Xuất khẩu nông sản đạt gần 28 tỉ USD trong 6 tháng, Mỹ là thị trường lớn nhất
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao.
Người dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân vải thiều – Ảnh: C.TUỆ
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là những thị trường mua nông sản của Việt Nam nhiều nhất.
Theo đó, nhóm nông sản chính 11,37 tỉ USD (tăng 8,8%), lâm sản chính 9,1 tỉ USD (tăng 3%), thủy sản 5,8 tỉ USD (tăng 40,8%), chăn nuôi 176 triệu USD (giảm 15,9%), đầu vào sản xuất 1,42 tỉ USD (tăng 64,8%).
Đáng chú ý, do thị trường xuất khẩu mở rộng có đến 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỉ USD gồm cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.
Trong đó, nhóm mặt hàng cao su, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, có 4 thị trường (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỉ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu). Trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).
Video đang HOT
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 4,97 tỉ USD (tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu).
6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tự tin phấn đấu xuất khẩu nông sản đạt 55 tỉ USD (cao hơn Chính phủ giao 5 tỉ USD).
Để làm được điều này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào những sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao, để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Dự kiến nhóm nông sản chính đạt 25 tỉ USD, lâm sản và đồ gỗ 17 tỉ USD, thủy sản 10 tỉ USD và các mặt hàng khác khoảng 3 tỉ USD.
Đưa vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới
Sáng ngày 16/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND Bắc Giang, UBND Hải Dương tổ chức Diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới".
Mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều
Chương trình nhằm thảo luận các giải pháp đưa vải thiều Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới và tạo điều kiện cho bạn bè thế giới dễ dàng biết, hiểu và tiếp cận thuận tiện hơn quả vải thiều Việt Nam.
Diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới"
Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông nghiệp mang bản sắc đặc trưng riêng. Đặc biệt, sau năm 1989, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản thế giới xét về quy mô và phạm vi thương mại, với mức tăng trưởng nông nghiệp bình quân khoảng 3,5%/năm, mức cao ở khu vực châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Trong đó vải thiều là loại quả nhiệt đới được người dân Việt Nam và khách quốc tế ưa thích. Sản phẩm vải thiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới với đa dạng phương thức bán hàng, từ kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại đến các kênh thương mại điện tử, đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của bức tranh xuất khẩu nông sản năm 2021.
"Kết quả đó là nhờ sự đổi mới, quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, cùng với đó là đẩy mạnh xây dựng chương trình nông thôn mới, nâng cấp đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đê điều..." - Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.
Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa, với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn.
Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.
Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối là hết sức cần thiết để việc tiêu thụ được thuận lợi.
Đặc biệt, mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết được đặt lên hàng đầu. Hiện, vải thiều Việt Nam - nổi tiếng với hai vùng trồng vải: Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu
Ông Trần Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho hay, năm 2022, sản lượng vải thiều Hải Dương dự kiến xuất khẩu đi các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu toàn tỉnh. Bên cạnh đó, khoảng 40% xuất khẩu thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia; còn lại là tiêu thụ, chế biến trong nước.
Còn Bắc Giang, theo chia sẻ của ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang duy trì xuất khẩu sản phẩm quả vải tươi và vải thiều chế biến. Năm 2021, thị trường xuất khẩu đạt 89.300 tấn (chiếm khoảng 41,4% sản lượng).
Hiện nay, việc tiêu thụ vải thiều của tỉnh diễn ra khá thuận lợi, vải được thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó, với giá thành cao. "Đến hôm nay, vải thiều Bắc Giang đã được thu hoạch, tiêu thụ khoảng 25.000 tấn; trong đó, sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60%; sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40%, xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia..." - ông Phan Thế Tuấn thông tin.
Đảm bảo chất lượng đưa vải thiều Việt Nam ra thế giới
Theo Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn, đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực hiện 17 Hiệp định thương mại tự do. Với năng lực tốt về nguồn cung, cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị trí trên thị trường nông sản thế giới. Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2000 đạt 4,2 tỷ USD thì đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020.
Đây là cơ hội cho nông sản Việt Nam nói chung và vải thiều nói riêng vươn xa trên thị trường thế giới. "Câu hỏi đặt ra thôi thúc chúng tôi là phải làm thế nào để nông sản Việt Nam đạt chất lượng cao có thể đến được với nhiều người dân trên thế giới, chúng tôi cần làm gì để tận dụng được cơ hội và vượt qua được các rào để nhiều người dân trên thế giới được thưởng thức nhiều hương vị đặc sắc từ nông sản Việt Nam" - Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nêu.
Theo các chuyên gia, để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao, hay còn gọi là thị trường "khó tính" đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ.
Sản phẩm vải thiều được giới thiệu, trưng bày tại Diễn đàn "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới"
Thực tế từ tỉnh Hải Dương trong những năm qua, ông Trần Văn Quân cho biết, để sẵn sàng đảm bảo chất lượng đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà ra thế giới, từ nhiều năm nay, tỉnh Hải Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tập trung xây dựng các vùng sản xuất chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu quả vải thiều trên thị trường thế giới.
"Hiện nay, vải thiều trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản được sản xuất theo hướng VietGap, GlobalGap; diện tích vải được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn ngày càng tăng. Đã có 1.200 ha với 189 mã số vùng trồng được cấp để sản xuất vải thiều xuất khẩu; toàn tỉnh có 14 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu" - ông Trần Văn Quân nói.
Để chinh phục thị trường nước ngoài, tỉnh Bắc Giang cũng chú trọng mở rộng diện tích sản xuất vải thiều chất lượng cao; lấy chất lượng quả vải làm tiêu chí sản xuất, tiêu thụ bền vững. Do đó, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo có chất lượng vượt trội, sạch và an toàn thực phẩm.
Hiện, vải thiều Bắc Giang đang được bảo hộ tại 8 quốc gia gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia; đồng thời, là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tại thị trường Nhật Bản. "Vải thiều Bắc Giang đã và đang từng bước khẳng định chất lượng vượt trội, để vươn tầm thế giới" - ông Phan Thế Tuấn khẳng định.
Gần 4 nghìn tấn vải thiều sớm Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường khó tính Tính từ cuối tháng 5 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã có hơn 13.400 tấn vải thiều sớm được thu mua, tiêu thụ. Trong đó, có gần 4.000 tấn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU. Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến hết ngày 5/6, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 13,4 nghìn...