Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản tăng chóng mặt
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm tăng trưởng 13,9%.
Theo đó, năm 2006 thương mại hai chiều đạt mức 9,93 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước thì đến năm 2015 đã tăng gấp gần 3 lần, đạt kim ngạch 28,49 tỷ USD, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm trở lại đây. Năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó có những năm xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ như năm 2008 tăng 40%, năm 2011 tăng trưởng 39,5%, năm 2012 tăng trưởng 21%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có một số năm giảm, như năm 2009 giảm 26,3% chủ yếu do khủng hoảng kinh tế gây ra, năm 2015 cũng có sự suy giảm nhẹ, giảm 3,8%.
Về thị trường nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, tương tự như hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh từ 4,7 tỷ USD năm 2006 lên 14,36 tỷ USD năm 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó một số năm có mức tăng trưởng cao như năm 2008 tăng 37%, năm 2011 tăng 26%…Ở chiều ngược lại, năm 2009 có mức giảm 18%.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Giải mã hiện tượng "nóng" thị trường bất động sản
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bất động sản Việt Nam từ đầu năm đến nay đã đặt ra câu hỏi là liệu thị trường có đang xảy ra một "cơn sốt"?
Theo phân tích của ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc, công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL Việt Nam), nền kinh tế tăng trưởng đúng hướng đã là động lực khiến thị trường bất động sản có những dấu hiệu phát triển mạnh như thời gian vừa qua.
Cụ thể, nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể trong vòng 24 tháng qua với dự đoán mức tăng trưởng GDP trong năm 2016 đạt 6,8%; và nếu đạt được, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ. Lãi suất hiện tại là 8-9% và lạm phát được kiểm soát dưới mức 3%. Trong năm 2015, lượng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt 22,8 tỉ đô la, tăng 12% so với năm trước.
Kiều hối đạt khoảng 13 tỷ USD, với lượng tiền đổ vào bất động sản đang tăng lên. Trong 4 tháng đầu năm 2016, thặng dư thương mại đạt 1,5 tỉ đô la, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng xuất khẩu. Lượng khách quốc tế tăng vọt lên đến 3,3 triệu lượt trong 4 tháng đầu năm, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nền kinh tế đã trở lại đúng hướng, thị trường bất động sản cũng quy tụ các động lực phát triển trong suốt 18 tháng qua", chủ yếu tâp trung vào phân khúc nhà ở tại các thành phố trọng điểm như TP HCM và Hà Nội.
Doanh số bán hàng tại mỗi thành phố được ghi nhận đạt mức cao trong Q1/2016, lần lượt đạt khoảng 9000 căn hộ và 8000 căn hộ. Giá thuê văn phòng hạng A tại thành phố Hồ Chí Minh tăng do nhu cầu tăng lên nhưng cung không đủ đáp ứng, tỉ lệ diện tích trống của tất cả các phân khúc văn phòng giảm xuống còn 6%, đây là mức đã đạt được hồi Q4/2008.
Thị trường bán lẻ vẫn là một phân khúc phát triển chưa đồng đều với một số trung tâm hoạt động tốt, đáng chú ý như là Vivocity, Cresent, Lotte, AEON, và Trung Tâm Sài Gòn 2 được dự báo sẽ đi vào hoạt động giữa năm 2016, có khách thuê chính là Takashimaya. Nhiều thương hiệu quốc tế mới cũng đang tìm cơ hội gia nhập vào thị trường như Zara và H&M.
Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang hồi phục với nhiều khách sạn trong khu vực trung tâm ghi nhận công sức hoạt động cao và nhiều nhà điều hành quản lý mới cũng đang gia nhập thị trường Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.
Hoạt động của phân khúc bất động sản công nghiệp cũng được cải thiện với nhiều công ty đang có ý định vào Việt Nam, nhờ vào chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. Phân khúc này sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa khi một số kí kết thương mại có hiệu lực, bao gồm Hiệp định thương mại tự do EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
"Có thể nói Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận TPP trong vòng 5-10 năm tới. Các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tâm điểm đến Việt Nam với nhiều tập đoàn đang nỗ lực tìm hiểu thị trường và cố gắng để có được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam. Nhiều giao dịch hiện đang được ký kết và dẫn đầu là các tập đoàn đến từ Nhật Bản", ông Stephen Wyatt cho biết
Tuy nhiên, một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là thị trường sẽ duy trì trạng thái này trong bao lâu? Nhìn lại 26 năm qua, Việt Nam đã trải qua 4 chu kì phát triển thị trường, chính vì vậy việc thị trường sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới vẫn là một câu hỏi được bỏ ngỏ, mà khó ai có thể nhận định được chính xác.
Khánh An
Theo_VnMedia
Jones Lang Lasalle: Thị trường bất động sản năm 2016 sẽ tiếp tục có nhiều hứa Bất chấp có những khó khăn nhất định, nhưng với triển vọng kinh tế vĩ mô tiếp tục khởi sắc là nền tảng cho sự tăng trưởng của thị trường bất động sản trong năm 2016. Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn phát triển ổn định trong dài hạ Đó là nhận định trong báo cáo cập nhật mới...