Xuất khẩu nông sản tăng có ý nghĩa gì khi đời sống ND khó khăn
Xuất khẩu nhiều, tăng được giá trị gia tăng của sản phẩm, mà đời sống nông dân không được nâng lên thì xuất khẩu không thực sự có nhiều ý nghĩa. Giải quyết vấn đề này phải bắt đầu từ gốc…Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn phát biểu tại “ Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017″.
“Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2017″ do Bộ Công thương tổ chức tại Hà Nội hôm nay, 20.4 tại Hà Nội. Tham dự Diễn đàn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và địa phương cùng đông đảo đại diện các doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các Hiệp hội ngành hàng…
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (áo trắng, giữa) trao đổi với các đại biểu nhiều vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn bên lề diễn đàn. Ảnh: Xuân Định.
Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Lại Xuân Môn khẳng định, qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp Việt Nam luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, trụ đỡ của nền kinh tế, sản xuất ra nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới…Xuất khẩu nhiều, tăng được giá trị gia tăng của sản phẩm, mà đời sống nông dân không được nâng lên thì xuất khẩu không có ý nghĩa gì. Bởi vậy, giải quyết bài toán này phải tìm và giải quyết nguyên nhân gốc rễ.
5 nguyên nhân
Theo Chủ tịch Lại Xuân Môn, có 5 nguyên nhân khiến xuất khẩu nông sản phẩm tăng liên tục mà đời sống nông dân tăng chưa tương xứng gồm:
Một là, chính sách nhiều, nhưng không đồng bộ, không liên thông, nhất là chính sách về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
Hai là, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa đồng bộ, chưa gắn giữa sản xuất với bảo quản, chế biến và lưu thông.
Ba là, chưa có được các bộ giống cây, con chủ lực. Nhà nước chưa đặt hàng các viện nghiên cứu để nghiên cứu, chọn, tạo ra các loại giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bốn là, chưa quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.
Video đang HOT
Năm là, chưa quan tâm đầu tư đứng mức nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh cho người nông dân – chủ thể của quá trình phát triển.
Chủ tịch Lại Xuân Môn nêu một số ví dụ về chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… quy hoạch sản xuất được làm rất bài bản, đầu tư đồng bộ từ hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống kho bảo quản, cơ sở chế biến. Thái Lan chỉ có 5-6 giống lúa chủ lực, còn ở Việt Nam có khá quá nhiều loại giống khác nhau.
Nông dân Nhật Bản được vay vốn với lãi suất 1,3%/năm, trong khi lãi suất vay thương mại là 3%/năm; được hỗ trợ 30% kinh phí đầu tư áp dụng công nghệ cao. Hầu hết nông sản đều được bảo quản trong điều kiện tốt. Một số nông sản có thể bảo quản nhiều tháng, thậm chí hàng năm mới đem ra đấu giá. Nông sản được tiêu thụ thông qua đấu giá, để người sản xuất có thể bán trực tiếp sản phẩm cho các doanh nghiệp, giảm được khâu trung gian, tránh được tình trạng tư thương thông đồng ép giá…
Và 5 giải pháp cơ bản
Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, theo người đứng đầu Hội NDVN thì cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, phải tập trung rà soát các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là các chính sách về đất đai, tín dụng, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Cần có chính sách bảo đảm nguồn vốn cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi bằng từ 0%-50% so với lãi suất ngân hàng thương mại, thủ tục thuận tiện để nông dân vay phát triển sản xuất, nhất là đầu tưng ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Có chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.
Hai là, tập trung quy hoạch vùng sản xuất đồng bộ, bao gồm: cơ sở hạ tầng cho sản xuất như điện, đường, tưới tiêu, đồng nhất trồng các loại giống, cây trồng, vật nuôi, gắn với xây dựng các kho bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (phải) cùng các thành viên trong đoàn thăm trang trại thông minh tại tỉnh Chungnam (Hàn Quốc). Ảnh: Xuân Định
Ba là, tăng cường đầu tư và có chính sách khuyến khích phát triển nghiên cứu có chọn lọc, nhất là nghiên cứu giống mới có năng suất, chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo quản, chế biến. Nhà nước cần có cơ chế đặt hàng với các viện khoa học nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng chủ lực quốc gia để giúp người nông dân sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường, tránh tình trạng như hiện nay ai cũng sản xuất giống dẫn đến khó kiểm soát…Các giống cây trồng khác giao cho các viện nghiên cứu sản xuất, các doanh nghiệp và nông dân đến đặt hàng mua, như vậy doanh nghiệp và người nông dân sẽ chủ động được giống cây trồng có chất lượng, giá thành hợp lý.
“Giá trị xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản liên tục tăng, năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt 2,4 tỷ USD, vượt giá trị xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân vẫn thấp, điều kiện sống còn nhiều khó khăn…”, Chủ tịch Lại Xuân Môn.
