Xuất khẩu thủy sản gặp khó
Các nhà máy đối mặt với nguy cơ khủng hoảng do thiếu nguyên liệu cá tra để sản xuất. Xuất khẩu tôm gặp khó bởi rào cản thương mại từ thị trường Nhật, Hàn Quốc và vụ kiện bán phá giá tôm tại Mỹ.
Những tháng đầu năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn khiến kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Giải pháp theo các chuyên gia là doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất chế biến và chuyển hướng phát triển bền vững.
Nếu như quý I/2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt con số 1,32 tỷ USD thì quý I/2013 này Hiệp hội chế biến xuát khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP) vừa đưa ra con số dự báo ước khoảng 1,15 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do kỳ nghỉ tết Nguyên đán năm nay kéo dài, nguồn nguyên liệu như cá tra, tôm có chiều hướng không ổn định, các thị trường xuất khẩu chính đều gặp khó khăn.
VASEP dự báo sản lượng cá tra quý I/2013 có thể chỉ đạt khoảng 100.000 – 150.000 tấn, giảm 30 – 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, nhiều thị trường lớn như: EU, Mỹ, ASEAN, Mexico, Brazil… đều giảm mạnh nhu cầu nhập khẩu. Dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong quý I chỉ đạt khoảng 230 – 250 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Dương Ngọc Minh – Phó Chủ tịch VASEP kiêm Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt, sản lượng cá sụt giảm cảnh báo các nhà máy sẽ gặp khủng hoảng do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Ông Minh cũng cho biết mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, song Thái Lan, Phillipines và nhiều nước khác đang tích cực đầu tư vào việc nuôi, xuất khẩu mặt hàng này để sẵn sàng cạnh tranh với Việt Nam trong thời gian tới.
Video đang HOT
Bên cạnh mặt hàng cá tra, xuất khẩu tôm cũng đang gặp khó bởi rào cản thương mại từ thị trường Nhật, Hàn Quốc và vụ kiện bán phá giá tôm tại Mỹ. Tôm Việt Nam cũng dần mất thế cạnh tranh so với Thái Lan, Indonesia, Ecuador, Ấn Độ… bởi giá thành sản xuất cao, tỷ lệ nuôi thành công thấp (chỉ đạt 30 – 40%). Đơn cử như tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản với giá 11,2 USD một kg, trong khi giá bán của Ấn Độ chỉ ở mức 8,6 USD một kg…
“Dự báo giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam quý I/2013 chỉ ở mức 360 triệu USD, giảm 18 – 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không nhanh chóng có chính sách ổn định sản xuất, hạ giá thành, giải quyết vấn đề Ethoxyquin nhằm khai thông thị trường Nhật Bản thì ngành tôm khó trụ vững trong năm 2013″, ông Trương Đình Hòe Tổng thư kí VASEP cho biết.
Khó khăn là có thực nhưng theo VASEP cũng có nhiều thông tin lạc quan vì thời điểm cuối tháng 2/2013 này nhiều doanh nghiệp thủy sản đã có đơn hàng nên hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra sẽ phục hồi hơn so với tháng đầu năm.
Từ đầu năm 2013 đã có thêm 5 doanh nghiệp cá tra trong nước đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn quốc tế của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản ASC (tổ chức được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên). Như vậy tính tới thời điểm hiện tại, nước ta có 13 doanh nghiệp cá tra được cấp chứng nhận ASC. Việc nhận chứng nhận ASC được coi là một trong những “giấy thông hành” cần thiết để các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể vững bước vào các thị trường lớn và khó tính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…
“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thủy sản đạt những tiêu chí đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ASC, Global GAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu), GAP (thực hành nông nghiệp tốt)… thường nhận được các đơn hàng lớn hơn, giá bán cao hơn, thậm chí là cao hơn 15 – 20% so với giá bán thông thường. Trong khi các doanh nghiệp không có các chứng nhận kể trên thường phải chật vật xoay xở tìm đối tác”, ông Trương Đình Hòe cho biết.
VASEP dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2013 có thể đạt 2,4 tỷ USD (tăng 6,5% so với năm 2012) nếu giải quyết được những tồn tại: dịch bệnh, cạnh tranh tôm nguyên liệu từ thương lái Trung Quốc, thị trường và rào cản Ethoxyquin. Ngoài thị trường chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, lượng tôm xuất khẩu sang các nước châu Á có thể tăng vì tăng trưởng kinh tế khu vực này được dự báo ở mức ổn định. Các thị trường Singapore, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc có khả năng vẫn tăng. Thêm vào đó, hai thị trường nhập khẩu lớn Hàn Quốc và Australia những năm gần đây đều duy trì tăng trưởng cao.
Ông Ngô Tiến Chương, điều phối viên Chương trình nuôi trồng thủy sản của WWF tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì phát triển ồ ạt mà thiếu kiểm soát hay thiếu quy hoạch tốt, nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm thay vì gia tăng số lượng. Áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách có hệ thống để tạo lòng tin của người tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Việt Nam cần có chiến lược thị trường tốt để đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm thủy sản “Made in Vietnam”, chẳng hạn như cá tra Việt Nam.
Theo VNE
'Nhà nước không nên can thiệp vụ kiện bán phá giá'
Nếu bị dính vào vụ kiện bán phá giá, Nhà nước của đơn vị xuất khẩu không nên tham gia giải quyết trực tiếp vì đây là "chuyện" giữa doanh nghiệp với nhau.
Theo GS.TS Võ Thanh Thu, Thành viên Hội đồng Trọng tài quốc tế Việt Nam, để đối phó với các vụ kiện bán phá giá của các thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp và các cơ quan ban ngành, hiệp hội cần tìm hiểu lý do vì sao hàng xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra.
Các hiệp hội ngành hàng đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đối phó, thực hiện các công việc giải quyết vấn đề. Doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Nói như vậy, không có nghĩa Nhà nước đứng ngoài cuộc, mà Nhà nước cần thực hiện công việc điều tiết xuất khẩu vào các thị trường. Bản thân các doanh nghiệp không thể làm được việc đó. Mọi người chỉ biết sản xuất và xuất hàng, còn thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận.
Thực tế, lượng hàng hóa xuất khẩu đi từng thị trường đều có con số cụ thể nằm tại hải quan. Nếu có thể thì cần hạn chế xuất ở một số lượng nhất định sẽ dễ dàng tránh được những vụ kiện bán phá giá. Vì nếu một mặt hàng nhập khẩu chiếm thị phần vượt qua mức cho phép của thị trường nhập khẩu và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước thì mới bị khởi kiện.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao ý thức chủ động các phương thức phòng chống các vụ kiện thông qua việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất.
Tuy nhiên, theo ông Thu, làm thế nào để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt khâu sổ sách vẫn còn là vấn đề nan giải... vì chưa có cơ quan nào hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp. Điều này cần được các Hiệp hội, VCCI cùng doanh nghiệp phối hợp tổ chức các khóa đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp về vấn đề này.
Theo VNE
Kiểm tra, làm rõ con số 38.000 tỷ đồng cho ngành cá tra vay Bộ NN&PTNT vừa có quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xác minh tình hình vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang. Đây là quyết định được đưa ra sau khi Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep)...