Xuất khẩu sang Trung Quốc: Tắc đường biển lẫn đường bộ
Chưa đến lịch theo thông báo của phía Trung Quốc là sẽ ngưng tiếp nhận hàng đông lạnh qua cảng biển, thế nhưng, đã có gần 1.000 xe thủy sản đông lạnh VN đang ùn ứ tại cửa khẩu Móng Cái và hơn 4.000 xe trái cây dồn ứ tại 3 cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
Mất nửa tháng mới thông quan hết hàng ngàn xe thanh long, mít
Ngày 11.12, Trung tâm quản lý cửa khẩu – Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn lại gửi công văn lần thứ 2 đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể, ông Vi Nhân Đạo, Phó giám đốc trung tâm này, cho biết diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp rất nhiều khó khăn, năng lực thông quan ngày càng hạn chế; lưu lượng người và phương tiện tại các cửa khẩu tăng cao. Thế nên, nay tất cả các cửa khẩu bến bãi đã quá tải, tạo sức ép rất lớn lên công tác phòng, chống dịch cũng như công tác bảo đảm an ninh trật tự, môi trường khu vực cửa khẩu. Đến nay, lượng hàng hóa tồn tại 3 cửa khẩu trên lên đến 4.058 xe.
Xe chở hàng nông sản xuất đi Trung Quốc bị ùn tắc nghiêm trọng tại cửa khẩu biên giới Lạng Sơn. Ảnh TTXVN
Cụ thể, theo Trung tâm quản lý cửa khẩu, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị có lượng xe tồn tại khu cửa khẩu và khu trung chuyển lên đến 1.016 xe, năng lực xuất khẩu ở đây những ngày gần đây đạt 120 – 130 xe mỗi ngày. Tại cửa khẩu Chi Ma (tạm dừng thông quan từ ngày 8.12) đang tồn 738 xe và năng lực thông quan chỉ khoảng 30 – 40 xe mỗi ngày. Thế nên, lượng hàng đang dồn về cửa khẩu phụ Tân Thanh với 2.304 xe, khu thuế quan và các bến bãi khu vực Cốc Nam. Trong khi đó, năng lực xuất khẩu những ngày gần đây tại Tân Thanh từ trên 200 xe, nay giảm còn 150 – 160 xe mỗi ngày. Theo cơ quan hải quan, riêng mặt hàng trái cây đang bị ùn tắc ở Tân Thanh như thanh long, mít, nhanh nhất phải mất nửa tháng mới thông quan hết. Nếu vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả hàng hóa.
Mới đây, Trung Quốc cũng có thông báo tạm dừng việc tiếp nhận nhập khẩu hàng đông lạnh trong vòng 14 ngày trước và sau Tết Nguyên đán 2022 qua đường cảng biển. Bà Phan Thùy Dung, chủ đầm tôm ở Khánh Hòa, cho hay xuất khẩu hàng đông lạnh sang Trung Quốc theo đường biển phía Trung Quốc báo tạm ngưng đầu tháng 1.2022 nhưng nay đồng loạt các nhà nhập khẩu ngưng mua hàng. Thông tin mới nhận được là các công ty chế biến thủy sản chính ở thành phố Đại Liên (Trung Quốc) ngưng hoạt động đến sau tết, ít nhất là sang tháng 2.2022. Nên mấy chục tấn tôm đến vụ thu hoạch của công ty đang muốn chuyển hướng bán sang đường bộ, nhưng nay đường bộ cũng tắc luôn rồi. “Thêm một năm không có tết!”, bà Dung lắc đầu nói. Thế nhưng cập nhật đến ngày 11.12, tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) có hơn 800 xe đông lạnh chở tôm đông lạnh, cá ba sa… bị ùn ứ tại đây.
Trước đó, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thông tin, phía Trung Quốc từ cuối tháng 11 yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu không cho xe đông lạnh xuất sang nước này dịp trước và sau Tết Nguyên đán truyền thống để cán bộ hải quan Trung Quốc được về ăn tết với gia đình. Lâu nay, các đơn vị hải quan cửa khẩu phía Trung Quốc… làm việc và ở lại trại khu vực cửa khẩu để kiểm soát đối với hàng đông lạnh nhập khẩu từ VN phải cách ly 21 ngày trước khi về khu vực nội địa. Lực lượng này cũng được xét nghiệm Covid-19 cứ 2 ngày/lần.
