Xuất khẩu gạo nước ta: Thuận lợi nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường
Xuất khẩu gạo nước ta 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh về lượng nhưng giảm về giá. Nhưng theo các chuyên gia, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường…
Xuất khẩu gạo tăng mạnh về lượng nhưng giá giảm
Số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu gạo của nước ta 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh về lượng nhưng giảm về giá.
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1,01 triệu tấn và 445 triệu USD, tăng gấp gần 2,1 lần về khối lượng và tăng gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2016 đạt 443,5 USD/tấn, giảm 5,95% so với năm 2015.
Về thị trường nhập gạo của Việt Nam, Indonesia vươn lên là thị trường dẫn đầu trong tháng 1 với thị phần đạt 25,21%. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 137,45 nghìn tấn và 54,59 triệu USD, tăng 119,5 lần về khối lượng và 103,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc (thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015 với 30,65% thị phần) đứng vị trí thứ 2 về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1 năm 2016 với 12,51% thị phần. Tháng 1 năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 3,16% về khối lượng và giảm 7,56% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường có sự tăng trưởng mạnh là thị trường Philippines tăng hơn 16 lần về khối lượng và giá trị, đứng thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Mặc dù được dự báo có nhiều thuận lợi trong năm 2016, tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường… (Ảnh minh họa).
Tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường
Video đang HOT
Tin tức trên báo TTXVN, mặc dù được dự báo có nhiều thuận lợi trong năm 2016, tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường, do tác động của biến đổi khí hậu, El Nino và sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước.
Trong những ngày qua, tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long), nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản lượng ngành lúa gạo trong năm 2016.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến giữa tháng 2, diện tích vụ lúa Đông Xuân ở khu vực này có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn hán trên 340.000ha, chiếm chiếm 21,9% của toàn vùng; trong đó diện tích đã bị ảnh hưởng nặng lên đến 104.000ha.
Trước những thông tin này, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá lúa gạo đang có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, tình trạng xâm nhập mặn hiện nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt ra yêu cầu rất cấp bách trong việc theo dõi, bám sát và đánh giá cụ thể, cập nhật về tình hình mùa vụ, sản xuất để đảm bảo cân đối đúng thực tế sản lượng lúa gạo hàng hóa, phục vụ công tác điều hành.
Với tình hình xâm nhập mặn hiện nay, một vài doanh nghiệp đang cân nhắc việc ký hợp đồng mới, do lo lắng phải đền hợp đồng khi sản lượng gạo không đảm bảo.
Ngoài yếu tố tâm lý liên quan đến xâm nhập mặn, ông Lâm Anh Tuấn cũng cho rằng, bản thân các doanh nghiệp cũng đang tập trung mua vào, do lượng tồn kho năm trước chuyển sang hầu như không còn cũng khiến giá lúa gạo rục rịch tăng.
Theo ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Hưng (Tiền Giang), có một nghịch lý xảy ra trong ngành lúa gạo, đó là loại lúa gạo người dân đang thu hoạch không phải là loại gạo xuất khẩu chính hiện nay.
Nguyên nhân là do nhu cầu của các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam chủ yếu là gạo cấp thấp và trung bình (như gạo IR50404).
Trong khi đó, ở nhiều cánh đồng lúa chủ lực lại chỉ tập trung sản xuất gạo thơm, gạo nếp. Trên thực tế, do nhu cầu ít hơn nên giá gạo thơm nhẹ đang được cào bằng ngang với gạo IR50404 mà đầu ra chưa ổn định; còn những người trồng IR50404 lại trúng mùa, trúng giá và đầu ra được thương lái thu mua hết.
Do đó, nếu các doanh nghiệp không nhận thức rõ tình hình, tiếp tục cạnh tranh không lành mạnh với nhau giá trị của ngành lúa gạo Việt Nam sẽ ngày càng suy giảm trên thị trường thế giới.
TUYẾT MAI (Tổng hợp)
Theo NTD
Dưa hấu lập kỷ lục rớt giá: 5kg = 1 ly trà đá
Với giá bán dưa xuất khẩu từ 300 1.700 đồng/kg, người trồng dưa ở xã An Trung, H.Kon Chro, tỉnh Gia Lai đang ngao ngán, lo sợ
VOV đưa tin, anh Phạm Văn Luận, người trồng dưa ở xã An Trung, H.Kon Chro, ngao ngán: "Tôi trồng 2 ha dưa, đầu tư vào đây tổng cộng hơn 300 triệu đồng. Năm nay thời tiết thất thường nên dưa mất mùa, thay vì thu khoảng 50 tấn/ha, giờ chỉ còn một nửa.
