Xuất khẩu gạo: Phát hiện hàng loạt tờ khai không có giá trị
22 doanh nghiệp không có trong danh sách nhưng vẫn mở tờ khai xuất khẩu gạo, do đó các tờ khai này không có giá trị làm thủ tục hải quan.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hỏa tốc gửi Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về việc xử lý các tờ khai xuất khẩu gạo đăng ký trong ngày 25/4.
Tổng cục Hải quan phát hiện có 22 doanh nghiệp không thuộc danh sách công bố đã thực hiện tờ khai xuất khẩu gạo vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Theo đó, Tổng cục Hải quan cho biết tại văn bản 2650 ngày 24/4, cơ quan này đã thiết lập hệ thống để cộng trở lại hạn ngạch số lượng 38.642,56 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4, áp dụng từ 0h ngày 26/4.
Tuy nhiên, qua kiểm tra hệ thống phát hiện trong khoảng thời gian từ 18h45 đến 19h45 ngày 25/4, có 22 doanh nghiệp không thuộc danh sách công bố tại văn bản số 2638 ngày 24/4 của Tổng cục Hải quan đã thực hiện khai xuất khẩu gạo vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Video đang HOT
“Tổng cục Hải quan thông báo các tờ khai này không có giá trị làm thủ tục hải quan”, văn bản nêu.
Tổng cục Hải quan trước đó có văn bản hỏa tốc 2638 thông báo về việc thiết lập trên hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan từ 0h00 ngày 25/4.
Các doanh nghiệp thuộc danh sách chi tiết tại phụ lục thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan với số lượng gạo đăng ký trên tờ khai hải quan không được vượt quá số lượng gạo thực tế đã đưa vào cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh cảng trong đó nêu rõ số lượng gạo đã đưa vào trước ngày 24/3, còn lưu giữ tại cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, chi cục hải quan xác nhận và lưu hồ sơ hải quan.
Trường hợp các doanh nghiệp có lô h àng gạo đang lưu giữ tại cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế từ trước ngày 24/3 nhưng chưa được tổng hợp trong danh sách tại Phụ lục kèm theo công văn này thì gửi thông tin chi tiết về Tổng cục Hải quan kèm xác nhận của cơ quan hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng để được cập nhật vào hệ thống.
Đối với các tờ khai hải quan đã được đăng ký (theo danh sách công bố trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan) trong hạn ngạch 400.000 tấn nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra, cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư 38/2015 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018 của Bộ Tài chính và báo cáo về Tổng cục Hải quan trước 9h ngày 27/4.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp đến thời điểm nêu trên, Tổng cục Hải quan không nhận được báo cáo các tờ khai hủy trên hệ thống.
Hòa Bình
Đề xuất phương án xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4
Bộ Công Thương đề xuất phương án xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4-2020, sau đó sẽ tiếp tục xem xét kế hoạch xuất khẩu cho tháng 5.
Ngày 6-4, Bộ Công Thương đã gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19, hạn hán và xâm nhập mặn.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 31-3, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, lấy ý kiến các bộ ngành, các cơ quan có liên quan để hoàn thiện, báo cáo phương án xuất khẩu gạo lên Thủ tướng.
Trong báo cáo này, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng có kiểm soát chặt chẽ về số lượng. Phương án xuất khẩu kiểm soát theo từng tháng, trong đó tháng 4-2020 sẽ xuất khẩu 400 ngàn tấn.
Bộ Công Thương đề xuất phương án xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo trong tháng 4-2020
Kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 5-2020 sẽ được các bộ ngành xem xét vào tuần cuối cùng của tháng 4, trên cơ sở diễn biến dịch Covid-19 để báo cáo Thủ tướng quyết định.
Trước đó, trong báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công Thương chủ trì làm việc với các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp ngày 28-3, Bộ cũng đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án xuất khẩu nêu trên.
Theo Bộ Công Thương, trong tháng 4 và 5 có thể xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cần giữ lại cho nhu cầu trong nước khoảng 700 ngàn tấn để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra. Do đó, số gạo có thể xuất khẩu trong 2 tháng này 800 ngàn tấn (giảm 40% so với cùng kỳ). Việc theo dõi, quản lý số lượng 400 ngàn tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4-2020 sẽ giao cho Tổng cục Hải quan.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho thấy, sản xuất năm 2020 của cả nước ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong đó sản lượng lớn nhất vẫn là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với vụ Đông Xuân ước đạt 10,8 triệu tấn, vụ hè thu đạt 8,7 triệu tấn. Cũng tại khu vực này, đến nay vụ Đông Xuân đã thu hoạch được 9/10,8 triệu tấn thóc.
Về nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, Bộ NN-PTNT tính toán nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 là 29,9 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn. Từ những tính toán nêu trên, Bộ Công Thương cho biết, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo.
Minh Chiến
Hải quan 'loại' 22 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu gạo hồi lại tháng Tư Hải quan thông báo Hệ thống cộng trở lại hạn ngạch số lượng 38.642 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng Tư, từ 0 giờ 00 phút ngày 26/4 phát hiện 22 công ty không thuộc danh sách xuất khẩu gạo. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Tối ngày 25/4, Tổng cục Hải quan có công văn hoả tốc gửi Cục Hải quan...