Tăng xuất sang các thị trường khác
Ngày 12.12, trao đổi với Thanh Niên, ông Vy Công Trường, Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cho hay tình hình xe hàng trái cây ùn ứ tại các cửa khẩu đã được báo động từ rất sớm, khi phía Trung Quốc có thông báo. Nhiều cơ quan, ban ngành và lãnh đạo cao cấp đã nhiều lần trao đổi, làm việc với các cơ quan quản lý phía Trung Quốc, thế nhưng, với chính sách theo đuổi “zero Covid-19″ mà Trung Quốc đang áp dụng, mọi tình thế rất khó xoay chuyển.
Video đang HOT
“Trong khi đó, tháng giáp tết là thời điểm thu hoạch rộ nhiều loại nông sản như thanh long, xoài, mít… từ các tỉnh phía nam. Ngoài việc siết thông quan, phía Trung Quốc đang đặt ra nhiều yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao bì… khiến hàng thông quan đã chậm lại càng chậm thêm. So với thời điểm năm 2019 khi chưa bùng phát dịch Covid-19, lượng hàng thông quan qua 3 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến nay chỉ đạt 20 – 25%”, ông Trường cho hay. Trung tâm quản lý cửa khẩu cũng cảnh báo doanh nghiệp chủ động trong việc lập kế hoạch xuất nhập khẩu để tránh bị động, điều tiết hàng từ xa và hạn chế đưa các phương tiện chở hàng lên cửa khẩu Lạng Sơn trong thời gian này
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc Trung Quốc siết hàng đông lạnh nhập khẩu nếu có những yêu cầu cụ thể về kiểm soát dịch thì doanh nghiệp phải đáp ứng cho được để bán hàng. Còn việc theo đuổi chính sách “zero Covid-19″ nên miễn tiếp hàng đông lạnh thì đành chịu. Tuy nhiên, ở đây có 3 vấn đề. Thứ nhất, nếu đóng cửa với hàng nông thủy sản Việt trong thời điểm giáp tết, về mặt thương mại là người tiêu dùng của nước họ thiệt chứ chưa phải người bán thiệt. Thứ hai, giữa VN và Trung Quốc đã có những ký kết hiệp ước cơ bản tạo thuận lợi thương mại hàng hóa cho 2 nước, nếu coi dịch bệnh là trường hợp bất khả kháng, việc họ đơn phương từ chối nhận hàng, siết không mở cửa cho hàng hóa vậy đã đúng với cam kết giữa 2 nước ký kết chưa. Khi trao đổi ở cấp Chính phủ, bộ… phải lưu ý và bám vào những quy định cụ thể để thương thảo, điều chỉnh. Tiếp tục trao đổi vẫn chưa muộn.
Thứ ba, với hàng hóa chưa đưa ra cửa khẩu, đang có nguy cơ ùn ứ tại các địa phương, nhà xuất khẩu phải tìm thị trường mới để xuất. Bên cạnh đó, tăng kích cầu trong nước cũng là giải pháp tình thế nhu cầu thị trường nội địa có giới hạn, đặc biệt trong bối cảnh người dân trải qua gần nửa năm giãn cách chống dịch.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 của VN. Trong 11 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 8,4 tỉ USD, trong đó, rau quả chiếm hơn 23% tỷ trọng kim ngạch.
Chưa từng có: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng tốc thu mua, Việt Nam có thể thu 47 tỷ USD nhờ bán nông sản
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021 có thể đạt 47 tỷ USD nếu cứ giữ đà như tháng 11.
Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn nông sản của Việt Nam
11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản đã đạt 43, 48 tỷ USD, một con số kỷ lục, trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, năm 2021 ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có.
