Xuất khẩu nông sản thắng lớn, quyết đạt trên 10 tỷ USD quý cuối năm
Trong quý cuối cùng của năm 2020, ngành nông nghiệp phấn đấu mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 10 tỷ USD, đưa tổng trị giá xuất khẩu cả năm nay đạt trên 40 tỷ USD.
Toàn cảnh buổi họp báo
Phát biểu tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ NN&PTNT sáng nay 6/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, tính chung 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 52,8 tỷ USD ; xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng qua ước đạt 30,5 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 13,7 tỷ USD, giảm 1,1%; chăn nuôi ước đạt 231 triệu USD, giảm 19,7%; thủy sản ước đạt trên 6,0 tỷ USD, giảm 3,0%; lâm sản chính đạt khoảng 9,1 tỷ USD, tăng 13,2%.
Đáng chú ý, 9 tháng đầu năm, mặc dù còn nhiều các mặt hàng xuất khẩu giảm nhưng gạo, rau, sắn, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre vẫn duy trì trị giá xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước.
Hiện đã có 8 nhóm, mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 6 nhóm mặt hàng có trị giá xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, báo cáo của Bộ NN&PTNT nêu rõ, tính chung 9 tháng, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 25% thị phần; tiếp đến là thị trường Trung Quốc, ASEAN, EU và Nhật Bản.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặc biệt nhấn mạnh, từ khi Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực ngày 1/8/2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang EU ghi nhận tăng trưởng rõ rệt.
Video đang HOT
Tổng trị giá xuất khẩu từ ngày 1/8 đến nay đạt trên 766 triệu USD. So với tháng 7/2020, trị giá xuất khẩu sang EU trong tháng 8/2020 và tháng 9/2020 lần lượt tăng 11,5% và 32,4%. Đơn hàng hiện nay khá nhiều.
Những tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT dự kiến tình hình thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm còn diễn biến khó lường; việc tiêu thụ nông sản (nhất là xuất khẩu) sẽ tốt hơn nhưng sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trong quý cuối cùng của năm 2020, toàn ngành phấn đấu mục tiêu xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, đưa tổng trị giá xuất khẩu cả năm nay đạt trên 40 tỷ USD.
“Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương nắm bắt tình hình sản xuất, khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ nông sản; kịp thời thông tin, cảnh báo các quy định mới của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng khẳng định Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid – 19 trên thế giới, tập trung vào các thị trường trọng điểm.
Truyền thông mạnh mẽ các hoạt động, sự kiện xúc tiến thương mại nổi bật của ngành, các sự kiện về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA.
Tập trung giải quyết các rào cản kỹ thuật, đàm phán mở rộng thị trường (mở rộng công nhận vùng sản xuất, loại sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu) sang các nước: Trung Quốc, EU, Liên minh kinh tế Á – Âu, Hoa Kỳ, Brazil… và xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ả rập xê út; xây dựng chương trình đoàn công tác của Bộ tại Trung Quốc, Brazil, Liên bang Nga, Nhật Bản, Australia sau khi kết thúc dịch Covid-19…
Tính chung 9 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước khoảng 22,8 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chính ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 3,5%.
Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì, ngô, đậu tương và chăn nuôi có trị giá nhập khẩu tăng, các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, phân bón giảm 8,6% (phân URE giảm 78,5%); thuốc trừ sâu giảm 22,0%; bông giảm 14,7%; hạt điều giảm 20,6%; rau quả giảm 32,3%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 6,5%; thủy sản giảm 1,7%.
Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận, nông sản Việt ăn "quả đắng"
Nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu, nguy cơ mất thị trường của nông sản Việt rất cao.
Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Ảnh: N.Hiền
Cấp gần 1.000 mã số vùng trồng
Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đến thời điểm hiện tại, đối với các thị trường xuất khẩu nông sản "khó tính", Việt Nam đã cấp được 998 mã số vùng trồng.
