Xuất khẩu lâm sản 3 tháng đầu năm tăng 41,5%
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 3/2021 ước đạt 1,524 tỷ USD.
Sản xuất, chế biến gỗ tại Công ty TNHH khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Như vậy, lũy kế 3 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu lâm sản ước đạt 3,944 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,699 tỷ USD, tăng 41,5 %; lâm sản ngoài gỗ đạt 243 triệu USD, tăng 38,4%. Các thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc hiện nay chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Video đang HOT
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3/2021 ước đạt 227 triệu USD; lũy kế 3 tháng ước đạt 709,6 triệu USD, tăng 31% so cùng kỳ. Như vậy, giá trị xuất siêu lâm sản quý I/2021 ước đạt trên 3,23 tỷ USD, tăng 43,4%.
Các thị trường nhập khẩu gỗ và lâm sản chính là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cameroon, Thái Lan, Chile chiếm khoảng 55% tổng giá trị gỗ và lâm sản nhập khẩu 3 tháng qua. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng là do giá gỗ nguyên liệu những tháng đầu năm tăng, đồng thời nhu cầu nhập khẩu cũng tăng so với cùng kỳ.
Đáp ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến, từ đầu năm đến nay, sản lượng gỗ khai thác cả nước đạt 5,4 triệu m3, bằng 25% kế hoạch năm 2021.
Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các địa phương cả nước đã trồng 31.498 ha rừng, bằng 116% so với cùng kỳ năm 2020, tập trung ở một số tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; trong đó, rừng phòng hộ 192 ha, rừng sản xuất 31.305 ha.
Diện tích rừng trồng được chăm sóc là 182.289 ha, bằng 83,4% so với cùng kỳ năm 2020; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh được 63.004 ha, bằng 83,3%. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã trồng được 17,6 triệu cây phân tán các loại, bằng 177% so với cùng kỳ năm 2020.
Để phục vụ cho phát triển rừng, các đơn vị đã chuẩn bị được trên 340,5 triệu cây giống các loại phục vụ cho kế hoạch trồng rừng năm 2021, bằng 152% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, thời gian tới, Tổng cục tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Chi cục Kiểm lâm các tỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng, bố trí lực lượng thường trực tại các vùng rừng có nguy cơ cháy cao; duy trì thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo 24/24 giờ tại Cục Kiểm lâm và các Chi cục Kiểm lâm vùng.
Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch năm 2021; trình ban hành Đề án “Trông một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025″ và các chương trình, đề án đã trình Thủ tướng Chính phủ…/.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu việc xuất khẩu gỗ, lâm sản
Ngày 18/3 vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh rằng dù bị cũng ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng năm 2020, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, về xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. Ảnh: TTXVN
Đơn hàng xuất khẩu có chiều hướng gia tăng, nhất là sang thị trường Mỹ.
Năm 2021, bên cạnh mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14 tỷ USD, Việt Nam cần chú trọng đến năng suất lao động, giá trị sản phẩm, các yếu tố phát triển bền vững.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, có điều hành phù hợp.
Chủ động bảo vệ rừng thông trong mùa khô hanh Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, vào thời điểm đầu năm 2021, toàn tỉnh có hơn 48.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh. Ngoài nguyên nhân khách quan như thời tiết khô hanh, cháy lan từ Lào sang (khu vực huyện Mường Lát là chủ yếu), thì yếu tố chủ quan do con người tác động...