Xuất khẩu gạo giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020
Theo thông tin từ Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4/2021 ước đạt 700.000 tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỷ USD, giảm 10,8% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trên thị trường thế giới, trong tháng 4/2021, giá gạo Việt Nam đạt 508 USD/tấn vào đầu tháng và đã giảm xuống còn 488 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do vụ Đông Xuân đã thu hoạch xong nên nhu cầu mua nguyên liệu giảm, chờ đợi vụ Hè Thu sắp tới.
Về thị trường xuất khẩu, trong 3 tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 36,3% thị phần, khối lượng và giá trị đạt 411.580 tấn và 219,96 triệu USD, giảm 30,7% về khối lượng và giảm 14,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Bờ Biển Ngà gấp 2,7 lần và Australia tăng 66%. Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm nhiều là Mozambique giảm 53,5%.
Tuy nhiên, theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021 dự báo điều kiện thời tiết không thuận lợi tại nhiều nơi trên thế giới nên sản lượng lương thực giảm ở nhiều quốc gia, và nhu cầu nhập khẩu gạo sẽ tăng trong năm 2021.
Bên cạnh đó, thị trường châu Âu được dự báo sẽ sôi động hơn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực và Việt Nam là một đối tác thương mại gạo quan trọng.
Quý I-2021: Xuất khẩu rau quả tăng 6,1%
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), quý I-2021, xuất khẩu mặt hàng rau quả cả nước đạt khoảng 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng trưởng này đáng ghi nhận khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới.
Trong đó, tính riêng trong tháng 3, giá trị xuất khẩu hàng rau quả đạt 380 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Tính đến hết tháng 2-2021, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 352,83 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 62,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Sự tăng trưởng này do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán tại Trung Quốc.
Tiếp đó, các quốc gia: Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... là những thị trường nhập khẩu mặt hàng rau quả lớn của Việt Nam trong quý I-2021. Một số thị trường ghi nhận sự tăng trưởng mạnh như: Đài Loan (Trung Quốc) đạt 12,87 triệu USD, tăng 43,1%; Australia đạt 11,9 triệu USD, tăng 30,6%; Malaysia đạt 9,2 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản, việc duy trì tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp đã khẳng định hướng đi và giá trị của mặt hàng rau quả Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển dịch từ những thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Dự kiến, năm 2021, xuất khẩu mặt hàng rau quả tăng trưởng cao nhờ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và việc khai thác mở rộng các thị trường: Ai Cập, Kuwait, Ukraine, Senegal...
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện cả nước có khoảng 1,05 triệu hecta cây ăn quả, sản lượng khoảng 12,6 triệu tấn. ến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp 998 mã số vùng trồng trái cây để xuất khẩu tại các thị trường lớn, như: Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, EU và cấp 47 mã số cơ sở đóng gói cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này.
Ồ ạt nhập khẩu lợn ngoại, giá thịt trong nước 'giảm nhiệt' Từ đầu năm 2021, lượng thịt lợn nhập của Việt Nam tăng vọt khoảng 322%, khiến cho giá thịt trong nước có xu hướng giảm liên tục. Theo số liệu thống kê từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), từ sau Tết Nguyên đán tới nay, giá lợn hơi trên cả 3 miền liên tục giảm. Ghi...