Xuất khẩu ‘tàu ngầm made in Việt Nam’
Nếu không có gì thay đổi, sau hai tháng nữa lô hàng 5 chiếc “ tàu ngầm made in Việt Nam” sẽ được xuất khẩu sang Malaysia, với giá 3.500 USD/chiếc để phục vụ du lịch.
Ông Trân với khuôn chế tạo “tàu ngầm du lịch” mà ông gọi đó “thực chất là thiết bị lặn” xuất sang Malaysia – Ảnh: Trung Hiếu
Người sáng chế ra những “chiếc tàu ngầm” này là ông Phan Bội Trân – một Việt kiều sống ở TP.HCM. Ông Trân từng khá nổi tiếng trong nước khi âm thầm chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm Yết Kiêu 1 vào năm 2010.
Giá 3.500 USD/chiếc
Xưởng chế tạo “tàu ngầm” của ông Trân nằm sâu hun hút ở một con đường khá ngoằn ngoèo tại quận Bình Tân (TP.HCM) và nếu không có người ra đón có lẽ khách sẽ khó tìm được. Trong xưởng, ngoài chiếc “tàu ngầm” Yết Kiêu 1, còn có những vật dụng “không đụng hàng” do vị Việt kiều đam mê khoa học này sáng tạo.
“Những chiếc đầu tiên thử nghiệm sẽ có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người mới lái có thể lái lặn sâu 3 mét dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ. Chừng này thời gian đủ giúp cho du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển”
Ông Phan Bội Trân
Dẫn chúng tôi vào xưởng, ông Trân hào hứng kể: Tháng 5 vừa rồi, thông qua người bạn ở Pháp, một đối tác làm resort du lịch biển ở Malaysia đã tiến hành đặt mua 5 chiếc tàu có thể lặn dưới nước để khách du lịch có thể lặn ngắm biển và san hô.
Video đang HOT
“Giờ những trò giải trí như dù lượn, trượt ván nước, trượt jacke đã quá thông thường. Đó chính là lý do để đối tác Malaysia tìm đến tôi đặt hàng để phục vụ nhu cầu của du khách thích hình thức giải trí mạo hiểm. Chiếc tàu này sẽ giúp khách tha hồ quan sát san hô ở biển”, ông Trân nói.
Hiện khách đã đặt cọc 1.500 USD, tương đương gần 1/3 giá trị chiếc tàu. Bộ khung tàu cũng đã được ông Trân đúc xong. Dự kiến lô hàng 5 chiếc đầu tiên sẽ giao cho đối tác sau 2 tháng nữa.
Hiện ông Trân đang làm thủ tục sở hữu trí tuệ về thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho những chiếc “tàu ngầm” mini để bảo đảm quyền lợi khi cung cấp sang Malaysia
Điều khiển dễ hơn xe đạp
Ông Trân cho hay xưa nay khi nhắc đến tàu ngầm người ta hay hình dung đó những thiết bị rất lạ, chứa đựng nhiều điều huyền bí đi kèm. Đa số người dân chỉ thấy tàu ngầm trên phim ảnh, sách vở.
Còn những chiếc tàu do đối tác Malaysia đặt lần này được phát triển theo phiên bản tàu Yết Kiêu 1 và có thiết kế khá đơn giản, không hề phức tạp như nhiều người vẫn hình dung.
Theo đó những chiếc tàu lặn nước này có chiều dài 2 mét, bề ngang 0,8 mét, cao 1,5 mét. Tàu có ba phần gồm đầu – thân – đuôi. Phần đầu sẽ gắn thiết bị bánh lái độ sâu, thân tàu thiết kế đủ cho 1 hoặc 2 người ngồi và đuôi tàu sẽ gắn động cơ điện. Toàn bộ vỏ tàu được làm bằng vật liệu composite.
“Những chiếc đầu tiên thử nghiệm sẽ có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, để giúp người mới lái có thể lái lặn sâu 3 mét dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ. Chừng này thời gian đủ giúp cho du khách khám phá những kì bí ẩn chứa trong lòng biển” ông Trân nói.
Hình thử nghiệm tàu ngầm Yết kiêu 1 vào năm 2010 – Ảnh: Đình Sơn
Ông Trân cho hay nếu theo từ điển gọi những con tàu lặn dưới nước là “tàu ngầm” là không sai nhưng thực chất đây chỉ là những thiết bị lặn dưới nước. Về thiết kế và sản xuất đơn giản hơn nhiều so với tàu ngầm và không cầu kỳ như nhiều người tưởng. Chiếc tàu chỉ giống như “chiếc ly úp ngược có gắn thêm động cơ”.