Gió to, lá dưa đập vào khiến quả dưa bị lỗi. Cả ruộng dưa của tôi chỉ lựa được hơn 40 tấn, bán với giá 1.700 đồng/kg. Chừng 60 tấn còn lại ai tới mua thì bán. Thương lái ép giá nên chừng đó dưa chỉ bán được độ hơn chục triệu bạc. Xót quá".
Tương tự, ông Nguyễn Phú Hiệp ở thị xã An Khê theo nghề trồng dưa hơn 13 năm nay lắc đầu "mùa dưa năm nay đắng quá".
Ông Hiệp đầu tư trồng 2 ha dưa hết hơn 300 triệu đồng, nhưng năng suất giảm một nửa, chỉ được 50 tấn. Bán được hơn 25 tấn dưa xuất khẩu với giá 1.000 đồng/kg. Số còn lại mỏi mắt chờ thương lái đến hỏi mua với giá chỉ 300 đồng/kg trở xuống, tính ra bán 5 kg dưa mới mua được ly trà đá.
Anh Phạm Văn Luận ở H.Kon Chro đón một mùa dưa đắng
Thậm chí, còn có những gia đình phải đưa về cho gia súc, gia cầm ăn, nhưng chúng cũng... ngán dưa vì lượng dưa quá nhiều. Vì vậy, nông dân đành bỏ dưa thối ngoài đồng.
Nguyên nhân giá dưa hấu xuống quá thấp, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, cho rằng: "Nông dân không nghe theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, trồng dưa ào ạt. Giá thì do bên mua áp đặt. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn vì gặp phải một vụ dưa đắng chát như thế này...".
Còn chị Hoàng Thị Thanh, một thương lái chở dưa xuất qua Trung Quốc nhiều năm nay, nói: "Tôi cũng muốn giá dưa lên và bán thuận lợi để mua cho nông dân. Nhưng thời điểm này, hàng trăm xe chở dưa hấu từ các nơi ùn tắc tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh (Lạng Sơn). Dưa ế lắm, giá lại xuống thấp kỷ lục nữa".
Trước đó, dịp trước Tết nguyên đán, hàng trăm hộ nông dân trồng dưa hấu ở tỉnh Ninh Thuận đang điêu đứng vì sản phẩm làm ra liên tục rớt giá.
Theo những người dân trồng dưa hấu tại huyện Đức Linh, chưa có năm nào giá dưa lại rớt giá thê thảm như năm nay. Hiện dưa hấu loại đẹp nhất được người dân chào giá 1.300-1.500 đồng/kg, loại hàng dạt chỉ khoảng vài trăm đồng/kg nhưng thương lái đến mua với số lượng rất hạn chế.
Thậm chí, một nữ cán bộ trong Hội Nông dân huyện Đức Linh, Ninh Thuận từng chia sẻ, người nông dân khó khăn mà vẫn phải cắn răng chịu đựng.
Hàng ngàn héc-ta dưa hấu, cộng với phân bón thuốc trừ sâu... đã đầu tư đến nay có nguy cơ không thể thu hồi được vốn. Theo tính toán có hộ bị lỗ nhiều lên tới vài ba trăm triệu, lỗ ít cũng phải vài chục triệu.
"Giá dưa gần như đổ xô theo đống 1000 - 2000 đồng/kg mà không có người mua. Dưa hấu đổ mênh mông, bát ngát khắp ven sông. Người dân tiếc đổ cho bò, bò còn ngơ ngác không ăn vì ăn nhiều cũng ngán, ăn nhiều còn bị tiêu chảy. E là người nông dân năm nay không có Tết", bà chia sẻ.
Cũng lâm vào tình trạng khó khăn, hàng nghìn hộ nông dân lâm vào cảnh khốn khó vì giá dưa hấu Quảng Ngãi tuột dốc không phanh từ 5000đ/kg xuống chỉ còn 500đ/kg.
Theo nhiều nông dân huyện Sơn Tịnh, ruộng dưa đã đến ngày thu hoạch, do thương lái không mua nên đành để chín rục ngoài đồng hoặc cho trâu, bò ăn.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cam kết không "làm khó" cá tra Việt Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam sang thị trường này. Trước đó, Bộ NN&PTNT đã thành lập đoàn liên ngành sang Mỹ để trao đổi về các vấn đề liên quan...