Bốn là, có chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân thông qua xây dựng các mô hình, kết hợp lý thuyết và thực tiễn thương phương thức song hành, nông dân dạy nông dân. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước.
Năm là, Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống kho bảo quản, chợ đấu giá nông sản để giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị nông sản, tránh tình trạng bị ép cấp, ép giá, được mùa, mất giá.
Theo Danviet
Giáo sư Đại học Harvard bàn về nông nghiệp Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, 1 trong 3 thách thức lớn nhất của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, đó là tình trạng đất đai sản xuất manh mún với diện tích trung bình mỗi hộ chỉ đạt 0,3ha.
Làm thế nào để việc tích tụ, tập trung ruộng đất được đẩy mạnh hơn? NTNN xin trích giới thiệu bài viết của 2 Giáo sư- David Dapice và Nguyễn Xuân Thành đến từ Đại học Harvard (Mỹ) về chính sách đất đai, nông nghiệp của Việt Nam.
Tích tụ ruộng đất cần diễn ra tự nguyện
Việt Nam cần có chính sách giúp các nhà nông thành công tích tụ đất đai với diện tích có thể lên tới hàng nghìn ha. Ảnh: H.X
Những người nông dân muốn bán đất thường đã nghĩ đến một nơi ở mới hay một hoạt động sản xuất, kinh doanh mới - có thể là một nơi cach tác, chăn nuôi khác hay một nơi nào đó ở đô thị để sinh sống hay làm ăn. Họ cần đến nguồn vốn từ việc bán đất để có cơ hội tìm một cuộc sống tốt hơn". GS Nguyễn Xuân Thành
Luật Đất đai 2013 cho phép người nông dân có quyền thuê đất 50 năm; đó là sự cải thiện lớn so với 20 năm như trước kia. Tuy nhiên, tính không linh hoạt trong sử dụng đất vẫn là một vấn đề. Nông dân không được thực sự tự do trong việc quyết định chăn nuôi hay trồng trọt trên đất nông nghiệp của mình.
Sự hạn chế này làm giảm giá trị đất của nông dân, và khiến họ không chắc có thể bán được đất để chuyển sáng hoạt động nông nghiệp khác hay chuyển ra thành phố. Thanh niên nông thôn thường có xu hướng rời bỏ hoạt động nông nghiệp, phản ánh trình độ học vấn cao hơn, sở thích và khả năng lưu chuyển cao hơn. Tuy nhiên, những người về già (trên 40 tuổi chẳng hạn) và lao động nữ có xu hướng ở lại nông thôn. Đó là lý do dẫn đến mức năng suất lao động tăng trưởng chậm và tương đối thấp.
Đất nông nghiệp vẫn không được đảm bảo quyền sử dụng ngang bằng với bất động sản đô thị. Quả thật, một nguồn tài chính và thu nhập lớn của các địa phương là thu hồi đất với giá đền bù phải chăng (dựa theo giá trị nông nghiệp) rồi chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp với giá trị cao hơn nhiều. Điều này thực chất là tước đoạt giá trị đất đang gia tăng từ tay người nông dân rồi giao cho các nhóm lợi ích khác nhau. Chính sách này làm giảm thu nhập nông nghiệp vốn dĩ đã thấp, cản trở khả năng lưu chuyển lao động và sự hợp nhất đất nông nghiệp, và làm cho việc đầu tư vào đất nông nghiệp trở nên rủi ro hơn. Điều này vẫn xảy ra bất chấp những tiến bộ đạt được trong Luật Đất đai năm 2013.
Điều quan trọng cần lưu ý là nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò xã hội quan trọng để cho những người lao động về già không muốn di chuyển và kỹ năng đô thị hạn chế vẫn có thể ở lại quê hương bản quán của họ. Không ai đề nghị rằng ta nên buộc nông dân bán quyền sử dụng đất của họ. Nhiều người hiện nay đang buộc phải làm thế, để các quan chức sử dụng đất của họ vào các dự án. Đúng hơn, vấn đề ở đây là nên đặt lại trọng tâm chính sách đất đai sao cho việc tích tụ đất đai một cách tự nguyện trở nên dễ dàng và được xem là đáng mong đợi, chứ không phải như sự trở lại của những địa chủ lớn.
Trong một xã hội hiện đại, đất nông nghiệp không phải là một nguồn sản nghiệp lớn, mà nông nghiệp cũng không chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng quốc gia. Những trang trại quy mô lớn sẽ không tạo thành một giai cấp kinh tế xã hội quan trọng như ngày xưa. Đó là lý do khiến ở tất cả các nước giàu, lực lượng lao động nông nghiệp giảm xuống. Nhà nước không nên tăng tốc quá trình này một cách khiên cưỡng, nhưng cũng không nên cấm đoán hay cản trở. Áp lực kinh tế tự nhiên khiến cho những người có khả năng lưu chuyển sẽ quyết định đi tìm thu nhập cao hơn trong những nghề nghiệp phi nông nghiệp. Việt Nam đang ở vào thời kỳ mà số lượng nông dân nên bắt đầu giảm dần, chứ không phải chỉ giảm tỷ trọng trong lực lượng lao động. Điều này sẽ đặc biệt đúng nếu tỷ lệ tăng trưởng chung gia tăng và xã hội sẽ tạo ra được nhiều việc làm nhà máy hơn, gắn liền với việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, thông qua dòng vào FDI cũng như đầu tư của các nhà cung cấp ngoài quốc doanh.
