Xuất khẩu sang Mỹ kỳ vọng vượt mốc 96 tỷ USD
Đóng góp lớn nhất vào quy mô và tốc độ tăng của xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay là thị trường Mỹ.
Kỳ vọng cả năm, xuất khẩu vào thị trường này sẽ vượt mốc 96 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt xấp xỉ 54 tỷ USD, chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao hơn tỷ trọng tương ứng của cùng kỳ (26,4%), vượt xa so với thị trường đứng thứ hai (là Trung Quốc chiếm 15,4%). So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Mỹ tăng 38,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (26,2%), hay tăng 14,95 tỷ USD – chiếm 38,6% tổng mức tăng xuất khẩu của cả nước.
Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, trong đó có 22 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, đặc biệt có 9 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (cao nhất là dệt may gần 9,2 tỷ USD; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 8,95 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử 6,77 tỷ USD…). Một số mặt hàng còn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tổng số.
Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ chỉ tăng 11,3%, hay tăng trên 0,9 tỷ USD, tuy có số mặt hàng nhiều, nhưng chỉ có một mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (máy móc và linh kiện). Do xuất khẩu vào Mỹ so với nhập khẩu tử Mỹ có quy mô lớn hơn (53,96 tỷ USD so với 9,02 tỷ USD), có tốc độ tăng cao hơn (38,3% so với 11,3%), nên Việt Nam tiếp tục ở vị thế xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Mỹ, với quy mô lớn hơn cùng kỳ (44,94 tỷ USD so với 30,90 tỷ USD, tăng 45,4% hay tăng 14,04 tỷ USD).
Dự báo cả năm 2021 có 2 kịch bản.
Video đang HOT
Kịch bản 1 sáng hơn là 5 tháng cuối năm xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ (dự báo tăng 19%), thì xuất khẩu cả năm 2021 sẽ đạt 100 tỷ USD. Nhập khẩu 5 tháng cuối năm dự báo tăng 19%, thì cả năm sẽ là 15,7 tỷ USD. Theo đó, xuất siêu gần 85,5 tỷ USD – một mức rất cao.
Kịch bản 2 là 5 tháng cuối năm xuất khẩu tăng thấp hơn (dự báo tăng 10%), thì xuất khẩu cả năm đạt 96,6 tỷ USD, nhập khẩu tăng cao hơn (dự báo tăng 19%), xuất siêu gần 81 tỷ USD – cũng là mức rất cao.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ hiện có một số điểm đáng lưu ý sau:
Thứ nhất, dù xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh và hiện đạt quy mô khá lớn, nhưng năm 2019 mới chỉ bằng dưới 1,9% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ; năm 2020 và 2021 dù có tăng lên, thì vẫn chỉ bằng trên dưới 3%.
Thứ hai, với một số mặt hàng cụ thể có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Mỹ, cần phải rà soát để tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, tránh rủi ro khi bị đánh thuế cao, kiện bán phá giá…
Thứ ba, mác “thao túng tiền tệ” cho Việt Nam của Mỹ đã được gỡ, chủ yếu do xuất siêu của Việt Nam vào Mỹ lớn, tăng nhanh và giá nhân công rẻ, chênh lệch tỷ giá sức mua tương ứng với tỷ giá hối đoái vẫn rất lớn (lên tới 3 lần). Thực tế tỷ giá VND/USD từ mấy năm ổn định ở mức thấp, trong khi tỷ giá thương mại mang dấu âm, tức là tỷ giá có lợi cho nhập khẩu hơn là xuất khẩu.
Thứ tư, Việt Nam có đông Việt Kiều tại Mỹ (hơn 1,5 triệu người) và đây là cầu nối tốt cho đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.
Thứ năm, việc tăng nhập khẩu để giảm xuất siêu sang Mỹ cần được quan tâm. Thực tế 7 tháng qua, Việt Nam đã tăng nhập khẩu từ Mỹ một số mặt hàng, song kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và một số mặt hàng mà Mỹ có thế mạnh vẫn còn ít.
Điểm danh mặt hàng công nghiệp xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Theo số liệu thống kê của bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2021, có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%).
Trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 29,4 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,4 tỷ USD, tăng 16,5%.
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4%; hàng dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%; giày dép đạt 12,1 tỷ USD, tăng 27,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,5 tỷ USD, tăng 53,7%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD, tăng 48,5%...
Riêng tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 23,15 tỷ USD, chỉ tăng 0,9% so với tháng 6/2021 và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 27,9% so với cùng kỳ năm 2020, ước đạt 159,12 tỷ USD, chiếm 85,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đà tăng trưởng này đến từ hầu hết các mặt hàng chủ chốt của nhóm như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 11,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 16,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 55,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 53,7%...
Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,7 tỷ USD, tăng 55,4% trong 7 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu hàng dệt may và giày dép tiếp tục duy trì đà phục hồi trở lại với mức tăng trưởng hơn hai con số: hàng dệt và may mặc tăng 14,1%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016 - 2020, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của Việt Nam tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,1%/ năm.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhìn chung xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.
Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng, thị trường EU và Hàn Quốc tương đối ổn định. Còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông có xu hướng giảm.
Giá cà phê hôm nay 11/8: Tiếp nối đà tăng mạnh mẽ, tăng xuất khẩu vào thị trường cửa ngõ châu Âu Giá cà phê hai sàn bật tăng mạnh do lo ngại trước dự báo thời tiết khô hạn trong vòng 10 ngày tới ở Brazil, là điều kiện thuận lợi để hình thành sương giá mùa Đông trong tháng Tám. Thời tiết Brazil vẫn sẽ là một trong những tâm điểm chú ý của các thị trường cà phê phái sinh trong tháng...