Ngoài những hạn chế đã lâu như hạ tầng yếu kém, dịch bệnh, xâm nhập mặn, hạ tầng chế biến, kho bãi, trình độ chế biến rất hạn chế; đầu tư cho nông nghiệp cũng rất khiêm tốn thì dịch Covid-19 cũng khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây quan trọng nhất của Việt Nam. Trong ảnh: Thu hoạch nhãn ở Sơn La. Ảnh: Tuệ Linh.
Tuy nhiên, với nỗ lực rất cao, ngành nông nghiệp đã đạt được những chỉ tiêu rất quan trọng, trong đó có xuất khẩu. 11 tháng năm 2020, trị giá xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 43,48 tỷ USD.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chỉ tính riêng tháng 11/2021, xuất khẩu đạt hơn 4,1 tỷ USD.
"Nếu cứ đà như tháng 11/2021, tháng 12/2021 xuất khẩu trên 4 tỷ USD thì cả năm nay xuất khẩu sẽ đạt khoảng trên 47 tỷ USD, vượt so với Chính phủ giao là trên 5 tỷ USD. Đây là kết quả rất ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2021" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Được biết, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó, Mỹ mua nhiều đồ gỗ của Việt Nam nhất, trong khi Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn trái cây của Việt Nam.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để có kết quả như vậy, những ngành chủ lực là trồng trọt đạt tới 19,3 tỷ USD, tăng 13,7% (trong đó, cao su, cà phê, hạt điều, tiêu, lúa gạo, sắn và sản phẩm từ sắn... có những lĩnh vực tăng tới trên 54%. Ngoài ra, lâm nghiệp năm nay cũng vượt mục tiêu đặt ra ngoạn mục.
Đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đã đạt 14,3 tỷ USD, chắc chắn đạt trên 15 tỷ USD trong cả năm 2021. Trong khi mục tiêu đặt ra chỉ trên dưới 13 tỷ USD.
Xuất khẩu thuỷ sản cả năm có thể đạt mức 8,6-8,7 tỷ USD.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn nông sản của Việt Nam, góp phần giúp xuất khẩu nông sản 11 tháng năm 2021 đạt 43,38 tỷ USD, riêng xuất khẩu gỗ đạt 13 tỷ USD. Trong ảnh: Một cơ sở chế biến gỗ ở Lào Cai. Ảnh: Cao Cẩm.
Mở rộng đàm phán ở những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản
Lý giải cho kết quả ngoạn mục của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, quan trọng nhất là phải nhận định được tình hình.
Dịch Covid-19 xuất phát từ năm 2020, trước bối cảnh đó với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các địa phương, trang trại, hợp tác xã, bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo được tiêu chí cho các thị trường.
Vùng nuôi, vùng trồng và quản trị theo chuỗi từ cây giống, con giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tem nhãn mác và xúc tiến thương mại.
Thứ hai, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 phải đa dạng hoá các hình thức thương mại như thương mại điện tử, trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Việt Nam đang thực hiện 16 FTA thế hệ mới, đây là lợi thế so sánh rất lớn, phải tập trung lực lượng để khai thác.
Thêm đó, sự phối hợp của Bộ NNPTNT với các bộ, ngành như Công Thương, Giao thông vận tải, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... với các địa phương rất chặt chẽ.
Ngoài ra, Bộ tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường với các sản phẩm, đặc biệt là những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Gần đây nhất, Trung Quốc ra Lệnh 248, Lệnh 249, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tập trung đảm bảo vùng nguyên liệu.
Trong quá trình triển khai không thể khonog có những vướng mắc, khi có vướng mắc tại các thị trường, các rào cản kỹ thuật, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ ngay những khó khăn đối với các thị trường xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã xuất khẩu được thịt gà vào thị trường khó tính như Nhật Bản với khối lượng tương đối lớn.
Giá cao su hôm nay 28/7: hàng Trung Quốc bất ngờ giảm giá, doanh thu thuần của một doanh nghiệp cao su Việt tăng 72% Giá cao su hôm nay (28/7) ghi nhận sàn giao dịch Nhật Bản vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong khi đó tại Trung Quốc, giá đã quay đầu giảm. Giá cao su hôm nay: Trung Quốc quay đầu giảm giá. (Nguồn: Vinanet) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao...