẽ còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng về thời tiết, khí hậu, khả năng xâm nhập mặn tại ĐBSCL.
Về xuất khẩu thủy sản nói chung, Bộ NN&PTTN dự báo, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở các quốc gia trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong suốt quý III/2020.
Video đang HOT
Không ít chuyên gia dự báo, trị giá xuất khẩu thủy sản năm 2020 chỉ đạt 8,26-8,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2019.
Bên cạnh những bất lợi, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhìn nhận, thủy sản Việt Nam đang có những lợi thế cạnh tranh nhất định với các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19.
Tuy nhiên, để đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,… nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao như các sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp để phù hợp với những thay đổi mới của thị trường.
Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 cũng mở ra không ít cơ hội cho thủy sản Việt. Từ đầu tháng 8/2020 đến nay, xuất khẩu thủy sản sang EU có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực…
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, EU là thị trường quan trọng với thủy sản. Để tận dụng được lợi ích về thuế quan, các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, những tháng cuối năm nay, toàn ngành sẽ tiếp tục tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng, cá tra) và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững.
Đồng thời, triển khai quyết liệt, hiệu quả các khuyến nghị mà Liên minh châu Âu đưa ra đối với Việt Nam để gỡ “thẻ vàng” và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững…
Tổng trị giá thủy sản nhập khẩu 8 tháng năm 2020 đạt 1,14 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2020 chủ yếu là từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 13,8%), Nauy (11,8%), Nhật Bản (10,2%).
Đơn hàng xuất khẩu thủy sản bật tăng sau khi EVFTA có hiệu lực
Sau hơn 1 tháng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (ngày 1/8/2020-PV), đơn hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU ghi nhận tăng rõ rệt so với tháng trước đó.
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường EU, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, nhất là hàng hóa nông sản.
Việt Nam có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản còn EU lại có nhu cầu lớn các mặt hàng này với trị giá nhập khẩu chiếm 8,4% tổng trị giá nhập khẩu hàng năm. Điều đó cho thấy, dư địa tăng trưởng xuất khẩu nông sản vào thị trường EU vô cùng lớn.
Theo đánh giá bước đầu, sau hơn 1 tháng EVFTA có hiệu lực và được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU.
Điển hình, từ đầu tháng 8/2020 đến nay, xuất khẩu thủy sản có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7/2020. Trong đó mặt hàng tăng tập trung nhiều vào tôm và mực...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, EVFTA thực thi, doanh nghiệp thủy sản đã có thêm lợi thế về thuế suất cũng như thuận lợi hơn các thủ tục pháp lý liên quan sang EU.
EU là thị trường quan trọng với thủy sản. Để tận dụng được lợi ích về thuế quan, các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics... nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong Hiệp định EVFTA.
Ở góc độ đại diện doanh nghiệp, phân tích sâu hơn về sự chuẩn bị của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ EVFTA, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nhấn mạnh, Vasep đã chủ động phối hợp với Bộ Công Thương suốt 2 năm qua và kỳ vọng cộng đồng doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhiều nhất có thể thông tin về EVFTA.
Sự chủ động của doanh nghiệp thủy sản được thấy khá rõ thông qua việc doanh nghiệp rất quan tâm về thông tin liên quan tới EVFTA.
Theo ông Nam, các chương trình Vasep phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tập huấn về EVFTA riêng cho lĩnh vực thủy sản, các doanh nghiệp hội viên Vasep đều có người tham dự trực tiếp, đưa ra nhiều vấn đề hỏi đáp.
Ông Nam cho rằng, với các FTA như EVFTA hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngoài về thuế có lợi thế, còn những chương khác đề cập đến vấn đề phát triển bền vững, về sở hữu trí tuệ, về kỹ thuật phi thuế quan...
"Trong xu thế hiện nay khi thuế giảm xuống hoặc về 0% thì để thực hiện cam kết trong các vấn đề còn lại, Chính phủ và doanh nghiệp sẽ phải có chung quá trình nội luật hóa, có thêm năng lực để đáp ứng được những cam kết, đặc biệt vấn đề về bền vững, lao động, môi trường,... trong đó có cả câu chuyện về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức...", ông Nam nhấn mạnh.
Không ít chuyên gia và doanh nghiệp thủy sản cho rằng, thời gian tới để xuất khẩu tăng trưởng tốt hơn, mở rộng thị phần tại EU, việc quan trọng còn là Việt Nam phải cấp bách gỡ "thẻ vàng" chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Điều này sẽ giúp mở cánh cửa vào EU cho rất nhiều doanh nghiệp hiện chưa thể xuất khẩu vào thị trường này...
Mặt khác, hiện EU đã cấm sử dụng chất chống ô xi hóa để bảo quản sản phẩm thức ăn thủy sản. Đối với một số sản phẩm có nguồn gốc sinh vật gây bệnh nhất định, EU không cho phép nhập khẩu nhằm tránh việc nhiễm và lây lan sâu bệnh hại cho thực vật và sản phẩm thực vật.
Điều kiện này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía cơ quan chức năng.
Trị giá xuất khẩu thủy sản tháng 8/2020 ước đạt 800 triệu USD, đưa trị giá xuất khẩu thủy sản 8 tháng năm 2020 đạt 5,2 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2019. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 7 tháng năm 2020, chiếm 60% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản.
Cụ thể, thị trường Mỹ đạt 838,44 triệu USD, tăng 4,5%; Nhật Bản đạt 788,83 triệu USD, giảm 2,6%; EU đạt 661,51 triệu USD, giảm 8,5% (thị trường tăng trưởng mạnh nhất là Anh tăng 17,8%); Trung Quốc đạt 590,65 triệu USD, giảm 1,1%; Hàn Quốc đạt 422,59 triệu USD, giảm 4,1%; Đông Nam Á đạt 317,04 triệu USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Dừa tươi, thanh long, bưởi Bến Tre lên đường sang EU theo EVFTA Chiều 17/9, tại Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ công bố chính thức xuất khẩu lô hàng trái cây sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA). Lô hàng gồm 20.000 quả dừa tươi, 12 tấn bưởi da xanh và 3 tấn thanh...