Xuất khẩu ngũ cốc qua Romania tăng kỷ lục
Ngày 15/12, số liệu do cảng Constanta của Romania công bố cho thấy trong 11 tháng đầu năm nay, lượng ngũ cốc vận chuyển qua cảng bên bờ Biển Đen này đã đạt mức cao kỷ lục nhờ sự gia tăng các chuyến hàng từ Ukraine.
Tàu Equator tới một trong các cảng ở vùng Odesa, Ukraine để chở ngũ cốc, ngày 3/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, đã có tổng cộng 32,6 triệu tấn ngũ cốc rời cảng Constanta, vượt mức kỷ lục 25 triệu tấn ghi nhận trước đó. Ngũ cốc của Ukraine chiếm khoảng 40%, tương đương 13 triệu tấn, tăng so với mức 8,6 triệu tấn trong cả năm 2022.
Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ 4 trên thế giới. Vì các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa do xung đột, nước này phải vận chuyển ngũ cốc bằng đường sắt đến khu vực biên giới phía Tây hoặc qua các cảng trên sông Danube sang Romania. Hiện cảng Constanta của Romania trên Biển Đen là tuyến xuất khẩu thay thế lớn nhất của Ukraine.
Video đang HOT
Đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Romania Sorin Grindeanu thông báo tuyến vận tải do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ cho phép các tàu hàng đến cảng Constanta đi lại 24/24 trên kênh Sulina của sông Danube đã hoàn thiện và sẽ sớm đi vào hoạt động. Moldova, giáp biên giới Romania và Ukraine, cũng đang nâng cấp các trạm kiểm soát và cơ sở hạ tầng đường sắt để hỗ trợ vận chuyển ngũ cốc.
Cùng với Bulgaria, Hungary, Ba Lan và Slovakia, Romania là một trong 5 nước Đông Âu thuộc EU chứng kiến lượng nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine tăng đột biến kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả và thị trường nội địa.
Tháng 5 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cho phép các nước trên cấm nhập khẩu và bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine tại thị trường nội địa, nhưng cho phép quá cảnh những hàng hóa đó để xuất khẩu đi các nước khác.
Ukraine dự kiến thu hoạch 81,3 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu trong niên vụ 2023, với khả năng dư thừa khoảng 50 triệu tấn sau xuất khẩu.
Slovakia và Ukraine nhất trí thiết lập hệ thống cấp phép cho việc mua bán ngũ cốc
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia và Ukraine đã nhất trí thiết lập hệ thống cấp phép cho việc mua bán ngũ cốc, qua đó cho phép dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu 4 mặt hàng của Ukraine sang Slovakia.
Ngũ cốc được chất tại cảng biển Izmail, vùng Odesa, Ukraine ngày 22/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ Nông nghiệp Slovakia ngày 21/9 nêu rõ: "Bộ trưởng hai nước đã nhất trí thiết lập hệ thống mua bán ngũ cốc dựa trên việc cấp và kiểm soát giấy phép". Tuy nhiên, bộ này lưu ý lệnh cấm nhập khẩu 4 mặt hàng từ Ukraine vẫn được áp dụng cho đến khi hệ thống này được thiết lập và đi vào hoạt động.
Ngoài ra, Ukraine cũng đồng ý dừng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan lệnh cấm trên. Tuy nhiên, bộ trên không cung cấp thông tin chi tiết về cách thức hoạt động của hệ thống cấp phép.
Cùng ngày, Ukraine thông báo sẽ tiến hành các cuộc đàm phán với Ba Lan trong những ngày tới để giải quyết những tranh chấp liên quan đến lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của nước này.
Bộ Nông nghiệp Ukraine cho biết Bộ trưởng Nông nghiệp nước này Mykola Solsky và người đồng cấp Ba Lan Robert Telus đã có cuộc điện đàm, trong đó hai bên nhất trí tìm giải pháp có tính đến lợi ích của cả hai nước. Hai bên cũng khẳng định mối quan hệ "chặt chẽ và mang tính xây dựng".
Hồi tháng 5 năm nay, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấm nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hướng dương của Ukraine sang Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania. Các nước này cho biết ngũ cốc giá rẻ, được miễn thuế từ Ukraine đổ bộ đang làm mất giá sản phẩm sản xuất trong nước, gây ảnh hưởng tới nông dân địa phương và nền kinh tế của họ. Lệnh cấm này đã hết hạn ngày 15/9 vừa qua và EC đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế tạm thời áp đặt đối với ngũ cốc của Ukraine. Mặc dù vậy, Ba Lan, Hungary và Slovakia vẫn quyết định đưa ra các hạn chế đơn phương đối với việc nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Trong năm 2022, khoảng 60% ngũ cốc Ukraine đã được trung chuyển qua 5 quốc gia Đông Âu nêu trên theo "hàng lang đoàn kết", thay thế cho tuyến trung chuyển qua Biển Đen gặp nhiều trở ngại kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2/2022.
Nổ trên tàu chở hàng gần cảng sông Danube Thủy thủ đoàn của tàu chở hàng mang cờ hiệu Togo đã phải sơ tán trong sáng 20/9 sau khi xảy ra một vụ nổ khi tàu ở địa điểm gần cảng Sulina, Romania. Tàu gặp sự cố khi đang di chuyển đến một trong những cảng của Ukraine trên sông Danube. Tàu Seama báo cáo phát hiện vụ nổ xảy ra sáng...