Cho phép nhà nông thành công mở rộng trang trại
Hiện Việt Nam cần thu hút mạnh đầu tư tư nhân vào nông nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng năng suất của đất đai và năng suất của lao động. Điều này sẽ được thực hiện thông qua hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) tập trung tốt hơn, nâng cao hiệu quả chính sách công trong khai thác tài nguyên, giảm tổn thất sau thu hoạch, kết nối sản xuất, chế biến và tiếp thị nông nghiệp.
Đề xuất nhà nước đầu tư hay để thành lập những trang trại quy mô lớn hàng nghìn ha, hiện đại và thâm dụng vốn đã được thử nghiệm ở những nước khác ở Đông Nam Á và nói chung là không có hiệu quả - chí ít nếu tính đến chi phí kinh tế của những khoản trợ cấp ngầm về đất đai và tín dụng. Một cách tiếp cận hữu cơ và "từ dưới lên" là cho phép những nhà nông thành công mở mang trang trại lên hàng chục hay có thể hàng trăm ha. Các tổ chức tín dụng cung cấp vốn theo lãi suất thị trường để cải thiện đất, máy móc và chế biến nông sản trên cơ sở tự thẩm định tính khả thi.
Một phương án khác là cho các nhóm nông dân canh tác trên những diện tích lớn hơn - một sự tái sinh mô hình hợp tác xã. Phương án này đã được đề xuất trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về sức cạnh tranh của lúa gạo và cây trồng khác. Mô hình hợp tác xã đã phát huy hiệu quả ở một số nơi tại châu Á có hệ thống kinh tế thị trường như Đài Loan. Nhưng Việt Nam thiếu năng lực thể chế để phát huy mô hình này. Cho phép những nông dân thành công mua lại đất của láng giềng, những người muốn ra đi, sẽ là một phương án đòi hỏi ít nỗ lực tổ chức hơn nhiều. Nếu cảm thấy có nguy hiểm từ những địa chủ lớn, nhà nước có thể áp thuế đất đối với những diện tích vượt quá một mức nhất định, và mức quy định này có thể thay đổi tùy theo vùng và chất lượng đất. Nếu áp dụng thuế này, nên áp dụng cho cả các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân.
Một thực tế cũng cần thay đổi là, chính sách đất đai vẫn thiên về lúa gạo hiện nay hay thiên về các cây hàng năm. Do đó, chất lượng sản phẩm thường không đủ cho các thị trường xuất khẩu giá trị cao và quy mô nhỏ làm hạn chế việc sử dụng cơ giới hóa và công nghệ. Trên hết, năng suất của lao động và đất xem ra thấp và (hoặc) tăng trưởng chậm. Ứng với những xu hướng này, ta có thể dự kiến người lao động sẽ lìa bỏ nông nghiệp nhanh hơn nhưng trên thực tế, số lượng lao động làm việc trong nông nghiệp vẫn gần 24 triệu người trong gần 2 thập niên.
Nhiều người nông dân sẽ quyết định ở lại bên những lô đất nhỏ do tuổi tác, tính cách, trình độ kỹ năng hay nghĩa vụ gia đình. Họ sẽ hưởng lợi nhờ những chương trình đặc biệt, liên quan đến nhiều hoạt động R&D, truyền bá kiến thức và cung cấp giống để có thể trồng những hoa màu có giá trị cao hơn. Những nỗ lực kiểu này thích hợp với sự hợp tác nhà nước - tư nhân. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng có thể đóng vai trò nhất định trong việc phát triển và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng giúp nâng cao danh tiếng và giá cả của sản phẩm Việt Nam.
Việc bổ sung thêm thuế đất đối với những diện tích đất lớn sẽ giúp bù đắp cho nguồn thu ngân sách mất vào tay những quan chức địa phương khi chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp sang phi nông nghiệp rồi tận hưởng giá trị đất lên cao cho mục đích riêng. Thuế đất cũng là nguồn thu ngân sách địa phương bền vững hơn.
Theo Danviet
Gia Lai: Dưa hấu "đắng" vì mất mùa mất giá Năng suất dưa cùng với giá thu mua giảm thấp, sau khi trừ các khoản chi phí mỗi hộ trồng dưa lỗ hàng chục triệu đồng. Năm nay, nông dân tỉnh Gia Lai trồng được khoảng 1.000 ha dưa hấu. Nhưng do nắng hạn khốc liệt, quả dưa nhỏ, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên giá bán sụt giảm từ 3 -...