Xuất khẩu khí hóa lỏng Nga tăng bất chấp phương Tây phong tỏa năng lượng
Xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Nga trong tháng 10 lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua, giữa thời điểm thế giới, nhất là châu Âu, rốt ráo giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Sản lượng LNG xuất khẩu của Nga trong tháng 10 tăng. Ảnh: Oiprice.com
Trong tháng 10, sản lượng LNG xuất khẩu của Nga tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, thời điểm Nga vừa mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Châu Âu chưa cấm vận LNG hay khí đốt tự nhiên vận chuyển bằng đường ống của Nga. Nhưng nhiều nhà nhập khẩu đã tìm cách hạn chế tối đa lượng khí đốt mua từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét kế hoạch áp mức giá trần với khí đốt do Nga cung cấp, nhưng nội bộ khối chưa đạt được thống nhất do nhiều thành viên có ý kiến khác biệt.
Video đang HOT
Lượng khí đốt Nga xuất sang châu Âu bằng đường ống trong thời gian qua rớt xuống mức đặc biệt thấp sau khi tập đoàn Gazprom (Nga) cắt nguồn cung đối với một số nước EU từ chối tuân thủ quy trình thanh toán bằng đồng rúp.
Gazprom hồi tháng 6 từng giảm nguồn cung khí đốt vận chuyển sang Đức qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) với lý do khó khăn bảo trì turbine khí vì trừng phạt của phương Tây. Từ đầu tháng 10, Gazprom dừng cung cấp khí qua Nord Stream sau khi xuất hiện sự cố nghi do hành động phá hoại nhằm vào tuyến đường ống này.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu LNG của Nga vẫn giữ được đà tăng trưởng, với những nước nhập khẩu lớn nhất là Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Trung Quốc tăng mua LNG từ Nga, vì muốn tận dụng cơ hội mua với mức giá rẻ hơn so với giá LNG trên thị trường giao ngay. Riêng trong tháng 9/2022, nhập khẩu LNG của Trung Quốc từ Nga tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gazprom nối lại nguồn cung khí đốt cho Italy
Hôm 5/10, Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga tuyên bố họ sẽ tiếp tục xuất khẩu khí đốt qua Áo, phần lớn là tới Italy, sau vài ngày tạm ngừng cung cấp khí đốt cho nước này do những thách thức về qui định vận chuyển.
Logo của Tập đoàn năng lượng Gazprom. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Gazprom cho biết công ty này và khách hàng Italy đã tìm ra giải pháp cho doanh thu khí đốt sau một số thay đổi về qui định quản lý thị trường khí đốt ở Áo.
"Nhà điều hành Áo đã sẵn sàng chấp thuận các phương án vận chuyển của Dịch vụ kinh doanh xuất khẩu Gazprom LLC, cho phép nối lại nguồn cung khí đốt từ Nga qua Áo", Gazprom cho biết.
Trước đó, ngày 1/10, Gazprom, gã khổng lồ khí đốt do Nga điều hành, thông báo sẽ không thể tiếp tục cung cấp khí đốt cho Italy do "không thể vận chuyển qua Áo" sau khi nhà điều hành của họ từ chối xác nhận các phương án vận chuyển và khối lượng vận chuyển do Gazprom đề xuất.
Trong khi đó, Chính phủ Áo cho biết Gazprom đã không ký kết các hợp đồng cần thiết.
Italy chủ yếu nhận khí đốt của Nga từ đường ống chạy qua Ukraine và Áo. Các quốc gia châu Âu khác nhận khí đốt của Nga thông qua Ukraine bao gồm Slovakia, Moldova, Romania và Cộng hòa Séc. Trước khi xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, khí đốt nhập khẩu chiếm 95% lượng khí đốt tiêu thụ tại Italy, trong đó Nga nắm khoảng 45% thị phần. Một nguồn tin thân cận cho biết khí đốt của Nga hiện chỉ chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của Italy, trong khi thị phần từ Algeria và Bắc Âu đã tăng lên.
Thủ tướng Italy Mario Draghi đã ký một loạt thỏa thuận mới với những nhà cung cấp khác và đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo với kỳ vọng giảm lệ thuộc vào khí đốt Nga. Nhà chức trách cho biết họ có thể đối phó với khả năng thiếu hụt năng lượng vào mùa đông bằng cách sử dụng các nguồn nhiên liệu thay thế. Italy đã áp dụng kế hoạch tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu thụ khí đốt. Theo đó, mùa sưởi ấm sẽ được cắt giảm 15 ngày và nhiệt độ sưởi ấm các tòa nhà sẽ giảm 1 độ C.
EU giảm lệ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, xuất khẩu khí đốt của Ai Cập tăng vọt Trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, nhưng giờ đây EU đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trong bối cảnh đó, vai trò của Ai Cập được đặc biệt coi trọng, giúp doanh thu xuất khẩu...