Xuất khẩu điện thoại và linh kiện vượt 17 tỷ USD sau 5 tháng
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đóng góp 17,98 tỷ USD trong 5 tháng vừa qua.
Xuất khẩu Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng thứ 3 trong nhóm tỷ USD. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Đại diện Bộ Công Thương cho biết sau 5 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 99,36 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19 song trong 5 tháng vừa qua cả nước có 17 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng xuất khẩu vượt 5 tỷ USD có 4 mặt hàng.
Thống kê cho thấy, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu, với giá trị đạt 17,98 tỷ USD.
Đứng thứ hai là xuất khẩu mặt hàng Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với giá trị thu về đạt 15,336 tỷ USD. Ngoài ra, hai mặt hàng khác là Hàng dệt và may mặc và Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đem về lần lượt là 10,45 tỷ USD và 8,53 tỷ USD.
Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với kim ngạch đạt 24,6 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,3 tỷ USD, tăng 20,1%. Thị trường EU đạt 12,9 tỷ USD, giảm 12%. Thị trường ASEAN đạt 9,4 tỷ USD, giảm 13,4%. Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, tăng 2,2%. Hàn Quốc đạt 7,7 tỷ USD, giảm 0,5%.
- Xuất khẩu của 4 mặt hàng có giá trị lớn nhất trong 5 tháng đầu năm 2020:
Ngành dệt may hậu COVID-19: Kim ngạch xuất khẩu chỉ khoảng 35 tỷ USD, khó lại càng khó
"Khó khăn cần phải khắc phục đó là vấn đề cốt lõi của cầu, cần tận dụng ưu đãi thuế quan để cạnh tranh về giá", đây là những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Trang tại buổi tọa đàm "Hậu Covid-19: Chuẩn bị gì để trở lại đường đua?".
TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết dệt may là ngành mũi nhọn với thị trường xuất khẩu là Mỹ, châu Âu... COVID-19 làm cho dệt may bị ảnh hưởng lớn.
Lúc đầu dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến đầu vào, nguyên liệu cho ngành này. Sau đó Mỹ, châu Âu bùng phát dịch bệnh thì ngành dệt may bị ảnh hưởng về cầu. Thời gian sắp tới cầu vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng.
Sau dịch bệnh, người tiêu dùng giảm nhu cầu sử dụng đồ may mặc mới, cắt giảm những sản phẩm không thân thiện với môi trường... nên ngành may mặc sẽ còn khó khăn.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đứng thứ 2-3 của thế giới nhưng cách hạng 1 là Trung Quốc rất xa. Thời gian tới chắc chắn thị trường sẽ khó khăn, nhưng cũng có cơ hội để tận dụng ưu đãi thuế quan trong các hiệp định.
Khó khăn cần phải khắc phục đó là vấn đề cốt lõi của cầu, cần tận dụng ưu đãi thuế quan để cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, nhu cầu của thế giới đã thay đổi. Họ có nhu cầu những mặt hàng may mặc chất lượng tốt và không gây hại cho môi trường. Do đó, nhà sản xuất cần gia tăng giá trị thực cho sản phẩm.
Bà Trang cho rằng kim ngạch xuất khẩu sẽ không được như cũ. Mặc dù khó khăn nhưng vẫn có đường ra, nếu doanh nghiệp quyết liệt làm, có giải pháp vẫn phát triển được.
Doanh nghiệp dệt may lớn đã bắt đầu làm từ khâu thiết kế, phát triển những nguyên liệu vải có tại Việt Nam... Trước đây Việt Nam làm mỗi được may, giờ làm được cả sợi và xuất khẩu.
Theo bà Trang, còn khâu dệt nhuộm Việt Nam không làm được. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào mảng dệt nhuộm nhưng nhiều địa phương không muốn nhận vì sợ ô nhiễm trong khi ngành này hiện gần đây công nghệ đã hiện đại hơn...
Ngân hàng cũng e ngại cho ngành này vay vốn. Việc tiếp cận vốn, đầu tư cho ngành dệt nhuộm khó... Nên cần chính sách tổng thể từ nhà nước, thuế, đất đai, môi trường, vốn... để phát triển ngành này.
Báo cáo tại buổi làm việc với Bộ Công Thương, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại hầu hết các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU, chắc chắn, ngành dệt may Việt Nam sẽ có một năm suy giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu.
"Trong một kịch bản lạc quan nhất, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2020 sẽ đạt khoảng 35 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2019. Với kịch bản hiện thực, con số này là 33,5 tỷ USD và với kịch bản xấu nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may có thể chỉ đạt 30 - 31 tỷ USD", Vitas dự tính.
Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Nhưng mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành này. Con số giảm mạnh phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Tiên lượng về các kịch bản xuất khẩu trong năm 2020 của ngành dệt may được đặt trong bối cảnh chung của thị trường toàn cầu, trong đó, khả năng tổng cầu hàng hóa dệt may sẽ suy giảm 25%.
Tổng cầu dệt may toàn thế giới năm 2020 dự báo sẽ sụt giảm mạnh. Năm 2019, tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới là 780 tỷ USD.
Nếu dịch bệnh không được đẩy lùi hết quý 2/2020 mà kéo dài thì dự báo cầu nhập khẩu dệt may thế giới sẽ xuống đến ngưỡng 600 - 680 tỷ USD, giảm từ 15 - 25% so với mức 780 tỷ USD của năm 2019 do nhìn chung nhu cầu hàng hoá Xuân Hè đã qua đi, năm nay sẽ là năm thị trường mất mùa một vụ.
Thuỷ sản Nam Việt (ANV): 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu giảm 19,7% Theo thông tin từ CTCP Nam Việt (ANV - sàn HOSE), tình hình xuất khẩu của ANV trong 4 tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 19,7% so với cùng kỳ, đạt 28,5 triệu USD, mặc dù xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và Đông Nam Á đã suy yếu đà giảm...