Xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2020
Dịch COVID-19 đã tác động tới cung – cầu tới tất cả các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Đơn hàng trong tháng 4 sụt giảm, kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) cũng sụt giảm mạnh. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai nhằm tạo lực đà cho doanh nghiệp (DN) bắt nhịp tăng tốc trở lại.
Bộ Công Thương cho hay, do lo ngại việc tạm dừng xuất, nhập khẩu ở các thị trường lớn đang có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên các DN đẩy mạnh hoạt động XNK trong 10 ngày cuối tháng Ba, trong đó Công ty Samsung gần như đã hoàn thành xuất khẩu (XK) sản phẩm điện thoại phiên bản mới. Theo ước tính, kim ngạch XK của Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3-2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong tháng 4-2020, kim ngạch XK của khối DN trong nước ước đạt 6,35 tỷ USD, giảm 16,7% so với tháng 3-2020 và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch XK của khối DN FDI cũng giảm 19,1% so với tháng 3/2020 và giảm 4,5% so với cùng kỳ, đạt 13,35 tỷ USD (bao gồm cả dầu thô).
Dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, dự kiến XK sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhìn nhận, sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý I-2020, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4-2020 đã bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19. Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3-2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản.
Video đang HOT
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, nhiều quốc gia từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến chống dịch bệnh CVOD-19 vẫn tiếp diễn. Đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động XNK. Do đó, dự báo nhu cầu tiêu dùng sẽ dần tăng trở lại trong thời gian tới.
Đặc biệt, ngày 24-4-2020, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) đối với sản phẩm cá tra, cá basa XK của Việt Nam. Theo đó, mức thuế cuối cùng áp cho các DN đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với DOC là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá XK), giảm đáng kể so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg.
Ngoài ra, hầu hết các DN XK cá tra lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%. Mức thuế chống bán phá giá cho cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh. Bên cạnh đó, kim ngạch XK mặt hàng này sang một số thị trường cũng có dấu hiệu tăng trưởng khả quan. “Đây là thông tin tích cực đối với các DN XK cá tra – basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước”, ông Hưng nhấn mạnh.
Trong khi dịch COVID-19 khiến các quốc gia thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại, ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại thì kết nối trực tuyến là phương thức hiệu quả giúp DN Việt Nam đẩy mạnh giao thương với DN nước ngoài, mở rộng thị trường XK.
Đặc biệt là, “Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy XK hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới. Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa XK của Việt Nam”, ông Cao Quốc Hưng cho hay.
Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng còn lại, ông Cao Quốc Hưng cho rằng cần tập trung bám sát diễn biến, tình hình, tuyệt đối không chủ quan, chủ động và sẵn sàng các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả với những biến động mới phát sinh và các sự cố có thể xảy ra. Theo đó, Bộ Công Thương thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Khuyến khích các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da – giày; tăng cường sản xuất, kết nối với các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các DN FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Bên cạnh đó, thu hút các dự án dệt nhuộm lớn để sản xuất sợi, vải đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các FTA.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XNK đối với thị trường Trung Quốc và khẩn trương cơ cấu lại thị trường XK theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực, trong đó có CPTPP đã được đưa vào thực thi và EVFTA sắp được phê chuẩn và có hiệu lực (dự kiến trong năm 2020) để thúc đẩy XK.
Đặc biệt, chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, XK sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh XK và khôi phục thị trường. Đẩy mạnh đơn giản hóa và điện tử hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho DN; áp dụng thương mại điện tử, xúc tiến XK hàng hóa trên môi trường mạng.
Khó khăn trong xuất khẩu nông sản ở Hà Giang
Dưa phải đổ bỏ cho bò ăn; nhiều container chuối, thanh long không bán được còn phải mất tiền để đổ thải.... đây là thực trạng đang diễn ra tại Hà Giang.
Gần 100 tấn chuối với giá trị gần 1 tỷ đồng của Công ty CP Nông lâm nghiệp Hà Giang đã có mặt tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy từ nhiều ngày nay. Phía đối tác thì mòn mỏi chờ hàng, trong khi chuối thì chín trên xe, song hàng vẫn không thể xuất.
Cũng tương tự như vậy, 2 xe chuối của Công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Tú đã lên đến cửa khẩu từ nhiều ngày mới được xếp vào bãi kiểm hóa. Như vậy, phải mất gần 1 tuần, 2 xe chuối trên chỉ di chuyển được quãng đường 500m từ bãi kiểm hóa của Hải Quan xuống bãi tập kết để chờ lượt được xuất khẩu.
Hàng loạt xe nông sản nằm dài tại cửa khẩu chờ thông quan (Ảnh minh họa: KT)
Tương tự như vậy, gần 7.000 tấn bột sắn của Công ty XNK Thương mại Hải Ngọc đã ùn ứ từ nhiều tuần nay. Hàng được chất thành đống trong kho, thậm chí nhiều ngày hàng được xếp lên xe rồi lại hạ xuống."Không thông quan được, chờ đến 4 ngày nên hàng bị hỏng. Bây giờ công ty chúng tôi hàng đang vào vụ thu hoạch, sản lượng rất lớn, sản lượng lên tới hàng nghìn tấn/ngày", chị Hà Thị Thủy, đại diện Công ty CP Nông lâm nghiệp Hà Giang cho biết.
Theo đại diện công ty, nếu như trung bình 1 tháng trong năm ngoái, công ty xuất khẩu được khoảng 7.000 tấn bột sắn thì trong quý 1 năm 2020 con số này chỉ được 1.200 tấn.
"Lượng hàng tồn kho rất nhiều, số hàng lưu thông rất ít. Ngoài vấn đề dịch bệnh chung ra thì công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu", anh Trương Thanh Tùng, đại diện Công ty XNK Thương mại Hải Ngọc cho hay.
Thực tế, tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là điều dễ hiểu và diễn ra tại hầu hết các cửa khẩu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm dịch y tế đã khiến cho thời gian thông quan một xe hàng kéo dài hơn từ 20 đến 30 phút.
Hàng hóa ùn ứ, doanh nghiệp gặp khó khăn, lao động thiếu việc làm trong khi nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Những điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang cần thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin với phía Trung Quốc, chủ động dự báo tình hình, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để cộng đồng trách nhiệm cùng vượt qua khó khăn./.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh, chỉ đạt 36,92 tỷ USD Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc thông báo trong tháng Tư vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 36,92 tỷ USD, giảm 24,3% so với cùng thời điểm của năm ngoái. Cảng hàng hóa ở Busan của Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 1/5, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc thông báo...