Xuất khẩu sang Mỹ dẫn đầu, đạt gần 25 tỉ USD trong dịch Covid-19
Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của nước ta gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Theo thông tin vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính đạt 196,84 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 99,36 tỷ USD (giảm 1,7%); nhập khẩu đạt 97,48 tỉ USD, (giảm 3,8%). Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước tính tiếp tục có mức xuất siêu 1,9 tỉ USD.
Trong 5 tháng có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD – Ảnh: Minh Phong
Về xuất khẩu hàng hóa, tháng 5-2020 ước đạt 18,5 tỉ USD, tăng 5,2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 5-2020 giảm 15,5%.
Video đang HOT
Trong 5 tháng có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; hàng dệt may; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng…
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Tổng cục Thống kê cho biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 24,6 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 16,3 tỉ USD, Nhật Bản đạt 8,1 tỉ USD, Hàn Quốc đạt 7,7 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5-2020 ước tính đạt 19,4 tỉ USD, tăng 4,7% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước tính giảm 15,9%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 5 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,9 tỉ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ du lịch lữ hành giảm 87,8% so với cùng kỳ
Theo Tổng cục Thống kê, tháng 5 là tháng đầu tiên cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30-4-1-5 nên hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại. Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 5 tăng mạnh 26,9% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thang 5 ươc tinh đat 384,8 ngàn tyỉ đông. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 311,1 ngàn tỉ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,5 ngàn tỉ đồng, tăng 95,8% so với tháng trước và giảm 33,8% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0,4 ngàn tỉ đồng, tăng 780,1% so với tháng trước và giảm 87,8% so với cùng kỳ.
WB cảnh báo Indonesia có thể mất niềm tin thị trường do nợ nần
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa kêu gọi Chính phủ Indonesia xây dựng một chiến lược tài chính hợp lý để làm 'phẳng đường cong nợ' và duy trì niềm tin của thị trường tài chính, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bener Meriah, tỉnh Aceh, Indonesia ngày 16/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Ralph van Doorn, quan chức kinh tế cao cấp của WB tại Indonesia, ngày 20/5 cho biết tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia sẽ tăng từ 29,8% vào cuối năm 2019 lên 37% trong năm 2020. Điều này là do sự gia tăng các khoản vay để bù đắp thâm hụt ngân sách, đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế và suy giảm tỷ giá của đồng Rupiah.
WB nhấn mạnh Chính phủ Indonesia phải cung cấp sự đảm bảo cho chiến lược tài chính để tăng nguồn thu trở lại ít nhất tương đương mức năm 2018 nhằm "làm phẳng đường cong nợ". Nếu không, niềm tin thị trường tại Indonesia sẽ đi xuống một cách rất dễ dàng, vì các cơ quan xếp hạng tín dụng đã báo động về các khoản nợ trong trung hạn của nước này.
Cũng theo ông Ralph van Doorn, Chính phủ Indonesia cần đưa ra một lộ trình đáng tin cậy để nền kinh tế có thể nới lỏng các biện pháp đặc biệt mà Jakarta đã triển khai nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch COVID-19. Theo đó, nước này cần phải khôi phục mức trần thâm hụt.
Thâm hụt ngân sách của Indonesia dự kiến sẽ tăng lên 6,27% GDP trong năm 2020, cao hơn gấp hai lần mức trần ban đầu là 3%, khi Tổng thống Jokowi tăng cường các gói hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế. Chính phủ đang triển khai gói kích thích trị giá 641.170 tỷ Rupiah (43 tỷ USD), lớn hơn các khoản phân bổ trước đây, để tăng cường các chương trình an sinh xã hội và ưu đãi thuế.
Jakarta cũng đang chuẩn bị một khoản cứu trợ trị giá 149.290 tỷ Rupiah (khoảng 10,1 tỷ USD) cho 12 công ty nhà nước, chủ yếu bằng tiền mặt và đầu tư vốn lưu động để giúp giảm tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia có thể đạt 0% theo kịch bản cơ bản. Tuy nhiên, kinh tế nước này có thể tăng trưởng âm 3,5% trong trường hợp xấu nhất.
IMF: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh Kinh tế Việt Nam ước tính tăng trưởng 2,7% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 trước khi hồi phục lên mức 7% vào năm tới Đó là dự báo được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra hôm 11-5. Theo Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam Francois Painchaud, các biện pháp nghiêm ngặt được triển khai để...