Xuất khẩu ngày 1-4/6: Vải thiều Việt Nam ‘đổ bộ’ chuỗi siêu thị lớn ở Singapore, nhập khẩu thịt lợn tươi và ô tô tăng vọt
Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại Singapore; 5 tháng đầu năm, nhập khẩu ô tô tăng hơn 76%; mở đường cho khoai lang tím và một số nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc… là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 1-4/6.
Vải thiều Việt Nam được xuất khẩu, bày bán tại siêu thị FairPrice ở Singapore. (Nguồn: TTXVN)
Vải thiều Việt Nam “phủ sóng” toàn bộ hệ thống siêu thị FairPrice tại Singapore
Nhờ ưu thế về chất lượng và giá cả, vải thiều Việt Nam lần đầu tiên đã có mặt tại tất cả các cửa hàng của chuỗi siêu thị FairPrice tại Singapore từ ngày 3/6, sau một năm có mặt tại thị trường của “Đảo quốc sư tử”.
Chính thức thâm nhập thị trường Singapore từ năm 2020, trái vải Việt Nam đã ghi dấu ấn tốt tại thị trường nhỏ nhưng đòi hỏi cao về chất lượng này. Mức giá bán của vải thiều Việt Nam tại Singapore năm nay đã cao hơn năm ngoái. Trong tuần đầu đang khuyến mãi ở mức 105.000 đồng/kg và sẽ nâng lên mức khoảng 120.000 đồng/kg trong những tuần tiếp theo.
Bà Hui Juan thuộc bộ phận truyền thông của FairPrice, cho biết vải thiều Việt Nam năm nay sẽ được bày bán trên toàn bộ 230 siêu thị của FairPrice, mở rộng quy mô hơn hẳn năm 2020, khi chỉ được bày bán tại những siêu thị chính hoặc các trung tâm thương mại lớn.
Mùa vải năm nay, mỗi tuần FairPrice sẽ tiêu thụ ít nhất một container 40ft. Tới cuối tháng 7/2021, ước tính tổng khối lượng vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam sẽ lên tới 100 tấn.
Hằng năm, Singapore nhập khẩu hơn 2.000 tấn vải từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Australia, Nam Phi, Madagascar, Mauritius… và tái xuất gần 400 tấn vải, cả vải tươi lẫn vải đóng hộp.
Từ góc độ này, bà Trần Thu Quỳnh, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận định, Singapore có thể cũng được coi là một “đối thủ cạnh tranh” với Việt Nam về khối lượng xuất khẩu trái vải ra thế giới.
Theo bà Thu Quỳnh, đây vừa là một thách thức, vừa là một cơ hội đối với sản phẩm vải của Việt Nam nói chung và công tác xúc tiến thương mại của Thương vụ nói riêng.
“Là thách thức bởi chúng ta đã bỏ ngỏ một số thị trường, chưa làm tốt công tác chế biến sâu và công tác nhận diện thương hiệu cho trái vải Việt Nam.
Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội vì Việt Nam và Singapore cùng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do rộng lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ta có thể tận dụng mạng lưới bán hàng của bạn có thể giúp trái vải Việt Nam vươn sang những thị trường mới”, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore đánh giá.
Rút ngắn thời gian kiểm dịch đối với hoa quả tươi xuất khẩu
Chiều 2/6, tại Km số 0, Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm dịch Thực vật vùng 7 phối hợp với lực lượng Hải quan và Bộ đội Biên phòng tổ chức hội đàm với cơ quan Hải quan và Kiểm dịch của Trung Quốc thống nhất công tác kiểm dịch thực vật giữa hai bên nhằm rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh thời gian thông quan hoa quả tươi xuất khẩu.
Video đang HOT
Tại cuộc hội đàm, hai bên trao đổi về hoạt động kiểm dịch mặt hàng hoa quả tươi xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trong thời gian qua, đặc biệt tập trung trao đổi về công tác kiểm dịch đối với mặt hàng hoa quả tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Qua hội đàm, trao đổi, hai bên cơ bản thống nhất một số nội dung về công tác kiểm dịch thực vật. Cụ thể, cơ quan Hải quan và Kiểm dịch của Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm dịch, kiểm hóa theo xác suất, không kiểm hóa 100% đối với các lô hàng là quả vải thiều tươi, qua đó rút ngắn thời gian thực hiện kiểm dịch đối với mặt hàng này.
