Xuất khẩu lao động “chui”
Tại diễn đàn Quốc hội, trong phiên họp về công tác phòng, chống tội phạm, nhiều đại biểu tỏ ý kiến lo ngại về tình trạng người Việt Nam xuất khẩu lao động trái phép ra nước ngoài, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng này, đề cập đến trách nhiệm của chính quyền địa phương.
ảnh minh họa
Nếu như không có vụ 39 người chết trong xe tải tại Anh gây chấn động thì hẳn là những đối tượng tổ chức, môi giới đưa người ra nước ngoài trái phép ở Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn tiếp tục công việc “thường nhật” của mình. Cần nhìn thẳng vào đây để có những biện pháp trước mắt và lâu dài hạn chế và chấm dứt tình trạng này mà động tác đầu tiên là siết chặt quản lý, kịp thời phát hiện đường dây tội phạm, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng nhiều hơn nữa.
Sự thật là công tác quản lý nhân khẩu của địa phương chưa chặt chẽ, để người dân của mình tự tìm cách đi ra nước ngoài kiếm sống bằng con đường bất hợp pháp. Vì thế, nhiều người đã ra đi trót lọt, ngay cả khi bị nước sở tại phát hiện, trục xuất về nước thì họ cũng không bị xử lý nghiêm. Nhiều người đi xuất khẩu bằng con đường hợp pháp, hết hạn trốn ở lại làm phương hại đến chính sách ngoại giao nhưng hầu như chính quyền bất lực trước hiện trạng này.
Ở các địa phương gần biên giới phía Bắc, rất nhiều người sang Trung Quốc làm thuê bất hợp pháp, trốn chui, trốn lủi trong các công xưởng, nhà máy. Mọi thứ thuộc về quyền con người của họ không được bảo đảm, đúng hơn, không có một bảo đảm gì về sức khỏe, sinh mạng cũng như tài sản. Việc đi làm thuê bất hợp pháp này trở thành phong trào và hầu như chính quyền địa phương coi như không biết, làm ngơ với mong muốn dân kiếm được tiền, cải thiện kinh tế gia đình.
Video đang HOT
Không thể nói không biết hoặc bây giờ mới biết khi chỉ một xã ở Nghệ An, Hà Tĩnh có đến hơn một nghìn người đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, tạo nên những địa danh “làng xuất khẩu lao động”. Vấn đề là ở chỗ, chính quyền địa phương có thực sự muốn ngăn chặn lại tình trạng này không khi tính mạng của công dân mình bị đe dọa, đánh cược cả mạng sống lẫn tiền của để ra nước ngoài kiếm tiền bất hợp pháp.
Thời gian gần đây, lực lượng Công an đã ra tay đánh mạnh vào các tổ chức, doanh nghiệp lừa đảo, bán đất dự án “ma”, cho vay nặng lãi,… Nếu kịp thời hơn thì đã tránh được việc nhiều người bị mất tiền oan, gây nên những bất an trong xã hội. Đối với các đường dây đưa người đi nước ngoài cũng nên vậy, cần phải được khám phá, xử lý nghiêm, triệt để./.
Nhị Ngọc
Theo baophapluat
Nhiều gia đình Kon Tum báo mất liên lạc với người thân đi xuất khẩu lao động
Kể từ khi chị Y Hồng (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) xuất cảnh sang Ả-rập Xê-út làm việc vào đầu tháng 10, người nhà không còn liên lạc được với chị.
Người thân chị Y Hồng (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) cho biết chị này được Công ty cổ phần đầu tư Thuận An DMC đưa đi lao động tại thị trường Ả-rập Xê-út sau một thời gian học ngoại ngữ. Gia đình không còn liên lạc được với Y Hồng kể từ khi chị xuất cảnh hồi đầu tháng 10.
Mới đây, chồng Y Hồng tự tử nhưng gia đình tìm mọi cách để báo tin nhưng không được. Hiện 4 người con của chị Y Hồng vẫn chưa được gặp mẹ. Người con lớn nhất mới 14 tuổi, phải sống dựa vào ông bà ngoại, vốn cũng khó khăn, chỉ dựa vào mấy sào lúa nước.
Những người thân của chị Y Hồng.
Tiếp chuyện phóng viên, bà Y Blú (cô ruột chị Y Hồng) kể: " Lúc cháu tôi đi học tiếng nước ngoài thì gia đình vẫn còn liên lạc, nói chuyện được với cháu. Nhưng khi nó đi rồi chồng nó tự tử mất thì không liên lạc được. Gia đình tôi vô cùng lo lắng, không biết cháu mình sang bên đó có làm được việc hay không".
Chiều 4/11, trả lời VTC News, ông Trần Văn Thiện - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Kon Tum cho biết: "UBND huyện Tu Mơ Rông đang đề nghị Bộ LĐ-TB&XH làm rõ vụ việc. Đơn vị sẽ làm văn bản đề nghị tạm thời dừng hoạt động của Công ty Thuận An DMC, đồng thời chấn chỉnh hoạt động tư vấn, tuyển dụng xuất khẩu lao động. Đa số những người lao động nước ngoài mà gia đình mất liên lạc đang ở Ả-rập Xê-út".
Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện Tu Mơ Rông có 42 người đi xuất khẩu lao động tại Ả-rập Xê-út, 8 người đi thông qua Công ty Thuận An DMC. Hiện có 3 gia đình trong số này trình báo về việc không liên lạc được với người thân.
Ông Thiện cũng cho biết, LĐ-TB&XH có rà soát và nắm tình hình đi lao động nước ngoài tại huyện Tu Mơ Rông, kết quả cho thấy một số người hết hợp đồng nhưng chưa trở về nước và mất liên lạc.
Người thân của chị Y Hồng kể lại vụ việc.
Bà Mai Thị Luận - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Ông cho biết: " Qua sự việc chị Y Hồng, chính quyền xã kiến nghị các công ty làm về xuất khẩu lao động hoạt động trên địa bàn xã phải đảm bảo đúng quy trình; và công ty phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền xã, với người nhà để đảm bảo quyền lợi, an toàn cho người đi xuất khẩu lao động".
Theo bà Luận nói thêm, để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu lao động, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần kiểm tra lại năng lực và trách nhiệm của các công ty tuyển dụng, tránh trường hợp đem con bỏ chợ.
THANH HẢI - ĐẠI DƯƠNG
Theo vtc.vn
Người Việt ở London tổ chức cầu nguyện cho 39 người chết tại Essex Buổi lễ cầu nguyện với sự tham gia của hơn 100 thành viên cộng đồng người Việt ở London được tổ chức nhằm tưởng nhớ 39 người chết trong xe tải đông lạnh hôm 23/10. Theo Telegraph, buổi cầu nguyện được tổ chức hôm 2/11 tại Nhà thờ Holy Name and Our Lady of the Sacred Heart ở phía Đông thủ đô London,...