Xuất khẩu hồ tiêu đối mặt với nhiều khó khăn
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có khoảng 100.000ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn.
Tuy nhiên, trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức thấp thì chi phí sản xuất hồ tiêu lại tăng vọt, khoảng 10% so với năm 2017.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, giá tiêu giảm đã ảnh hưởng đến ngành hồ tiêu Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu hồ tiêu sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: KT)
Video đang HOT
Hiện nay, nhu cầu hồ tiêu trên thế giới khoảng 510.000 tấn/năm, bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 – 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu thế giới tăng 8 – 10%. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 557.000 tấn, dự kiến đến hết năm 2019 đạt khoảng 602.000 tấn.
Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do đó, giá tiêu có thể còn mất ổn định trong một thời gian nữa.
Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, để có thể tận dụng tốt cơ mà các FTA mang lại, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về các Hiệp định để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó, để nâng cao giá bán hồ tiêu, ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và có thể thâm nhập các thị trường khó tính trên thế giới.
Theo Chung Thủy
VOV
Nâng cao năng suất lao động nhờ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quản lý trên 27 triệu hàng, trong đó có 91,64% là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; 8,35% là khách hàng gồm các cơ quan, doanh nghiệp. Kết quả thu tiền điện hàng năm của EVN đều đạt ở mức rất cao với tỷ lệ trên 99%.
Nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng và giúp nâng cao năng suất lao động, từ năm 2005, EVN đã triển khai việc thu hộ tiền điện qua ngân hàng (NH), tổ chức trung gian (TCTG); ký thoả thuận hợp tác với 4 ngân hàng lớn (BIDV, VietcomBank, Vietinbank, AgriBank)... Tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên 44,95% số khách hàng (năm 2017) và 49,45% số khách hàng (năm 2018).
Nhân viên phòng giao dịch của EVNHANOI hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh toán hóa đơn tiền điện
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2005-2011, số lượng khách hàng tham gia chưa cao và mặc dù tiền điện thanh toán qua ngân hàng nhưng nhân viên điện lực vẫn phải đến nhà khách hàng để trả hóa đơn tiền điện. Trong giai đoạn 2012-2015, sau khi có chính sách triển khai hóa đơn điện tử, EVN là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện, khách hàng có thể lấy hóa đơn tiền điện qua website chăm sóc khách hàng của ngành Điện cũng như nhận hóa đơn qua email của khách hàng.
Sau khi đã hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử, từ năm 2016, để nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng, chỉ tiêu thu tiền điện qua NH&TCTG bắt đầu được đưa vào thành chỉ tiêu định lượng để điều hành hằng năm của Tập đoàn. Việc đẩy mạnh này được thực hiện thông qua các giải pháp tăng cường hợp tác với các Ngân hàng, Tổ chức trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến để thiết lập các kênh thanh toán đa dạng cho khách hàng. Trong năm 2017, với việc hợp tác với 27 ngân hàng và 10 tổ chức trung gian, EVN không còn nhân viên của điện lực đến nhà khách hàng thu tiền.
Tính tới nay, tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: Từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên tới 49,45% số khách hàng (năm 2018). Trong đó, các hình thức thu tiền không sử dụng tiền mặt, như: Trích nợ tự động, ATM, ngân hàng trực tuyến... đạt hơn 21,74% khách hàng của EVN (đến hết tháng 8-2019 tỷ lệ này là 31%).
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) là một trong những đơn vị đầu trong EVN trong triển khai việc TTKDTM. Từ cuối năm 2017, EVNHANOI đã chính thức cung cấp 32 dịch vụ điện trực tuyến trên trang mạng của tổng công ty và Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội. Sự ra đời của 32 dịch vụ điện trực tuyến, các ứng dụng chăm sóc khách hàng và nhất là các phần mềm đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện qua các ngân hàng và TCTG thanh toán đã đem đến nhiều lợi ích về thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng sử dụng điện.
Là một trong những đơn vị triển khai triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đại diện Công ty Điện lực Hà Giang, việc triển khai các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho khách hàng mà còn giúp ngành Điện tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, thuận tiện cho việc triển khai dịch vụ điện cấp độ 4, góp phần minh bạch hóa dịch vụ của ngành điện và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Vietq.vn
Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất gỗ dán sang Mỹ Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BCT quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ đối với mặt hàng gỗ dán từ ngày 27/12/2019 nhằm phòng tránh gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp. Ảnh minh họa. Cuc Xuât nhâp khâu (Bộ Công...