Xuất khẩu gạo vẫn trầm lắng, bế tắc
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5,8 triệu tấn gạo trong năm 2017, tăng 7,4% so với năm 2016. Xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức 9,63 triệu tấn gạo trong năm 2016, và đang hướng tới 10 triệu tấn trong năm nay.
Giá gạo tại Ấn Độ thời gian qua đã tăng do nhu cầu tăng trở lại từ châu Phi và châu Á, tuy nhiên thị trường gạo của Việt Nam vẫn rất trầm lắng.
Nông dân ĐBSCL phơi sấy lúa xuất khẩu. Ảnh: I.T
Cụ thể, gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 345 – 350 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn), vẫn ở mức thấp so với gạo xuất khẩu của Thái Lan (đạt 360 – 365 USD/tấn).
Bộ NNPTNT cho biết, xuất khẩu gạo trong tháng 1.2017 của Việt Nam tiếp tục bế tắc, khi chỉ ước đạt 325.000 tấn với giá trị khoảng 136 triệu USD, giảm 32% về lượng và trên 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Video đang HOT
Tại thị trường trong nước, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL thời điểm cuối tháng 1 diễn biến cụ thể như sau: Tại An Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 4.300 đồng/kg; lúa chất lượng cao OM 2514, OM 1490 ở mức 4.700 đồng/kg. Tại Kiên Giang, giá lúa tẻ thường không đổi mức 5.200 đồng/kg; trong khi lúa dài tiếp tục giảm 200 đồng/kg, từ 6.000 đồng/kg xuống 5.800 đồng/kg.
Tại Bạc Liêu, lúa tươi giống ngắn ngày giống OM 5451, OM 6976, OM 2517 giá thu mua dao động từ 4.800 – 5.300 đồng/kg; giá thu mua lúa của Công ty Lương thực tỉnh ổn định, loại OM 5451 ở mức 5.600 đồng/kg (lúa khô); OM 4900 ở mức 5.700 đồng/kg (lúa khô).
Sau khi quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, với những tiêu chí gây cản trở hoạt động xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương bãi bỏ, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng hoạt động xuất khẩu gạo sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông nghiệp, việc bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo chỉ mới tháo gỡ một phần các thủ tục hành chính gây khó cho doanh nghiệp, cần tiếp tục rà soát loại bỏ các điều kiện gây cản trở hoạt động xuất khẩu gạo, đặc biệt là Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chú trọng hơn nữa chất lượng, tập trung đầu tư vào vùng nguyên liệu, nâng cao chất hạt gạo thay vì đi thu mua hàng chất lượng thấp, chèn ép giá với nông dân để có lời như trước đây…
Theo Danviet
Bãi bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo
Nhiều cơ sở, doanh nghiệp chế biến, kinh doanh lúa gạo tỏ ra đồng tình với việc bãi bỏ quy hoạch xuất khẩu gạo vừa được Bộ Công thương ban hành.
Việc tháo gỡ những "vòng kim cô" này cũng được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, kể cả những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Chiều tối ngày 4.1, Bô trương Bô Công Thương Trần Tuấn Anh đa ký quyết định bãi bỏ Quy hoạch Thương nhân Kinh doanh và xuất khẩu gạo, một quy định đang bị phàn nàn là gây khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu gạo.
Những quy định về quy hoạch Thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo đã được bãi bỏ.
Theo đó, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT ban hành năm 2013 như khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo; khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo... đã chính thức được bãi bỏ.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, việc bỏ quyết định này này nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo, tăng cường tiêu thụ lúa, gạo hàng hóa cho nông dân.
Đại diện một doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu tại Bến Tre hào hứng cho biết, với quyết định mới này của Bộ Công thương, sang năm 2017, doanh nghiệp ông sẽ trực tiếp xuất khẩu gạo sang thị trường Nga và Châu Phi thay vì phải ủy thác qua các doanh nghiệp đối tác tại VN.
Theo vị này, việc bãi bỏ những "vòng kim cô" này sẽ hạn chế các tiêu cực và những quy định có tính "hành chính" trong xuất khẩu gạo hiện nay, đồng thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp khi phải đầu tư tràn lan nhiều hạn mục để có thể đủ điều kiện xuất khẩu gạo.
Một số chuyên gia đánh giá, đây cũng là động thái tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong tình hình hoạt động kinh doanh tụt giảm nghiêm trọng như hiện nay của Bộ Công thương.
Trước đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 khoảng 6,5 triệu tấn, tương ứng thành tích xuất khẩu năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không thể đạt được.
Số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính đến hết ngày 15.12.2016, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 4,68 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,1 tỉ USD. Lượng và giá trị gạo xuất khẩu giảm khoảng 1,62 triệu tấn và 600 triệu USD với cùng kỳ năm 2015.
Theo Danviet
Gạo, thủy sản XK bị trả về: Của "thiên hạ chê" tiêu thụ ở đâu? Những lô hàng nông sản xuất khẩu bị nước nhập khẩu trả về được doanh nghiệp "phù phép", "biến hóa" tiêu thụ như thế nào luôn là vấn đề khiến người tiêu dùng quan tâm. Đã có những lô hàng sau khi bị trả về, doanh nghiệp đưa ra thị trường trong nước tiêu thụ. Cuối năm 2016, các doanh nghiệp chế biến,...