Đặc biệt là vật liệu composite không đòi hỏi công nghệ cao mà có thể làm bằng thủ công với chi phí tương đối rẻ.
Điều thu hút nhất có lẽ là việc điều khiển con tàu này rất đơn giản. Tàu chạy với vận tốc khá chậm. Muốn nhanh hay chậm người điều khiển chỉ cần nhấn hay giảm ga. Bộ phận lái giống như “ghi đông xe đạp” có thể giúp rẽ trái – phải. Tàu không có thắng (phanh) nhưng có thể giúp người điều khiển có thể de lùi được.
“Hồi nhỏ mình tập xe đạp còn ngã thế này thế kia. Còn điều khiển tàu này rất dễ. Có thể nói còn dễ hơn lái xe đạp. Tất nhiên khi đưa vào khai thác sẽ có người nhái lặn theo hỗ trợ. Còn về vấn đề kiểm định chất lượng thì bên nước sử dụng họ sẽ kiểm tra. Bản thân tôi không gặp phải khó khăn gì”, ông Trân hào hứng.
Được biết, nếu lô “tàu ngầm” này xuất xưởng và chuyển giao thành công cho phía đối tác Malaysia, cũng như các cơ quan kiểm định Malaysia thông qua việc vận hành thì theo ông Trân đối tác sẽ đặt thêm 25 chiếc nữa.
“Việc sử dụng tàu lặn biển thế này, nhiều nước đã áp dụng đặc biệt là các nước vùn Trung Mỹ hay thuộc địa của Pháp. Lý do làm du lịch ở nước ngoài rất cạnh tranh. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách cạnh tranh về công nghệ, thiết bị để thu hút khách. Tôi cũng đã từng tiếp thị tại các chủ doanh nghiệp du lịch, resort trong nước nhưng họ không mặn mà. Có thể họ chưa tin và không dám phiêu lưu. Nhưng về lâu dài tôi tin loại hình giải trí này sẽ hút khách”, ông Trân nói.
Chế tạo tàu ngầm Yết Kiêu 1 Ông Trân có tên thật là Phan Bội An. Cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha ông Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Hồi nhỏ ông Trân học ở trường Lasan Taberd (giờ là trường chuyên Trần Đại Nghĩa) ở Sài Gòn. Năm 1974, khi 20 tuổi, ông Trân đã sang Pháp du học ngành hóa học của Trường đại học Marseille, sau đó theo chuyên ngành về composite và nhựa kỹ thuật. Đến năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên về làm tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 2006 ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em… Ông Trân khá nổi tiếng trong nước khi trước đó âm thầm chế tạo và thử nghiệm tàu ngầm Yết Kiêu 1 vào năm 2010. Hiện chiếc tàu ngầm này vẫn lặng yên trong xưởng ở Bình Tân. Bản thân ông Trân cũng đang phát triển những phiên bản tàu ngầm hiện đại và có nhiều tính năng hơn Yết Kiêu 1.
Theo TNO
Cần nhiều chính sách ưu tiên để phát triển công nghiệp hỗ trợ
Đó là nhận định chung của các đại biểu tham dự hội thảo thu hút đầu tư công nghệ cao và cộng nghiệp hỗ trợ vào TP.HCM diễn ra ngày 27.6 tại TP.HCM.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển là một trong những yếu tố thu hút nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), cho biết tỷ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Nhật Bản đã tăng lên hơn 32%. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ cung ứng nội địa của Thái Lan (52%), Indonesia (40%)...
Theo ông Hirotaka Yasuzumi, lý do ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chưa tương xứng là bởi vốn đầu tư chưa tới được doanh nghiệp, đào tạo nhân lực chưa đủ và thiếu các biện pháp ưu đãi liên quan đến ngành công nghiệp này.
Ông Vũ Văn Hòa, Trưởng ban Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, cho biết Việt Nam chưa xác định được sản phẩm chủ lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa đầy đủ.
"Trong khi hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc coi công nghiệp hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt, là yếu tố quan trọng trong chiến lược quốc gia thì nước ta chưa coi trọng điều này", ông Hòa nói.
Ông Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, cho hay cần cải thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; khuyến khích doanh nghiệp lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ... để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Theo TNO
'Kinh tế Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc' Bên lề hội thảo thu hút đầu tư công nghệ cao vào TP.HCM diễn ra ngày 27.6, trao đổi với PV Thanh Niên Online, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định xét về tổng thể kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Bộ trưởng Nguyễn Quân - Ảnh: Trung Hiếu "Chúng ta không thể...