Đối với một số loại hoa quả khác, tùy vào từng chủng loại hàng, cơ quan Hải quan và Kiểm dịch phía Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ số lô hàng phải thực hiện kiểm tra.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 9 loại hoa quả gồm: thanh long, nhãn, xoài, vải, chuối, mít, chôm chôm, dưa hấu và măng cụt. Tuy nhiên, có đến 8 loại hoa quả chưa ký kết thỏa thuận về kiểm dịch thực vật nên khi xuất sang Trung Quốc vẫn bị kiểm hóa 100% lô hàng, dẫn tới thời gian thông quan hàng hóa lâu, ảnh hưởng đến năng lực thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hai bên thống nhất cần xem xét khả năng xây dựng cơ chế liên hợp cơ quan kiểm dịch nhằm giúp cơ quan kiểm dịch hai nước chủ động trong công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu qua các cặp cửa khẩu.
Trung Quốc đồng ý xem xét mở cửa cho khoai lang tím Việt Nam
Tại hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19″ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 3/6, ông Trương Thành Dãnh – Giám đốc Sở NN&PTNT Vĩnh Long – cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 14 ngàn ha trồng khoai lang với sản lượng 350 ngàn tấn.
Trên địa bàn mới chỉ có 1 cơ sở nhà máy chế biến với sản lượng khiêm tốn 2-3 ngàn tấn/năm, số khoai lang còn lại chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ, xuất khẩu khoai lang gặp nhiều khó khăn.
Trước tình này, bên cạnh tiêu thụ trên địa bàn, tỉnh kêu gọi đầu tư kho chứa và nhà máy chế biến. Ông Trương Thành Dãnh cũng kiến nghị, các bộ ngành xúc tiến tìm kiếm thị trường, đàm phán với Trung Quốc mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông sản chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có sản phẩm khoai lang.
Liên quan đến vấn đề mở cửa xuất khẩu chính ngạch, bà Nguyễn Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) – cho biết, hiện Cục đang đàm phán để mở cửa 19 thị trường cho 20 loại sản phẩm (trái cây, hạt giống, gạo, hoa, đậu đỗ, khoai lang…)
Bên cạnh đó, Cục đang hỗ trợ xử lý, đàm phán tháo gỡ các tình huống kỹ thuật phát sinh trong quá trình xuất khẩu, đặc biệt là thông báo không tuân thủ liên quan đến kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
Đối với sản phẩm khoai lang, ngày 2/6, Bộ đã nhận được công hàm từ Trung Quốc. Theo đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đồng ý xem xét cho phép Việt Nam xuất khẩu tạm thời khoai lang tím sang Trung Quốc với điều kiện vùng trồng, cơ sở đóng gói được kiểm tra, triển khai đảm bảo không nhiễm 10 loại sinh vật gây hại.
Hiện Cục làm việc với các tỉnh Vĩnh Long, Đắk Lắk, Đắk Nông để triển khai các nội dung liên quan đến kỹ thuật, đảm bảo hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật để gửi sang Trung Quốc.
Ngoài ra, đối với một số tỉnh hiện nay đang chưa có cơ sở đóng gói thì Cục sẽ cùng địa phương thiết lập những cơ sở đóng gói trong thời gian sớm nhất đáp ứng yêu cầu phía Trung Quốc.
Nhập khẩu ô tô tăng vọt bất chấp dịch bệnh bùng phát
Số liệu thống kê sơ bộ của hải quan, mặc dù nhiều nơi bùng phát dịch, kim ngạch nhập khẩu ô tô vẫn tăng 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Hải quan, ước tính nhập khẩu nhóm hàng ô tô nguyên chiếc trong tháng 5/2021 đạt 15 nghìn chiếc, trị giá đạt 341 triệu USD, tăng 0,8% về lượng và 10,1% về trị giá so với tháng trước.
Ước tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại đạt 65 nghìn chiếc, trị giá đạt 1,46 tỷ USD, tăng 76,5% về lượng và tăng 78,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm ngoái, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam là 37 nghìn chiếc, trị giá là 800 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu ô tô tăng dần qua từng tháng, ghi nhận sức mua trở lại.
Các thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong đó khu vực ASEAN chiếm 80% kim ngạch.
Việt Nam chi 464,37 triệu USD nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt các loại
Bốn tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 236,02 nghìn tấn, trị giá 464,37 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Ba Lan và Canada là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.
Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, trong tháng 4/2021, Việt Nam nhập khẩu 16,52 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 36,54 triệu USD, tăng 164% về lượng và tăng 138,2% về trị giá so với tháng 4/2020, giá nhập khẩu trung bình đạt 2.212 USD/tấn, giảm 9,8% so với tháng 4/2020.
Lũy kế 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 51,15 nghìn tấn, trị giá 116,59 triệu USD, tăng 118% về lượng và tăng 112,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Vải Bắc Giang bị ép giá xuống 2.000 đồng/kg trong tâm dịch: Sự thật là gì?
Năm ngoái, vải thiều Việt Nam từng gây "rúng động" khi chính thức xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản và người dùng phải chi tới 120.000 đồng để mua 7 quả vải.
