Xuất khẩu ống thép của tập đoàn Hòa Phát tăng 78%
Tập đoàn Hòa Phát cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu ống thép của Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát – thuộc tập đoàn tăng 78% so với cùng kỳ 2019.
Sản phẩm thép ống của Hòa Phát. (Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)
Tập đoàn Hòa Phát cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu ống thép của Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát – thuộc tập đoàn tăng 78% so với cùng kỳ 2019.
Đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, giá thép cuộn cán nóng HRC sụt giảm mạnh, nhu cầu trong nước và xuất khẩu suy yếu.
Sản phẩm được các đối tác nước ngoài nhập khẩu nhiều là ống thép ống đen, ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm.
Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát cũng tăng cường ra mắt các sản phẩm mới, đa dạng các chủng loại ống thép phục vụ khách hàng.
Video đang HOT
Từ đầu năm 2020, công ty là đơn vị tiên phong tại khu vực phía Bắc sản xuất cung cấp cho thị trường dòng sản phẩm đặc chủng ống thép cỡ lớn, với các loại: ống tròn phi 273 và 325mm, ống hộp vuông 200×200, 250×250mm, ống chữ nhật 200×300mm.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, lũy kế 4 tháng, xuất khẩu ống thép của các công ty trong toàn Hiệp hội đạt 16.753 tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ 2019.
Nhờ việc đa dạng hóa thị trường, nên Hòa Phát vẫn duy trì được doanh thu xuất khẩu ngay cả khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, một số nước ban hành lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội, tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu ở nhiều nước.
Tuy nhiên, do nắm bắt thông tin và nhạy bén trong xử lý, nên tiến độ giao hàng các lô h ng ống thép đã ký kết trước đó của Hòa Phát không bị ảnh hưởng nhiều.
Hiện nay, các sản phẩm chất lượng cao của Công ty trách nhiệm hữu hạn Ống thép Hòa Phát đã được xuất khẩu sang một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Mexico, Đông Nam Á…; trong đó một số thị trường yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm. Việc xuất khẩu ống thép sang các thị trường trên thể hiện sức cạnh tranh và chất lượng của ống thép Hòa Phát khi trở thành đối tác lâu dài tại các thị trường này.
Với chất lượng sản phẩm ổn định, mẫu mã đa dạng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, sản phẩm ống thép Hòa Phát được khách hàng, đối tác tin tưởng đón nhận tích cực.
Năm 2019, dù nhiều nước trên thế giới tiến hành điều tra chống bán phá giá, áp dụng hàng rào thuế quan với nhiều sản phẩm thép từ Việt Nam nhưng sản lượng xuất khẩu ống thép của Hòa Phát vẫn tăng 17% so với năm 2018, đạt 19.100 tấn./.
Hòa Phát ký hợp đồng xuất khẩu phôi thép giá trị nghìn tỷ sang Trung Quốc
Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn CIEC Hàng Châu (HANGZHOU CIEC GROUP CO., LTD) - Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 120.000 tấn phôi thép của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG - sàn HOSE) với trị giá lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên đối tác này đặt hàng với khối lượng lớn như vậy cho một đơn hàng.
Theo Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, đơn vị chịu trách nhiệm bán hàng các sản phẩm thép xây dựng và phôi thép của Tập đoàn Hòa Phát, lô xuất khẩu phôi nói trên sẽ được giao hàng làm nhiều đợt, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8/2020. Sản phẩm phôi vuông được sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, được đối tác nhập về nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà máy cán thép tại Trung Quốc.
Trong năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đã xuất khẩu 195.000 tấn phôi thép. Sang năm 2020, lượng phôi xuất khẩu tăng mạnh, tính riêng 4 tháng đầu năm, Hòa Phát đã xuất khẩu gần 500.000 tấn phôi tới thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN.
Về tỷ trọng, lượng phôi thép xuất khẩu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc chiếm gần như 100% (190.000 tấn). Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát đã xuất khẩu tổng cộng hơn 200.000 tấn phôi sang Trung Quốc, chiếm 43% sản lượng phôi xuất khẩu.
Sản lượng phôi thép xuất khẩu tăng mạnh là nhờ Hòa Phát có nhiều lợi thế về quy mô, công nghệ, chất lượng, khả năng giao hàng nhanh với khối lượng lớn, đặc biệt là lợi thế về logistic (cảng biển nước sâu).
Mặt khác, nhiều nhà máy cán thép của Trung Quốc đã đi tìm nguồn cung phôi với giá thành hợp lý để tận dụng chính sách đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tăng trưởng của nước này sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
Công ty TNHH Tập đoàn CIEC Hàng Châu là doanh nghiệp nhà nước lớn về thép của Trung Quốc. Năm 2019, riêng đối tác này đã mua trên 100.000 tấn phôi của Hòa Phát và trong 4 tháng đầu năm 2020 là gần 60.000 tấn.
Kết thúc quý I/2020 HPG ghi nhận doanh thu 19.450 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2.305 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 27% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo doanh nghiệp cho biết, thép và nông nghiệp là 2 lĩnh vực mũi nhọn giúp HPG tăng trưởng đáng kể trong quý. Lũy kế trong quý I/2020, HPG cung cấp cho thị trường 732.000 tấn thép, chiếm 31,9% thị phần tiêu thụ toàn thị trường, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, lượng thép thành phẩm xuất khẩu gần 135.000 tấn, tăng 74,8% so với cùng kỳ.
Cổ phiếu HPG tăng 72%, MSN tăng 30% từ đáy, ông Trần Đình Long và Nguyễn Đăng Quang quay lại danh sách tỷ phú USD của Forbes Hai tỷ phú đều kinh doanh mảng chăn nuôi heo, giá thịt lợn tăng cao góp phần đáng kể giúp doanh thu của hai tập đoàn tăng mạnh. Danh sách tỷ phú đô la của Forbes ngày hôm nay cập nhật Việt Nam có thêm 2 tỷ phú là ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Tập đoàn Masan) và ông Trần Đình Long...