Trong đó các mã số được cấp nhiều nhất là cho thị trường Hoa Kỳ (471), tiếp đó là Australia và New Zealand (393), Hàn Quốc (199) và cuối cùng là các thị trường Thái Lan, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, có 47 mã số cơ sở đóng gói đã được cấp cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này.
Riêng thị trường Trung Quốc, tính đến tháng 8/2020 đã có 47 tỉnh gửi văn bản đề nghị và đã cấp được 1.735 mã số vùng trồng với diện tích trên 180.000 ha cho 9 loại quả tươi (thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dưa hấu, chuối, mít và măng cụt) đã được xuất khẩu chính ngạch và 1.832 mã số cơ sở đóng gói.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho hay, trong thời gian qua, việc kiểm tra và giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại các địa phương được thực hiện về cơ bản đáp ứng được yêu cầu.
Tuy nhiên, tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam về 220 lô xoài (khoảng 3.300 tấn trong tổng số 750.000 tấn đã xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2019 và 2020 - chiếm khoảng 0,43% tổng lượng xuất khẩu) vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phía Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu xoài từ các 12 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói có liên quan để phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý, trong đó nhiều nhất là Tiền Giang (có 15 mã số nhà đóng gói và vùng trồng), tiếp đó là An Giang (7 mã) và thấp nhất là Vĩnh Long (2 mã).
"Mặc dù tỷ lệ số mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng đang bị phía Trung Quốc tạm ngưng xuất khẩu là không lớn, nhưng đây là một tín hiệu cho thấy công tác kiểm tra, giám sát và quản lý mã số vùng trồng đối với các nông sản xuất khẩu cần phải được rà soát, chấn chỉnh kịp thời", ông Hoàng Trung nhấn mạnh.
Địa phương lơ là, doanh nghiệp gian lận
Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ, qua quá trình kiểm tra, rà soát, có thể thấy vẫn còn một số vấn đề tồn tại liên quan đến việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Cụ thể như, việc quản lý mã số tại các một số địa phương vẫn còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng, chưa xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số.
Bên cạnh đó, sự liên kết giữa vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã với các cơ quản lý ở địa phương, Trung ương để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu còn chưa được chặt chẽ.
Đáng chú ý rất nhiều địa phương chưa phân công cho một cơ quan chuyên môn làm đầu mối để thực hiện quản lý, giám sát và hướng dẫn đối với việc kiểm tra và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói. Điều này dẫn tới việc không thống nhất trong quá trình xử lý công việc".
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số, mạo danh mã số của nhau để xuất khẩu. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín hàng trái cây Việt Nam xuất khẩu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các đơn vị chủ sở hữu mã số.
Nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định, nếu không kiểm tra, giám sát tốt các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nông dân.
Thậm chí nguy cơ mất thị trường, không thể xuất khẩu được nữa là rất cao nếu thường xuyên có các vùng trồng, cơ sở đóng gói vi phạm quy định của nước nhập khẩu.
Thời gian tới để quản lý tốt hơn vấn đề này, Bộ NN&PTNT xác định tiếp tục chỉ đạo hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn tình trạng đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khẩu xuất khẩu.
Ở cấp địa phương, Bộ NN&PTNT nêu rõ cần phân công cụ thể cán bộ và cơ quan đầu mối trong quản lý, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số. Đây chính là đơn vị để Bộ NN&PTNT triển khai các hoạt động kỹ thuật cụ thể có liên quan.
Đồng thời, tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số...
Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói hiện nay đang được triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu. Theo đó, chỉ có nông sản (chủ yếu là rau quả tươi) được sản xuất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói mới được phép xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... và gần đây nhất là Trung Quốc.
Nếu không được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4 nhóm hàng chủ lực xuất khẩu chục tỷ đô Với kết quả hơn 65 tỷ USD, 4 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 53% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm 2020. Theo thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 123 tỷ USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm...