Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral
Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014.
Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale đầu tiên. Trong đó, đáng kể nhất là hợp đồng cung cấp 24 máy bay loại này cho Ai Cập và hợp đồng tương tự với Qatar.
Tờ Le Monde dẫn thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Pháp cho biết tổng giá trị xuất khẩu vũ khí, trang bị của nước này trong năm 2015 đã tăng kỷ lục, gấp đôi so với năm 2014 khi đạt mức 16 tỷ Euro, tương đương 17,4 tỷ USD. Trong ảnh: Tiêm kích Rafale.
Báo Pháp Le Monde dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nhờ xuất khẩu vũ khí, trang bị tăng trưởng mạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Pháp đã tạo thêm hàng vạn chỗ làm mới và mở ra tương lai đầy xán lạn. Trong ảnh: Tiêm kích Rafale.
Để có được mức tăng trưởng kỷ lục này, khách hàng chính mua vũ khí Pháp là các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi. CAWAT thống kê, năm 2015, ngoài xuất khẩu chiến đấu cơ Rafale cho Ai Cập và Qatar, Pháp và Ấn Độ còn hoàn thành những bước cuối cùng để thực hiện thương vụ bán 36 máy bay Rafale trị giá nhiều tỷ USD cho New Delhi.
Video đang HOT
Không chỉ khai thông bế tắc cho việc xuất khẩu tiêm kích Rafale trong nhiều năm liền, năm 2015, Ai Cập đã ký thỏa thuận với hãng chế tạo DCNS cung cấp chiến hạm tàng hình lớp FREMM và nhiều tổ hợp tên lửa hiện đại.
Trong tháng 10/2015, Paris và Cairo cũng nhất trí hợp đồng cung cấp 2 tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral, vốn thuộc hợp đồng đổ vỡ với phía Nga. Trong ảnh: Chiến hạm tàng hình lớp FREMM.
Đặc biệt là trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp vào tháng 10/2015 của Thủ tướng Kuwait Sheikh Jaber Al-Mubarak Al-Ahmad Al-Sabah đã công bố ý định mua mua 24 trực thăng H-225 Caracal trị giá khoảng 1 tỷ Euro, cùng với đó là gói hợp đồng bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng thay thế. Trong ảnh: Chiến hạm tàng hình lớp FREMM.
Ngay khi Pháp công khai kết quả này, giới chuyên gia quốc phòng lẫn truyền thông quốc tế đã tỏ ra khá bất ngờ bởi theo nhận định trước đó, xuất khẩu quốc phòng Pháp sẽ rất thê thảm do những tác động tiêu cực sau khi Paris đơn phương hủy hợp đồng tàu Mistral với Nga. Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
Dù đạt mức tăng trưởng kỷ lục về xuất khẩu quốc phòng nhưng Pháp đã để Trung Quốc đã “vượt mặt” trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba. Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức nếu bàn giao tàu Mistral cho Nga và hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã ký kết vào năm 2011. Trong ảnh: Tàu đổ bộ Mistral.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Không giao Mistral, nhưng Pháp vẫn muốn bán tàu mới cho Nga
Sau khi thương vụ tàu đổ bộ Mistral đổ bể, Pháp mới đây tuyên bố sẵn sàng bán tàu mới cho khách hàng Nga.
Sau khi thương vụ tàu đổ bộ Mistral đổ bể, Pháp mới đây tuyên bố sẵn sàng bán tàu mới cho khách hàng Nga.
Trong chuyến thăm tới xưởng đóng tàu Saint-Nazaire hôm 13/10, Tổng thống Francois Hollande cho biết, Pháp đang tìm kiếm cơ hội bán tàu mới cho Nga.
Tổng thống Pháp Francois Hollande.
"Mọi thứ với Nga đều trôi qua khá ổn sau khi họ nhất trí hoãn lại hợp đồng tàu đổ bộ Mistral. Và tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ là những đối tác trong thương vụ mua bán tàu mới", Tổng thống Hollande nối.
Tuy nhiên, ông Hollande không nêu cụ thể liệu các tàu mới này có phải là tàu quân sự hay không. Ông cũng không cho biết Nga có sẵn sàng mua tàu mới của Pháp hay không.
Đặc biệt, phát biểu trên của ông Hollande được đưa ra sau khi Pháp và Nga đồng ý hoãn việc bàn giao hai tàu đổ bộ trực thăng Mistral và thay vào đó, Ai Cập là nước chính thức ký hợp đồng mua hai tàu này.
Thương vụ Mistral được cho là hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất mà một quốc gia NATO như Pháp thực hiện với Nga. Tuy nhiên, do những vấn đề quanh cuộc khủng hoảng Ukraine cho nên vào phút cuối Pháp đã hoãn bàn giao.
Pháp đã trả 950 triệu Euro (khoảng 1 tỷ USD) cho Nga vì vụ Mistral đổ bể. Sau đó, nước này bán hai tàu trên cho Ai Cập theo một hợp đồng trị giá 950 triệu Euro được ký tuần trước.
Thiết Giáp
Theo_Kiến Thức
Phó Thủ tướng Rogozin: Nga không từ bỏ thương vụ Mistral Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin một lần nữa khẳng định, Nga quyết không từ bỏ thương vụ mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp. Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin một lần nữa khẳng định, Nga quyết không từ bỏ thương vụ mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp. Bài viết đăng tải trên báo Kommersant hôm 26/5 đưa tin,...