Xuất khẩu dệt may giảm tốc ở nhiều thị trường
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo nhận định mới nhất về ngành dệt may của Công ty chứng khoán VNDIREC.
Xuất khẩu dệt may đang sụt giảm tại nhiều thị trường. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo VNDIREC, tăng trưởng xuất khẩu dệt may cả nước sụt giảm do sự giảm tốc ở các thị trường xuất khẩu chính. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% trong tháng 9/2019, giảm 2,9 % so với cùng kỳ. Các thị trường EU và Nhật Bản cũng ghi nhận tăng trưởng chậm lại từ 11,4% và 24,2% trong tháng 9/2019 xuống chỉ còn 4,2% và 4,6% tháng 9/2019.
Mặc dù có sự phân hóa giữa kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung đã ghi nhận kết quả kém khả quan về cả doanh thu và lợi nhuận trong tháng 9.
Kết quả kinh doanh tháng 9 mới nhất được công bố bởi các doanh nghiệp dệt may niêm yết cho thấy tổng doanh thu toàn ngành giảm 1,6%, lợi nhuận sau thuế giảm 13,8% so với cùng kỳ. Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn có mức tăng trưởng âm trong tháng 9 do số lượng và quy mô các đơn hàng giảm xuống do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung và biên lợi nhuận gộp giảm.
Video đang HOT
Mặc dù có điểm sáng là đã giành thêm thị phần tại Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 8/2019, tuy nhiên, theo VNDIREC, khó khăn lại nhiều hơn lợi ích. Cả số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do những lo ngại của khách hàng về bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong tháng 9/2019, tăng 9,6% (thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% tại thời điểm cùng kỳ năm 2018). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay.
Dù chịu ảnh hưởng bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra trong ngắn hạn, tuy nhiên, theo đánh giá của VNDIREC ngành dệt may sẽ có triển vọng tích cực nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA. Các điểm đến xuất khẩu đa dạng có thể giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết được nút thắt trong chuỗi giá trị.
Nguyễn Huế
Theo haiquanonline.com.vn
Doanh số xuất khẩu tăng vọt nhờ nhu cầu sữa dừa gia tăng, Betrimex lên kế hoạch IPO cổ phiếu
Nhà sản xuất sữa dừa lớn nhất Việt Nam có kế hoạch bán cổ phần ra công chúng trong vài năm tới khi doanh số tăng vọt từ thị trường phương Tây...
Ảnh: Bloomberg.
CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) là nơi bán sữa dừa chủ yếu cho Mỹ và châu Âu. Cụ thể, Betrimex xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 quốc gia, trong đó Mỹ và châu Âu chiếm 2/3 sản phẩm xuất khẩu. Theo chia sẻ của ông Thái Văn Chuyện, Phó Chủ tịch Betrimex, Công ty có kế hoạch lên sàn chứng khoán trước năm 2023 hoặc có thể sớm hơn nếu đợt bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài diễn ra vào năm 2020.
"Nhu cầu về chế độ ăn uống lành mạnh hơn từ thực vật đang tăng mạnh", Nữ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Đặng Huỳnh Ức My cho biết. "Chúng tôi đang tái cơ cấu sản phẩm để sẵn sàng cho việc mở rộng ra thị trường nước ngoài", bà chia sẻ thêm.
Người tiêu dùng ngày nay đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm thay thế không có sữa, vì những lợi ích cho sức khỏe và sự thân thiện với môi trường. Trong báo cáo hồi tháng 03/2019, Fior Markets cho biết thị trường toàn cầu cho các sản phẩm thay thế sữa được dự báo sẽ đạt 38,9 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 12,5% mỗi năm.
Ông Chuyện chia sẻ, Betrimex có kế hoạch bán 30% vốn cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài để huy động ít nhất 50 triệu USD sau khi tái cơ cấu theo kế hoạch được hoàn thành vào tháng 06/2019. Ông chia sẻ thêm, Betrimex cũng có kế hoạch niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
50 triệu USD này được dự kiến để tăng gấp ba sản lượng nước cốt dừa để làm nước uống và tăng lượng nước dừa lên 108 triệu lít vào năm 2022, chủ yếu để xuất khẩu, cũng như mở rộng sữa dừa nấu ăn và xây dựng một nhà máy than hoạt tính.
Hoạt động kinh doanh dừa bao gồm dầu dừa nguyên chất và dừa nạo sấy, được dự báo chiếm tới 98% doanh thu công ty trong năm 2022, tăng từ mức 53% trong năm 2018.
Về kết quả kinh doanh, ông Chuyện cho biết doanh thu của Betrimex được dự báo tăng lên 2.100 tỷ đồng trước năm 2022. Lãi ròng của Công ty được dự báo tăng gấp 3 lên 384 tỷ đồng vào thời điểm đó.
"Chúng tôi đang muốn mở rộng bán hàng đến các thị trường tiềm năng lớn khác như Trung Quốc và vùng Trung Đông. Cuộc cách mạng về chế độ ăn dựa trên thực vật đang gây chú ý ở khắp mọi nơi". ông Chuyện cho biết.
Việt Nam là nơi trồng dừa lớn thứ 6 trên thế giới với hơn 1,3 triệu tấn dừa được sản xuất mỗi năm, đứng sau Indonesia, Philippines, India, Brazil và Sri Lanka.
Tỉnh Bến Tre chiếm gần 50% tổng diện tích trồng dừa của cả nước là 150.000 hecta.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết Việt Nam xuất khẩu dừa tới hơn 50 quốc gia và bày tỏ quan điểm muốn nâng giá trị xuất khẩu dừa lên gấp 10 lần trong thập kỷ tới từ mức 200 triệu USD như hiện tại.
Theo Nhipcaudautu.vn
"Ông lớn" dầu ăn Vocarimex điều chỉnh doanh thu giảm 40%, còn 2.400 tỷ đồng năm 2019 Vocarimex đang sản xuất nhiều sản phẩm dầu ăn như: dầu mè, dầu cải, hướng dương... cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Quý III, công ty lỗ từ việc bán dầu ăn do bán hàng dưới giá vốn. Ảnh minh họa. Ngày 02/12, HĐQT của Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex - mã VOC)...