Trong bối cảnh Bắc Giang đang là tâm dịch lớn nhất cả nước lúc này, một vấn đề được thị trường rất quan tâm là quả vải - đặc sản của Bắc Giang sẽ tiêu thụ như thế nào? Giá cả ra sao? Liệu người Việt Nam sẽ lại có một đợt giải cứu vải Bắc Giang như nhiều loại nông sản gặp dịch khác hay không?
Trên mạng xã hội ngày 27/5 xuất hiện những dòng chia sẻ mang tính tiêu cực về vải Bắc Giang như sau: "BẮC GIANG: RƠI CẢ NƯỚC MẮT VÌ BỊ ÉP GIÁ MÙA VẢI CÒN 2.000 ĐỒNG/KG"
Theo những chia sẻ này, người bán bị ép giá từ 8.000 đồng/kg xuống 6.000 đồng/kg và cuối cùng là 2.000 đồng/kg. Cuộc ép giá khiến người bán "ức chế" đem cho người quen 1 sọt vải gần 3 tạ chứ không bán nữa.
Lời chia sẻ "Dịch cực khổ này biết sống sao đây. Chưa bao giờ quả vải Bắc Giang lại rẻ rúng như thế" khiến những người tiếp cận thông tin này đều bức xúc.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Bắc Giang) cho biết, loại vải giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg là loại vải rụng.
" Hàng đó cân rồi, xong nó rụng ra. Loại ấy tất nhiên là bán chỉ 3 - 4.000 đồng/kg. Còn loại 2 - 3.000 đồng/kg thì tôi nghĩ đó là hàng sâu cuống không ai mua. Kể cả năm ngoái, những tin tức như "được mùa mà bà con phải đổ vải đi", thì đó cũng là loại vải sâu cuống không có ai mua nên đổ đi là đúng rồi. Ăn làm sao được. Đấy là hàng loại. Thuận mua vừa bán ai ép được ai đâu. " - Ông Phạm Văn Dũng nói.
Ông Dũng khẳng định, giá vải ở Lục Ngạn hiện tại rẻ nhất là 14 - 15.000/kg đối với loại xấu. Còn tại những "trùm" thu mua vải để xuất khẩu sang Trung Quốc, giá thu mua loại vải ngon là 20 - 21.000/kg. Chính vì thế, thông tin lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.
Từ ngày 26/5, hợp xác xã của ông Dũng đã bắt đầu xuất 8 tấn vải lên kho tổng BigC. Ngày 27/5, hợp tác xã thu mua vào vải loại 1 với giá từ 18 - 20.000 đồng/kg. Siêu thị đều đang đề xuất lấy thêm. Việc thu mua, cân vải vẫn diễn ra an toàn khi Lục Ngan chưa phát sinh ca dương sinh trong cộng đồng.
Theo thông tin từ Bộ Công thương trước đó, năm nay sản lượng vải của Bắc Giang ước đạt 180 nghìn tấn. Trong sáng ngày 26/5, 15 tấn vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã lên đường sang Nhật. Tháng 6 năm trước, vải thiều Việt Nam đã chính thức thâm nhập thị trường Nhật Bản và tạo tiếng vang lớn. Quả vải Việt cháy hàng tại các siêu thị Nhật dù khách hàng phải chi tới 120.000 đồng để mua 7 quả vải.
Hộp vải thiều "hoàng gia" của Việt Nam bán tại Nhật Bản.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, trong mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối xuất khẩu vải thiều đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản.
Về phía thị trường lớn nhất là Trung Quốc, thông tin với Tuổi Trẻ Online chiều 25-5, ông Nguyễn Văn Thọ - phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương Bắc Giang) - cho biết hiện tình hình xuất khẩu quả vải qua cửa khẩu Lào Cai và Lạng Sơn rất thuận lợi. Giá bán vải thiều sớm tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc (khu vực tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn) dao động 20 - 25 nhân dân tệ/kg (tương đương 72.000 - 90.000 đồng/kg).
Tại Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc (khu vực tiếp giáp tỉnh Lào Cai), giá bán vải thiều sớm Bắc Giang dao động 22 - 30 nhân dân tệ (72.000 - 108.000 đồng/kg).
Đối với tình hình tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang, đến hết ngày 24-5, tổng sản lượng tiêu thụ vải ước đạt 3.716 tấn, giá bình quân 20.000 - 27.000 đồng/kg, có nơi 35.000 đồng/kg.
Tôm Việt chiếm ưu thế tại thị trường Nhật Bản Tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhât Bản. Thị phần tôm của Việt Nam trong tổng lượng nhâp khẩu của Nhât Bản tăng tư 23% trong 2 tháng đầu năm 2020, lên 24,6% trong 2 tháng đầu năm 2021. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Nhât Bản, tháng...