Xuất khẩu dệt may 4 tháng giảm gần 7% so với cùng kỳ
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Trong thời gian vừa qua, với tác động của dịch Covid-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh dịch Covid-19, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.
Nhưng, trong nguy có cơ, doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trong nước và chuyển sang xuất khẩu, qua đó góp phần đem lại thu nhập, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore…
Với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020, khẩu trang các loại, bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế, đã được tự do xuất khẩu. Trong đó, khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp, hàng hóa có thể bị khó khăn khi nhập khẩu, thậm chí bị trả lại.
Mặc dù vậy, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ, thắc mắc về tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận, băn khoăn về việc giấy chứng nhận được cấp liệu có được nước nhập khẩu chấp nhận hay không… Nhiều trường hợp xuất đi rồi khi khách hàng yêu cầu chứng nhận CE hay FDA thì mới bắt đầu tìm hiểu và xin cấp.
Tại Hội thảo, để làm rõ về 2 tiêu chuẩn trên, các chuyên gia trong ngành cho biết tiêu chuẩn FDA chính là những quy định nghiêm ngặt, khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Đây là kết luận đưa ra, giám sát mức độ an toàn cho những sản phẩm nằm trong danh mục quản lý của mình và lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu không có giấy chứng nhận FDA và tuân thủ quy định của FDA thì sản phẩm đó sẽ không được lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Hình cắt từ slide trình bày của chuyên gia.
Còn với tiêu chuẩn CE, là viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE. Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.
Khi xuất khẩu khẩu trang sang EU, một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường của EU. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ về sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Cần nhấn mạnh, không phải tất cả các sản phẩm phải có dấu CE mà tùy vào sản phẩm được xuất khẩu. Trong đó, nếu doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang thường thì không cần nhãn CE, nếu xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế thì cần nhãn CE.
Nói thêm tại Hội thảo, người trong cuộc cho hay hiện tại Anh do nhu cầu khẩu trang quá cấp thiết do đó những quy định đang được nới lỏng hơn. Song, muốn xuất khẩu một cách bài bản cũng như làm tiền đề cho thời gian tới, chuyên gia khuyên doanh nghiệp cần phải kỹ lưỡng rà sát, có sự chuẩn bị về kiến thức và hành động để xuất khẩu khẩu trang không chỉ là động thái nhất thời mùa dịch.
Vinatex: Xuất khẩu dệt may có thể giảm 20% do ảnh hưởng bởi COVID-19
Tập đoàn Dệt may Việt Nam dự báo quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Ngành dệt may chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may của Việt Nam trong quý đầu năm. Không chỉ đơn hàng sụt giảm mà hệ lụy kéo theo là doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, từ đó kéo giảm hiệu quả kinh doanh.
Thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn
Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 8,4 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ 2019. Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chứng kiến mức sụt giảm 7,42%.
[Vinatex: Gói hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó trước dịch COVID-19]
Lo ngại hơn, dịch bệnh nếu kéo dài sẽ kéo theo khó khăn của ngành trong nhiều tháng tới, trong đó Vinatex dự kiến quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Thông tin thêm, theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện tại tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và Mỹ dù đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, song các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.
"Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân-Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3-6 tháng," ông Hiếu nói.
Theo khảo sát mới nhất của Liên minh các nhà sản xuất dệt may quốc tế, các đơn hàng dệt may trên thế giới ước tính doanh số năm 2020 có thể giảm 29% so với trung bình của năm trước.
Đáng lưu ý, chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến, đánh giá do tình hình dịch bệnh còn diễn biến khó lường, các đối tác nhập khẩu tại các nước như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản...đã giảm lượng lớn các đơn hàng.
Đặc biệt tại 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may) do dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, nhiều chỉ tiêu tài chính được dự báo sẽ không được khả quan. Đơn cử, tổng doanh thu đặt ra cho năm nay chỉ đạt 6.300 tỷ đồng (bằng 70% so với thực hiện năm 2019), còn lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, bằng 39% so với năm 2019.
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may quý 1 giai đoạn 2018-2020:
Đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy gần như 100% các đơn vị trong tập đoàn đã thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5 với tỷ lệ từ 30-70% công suất cũng như phụ thuộc đang làm cho khách hàng nào. Đặc biệt, thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn.
"Với tình hình này, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 thấp hơn năm 2019 khoảng 20%, doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ hoạt động cả năm chỉ ở mức 70-75% công suất với giả thiết sản xuất bình thường từ tháng 6, áp lực thiếu hụt đơn hàng quy về tương ứng 2-3 tháng sản xuất," đại diện Vinatex thông tin thêm.
Chuyển hướng bù đắp phần thiếu hụt
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vì vậy để giảm bớt những tác động xấu từ các thị trường lớn thì việc linh hoạt trong các phương án sản xuất kinh doanh là giải pháp và hướng đi hiệu quả nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy một số cơ hội ở các thị trường ngách như khẩu trang, quần áo bảo hộ chuyên dụng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu phục vụ xuất khẩu đi thị trường quốc tế.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên trong tháng 4/2020, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, việc may khẩu trang hy vọng sẽ bù đắp phần nào.
Vì thế, song song với may khẩu trang vải, May 10 đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy sản xuất về để lắp đặt.
Hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Mặt khác, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Còn theo ông Trần Việt, Tổng Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Xuân, do sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, tự sản xuất được vải nguyên liệu (vải kháng khuẩn đang xuất sang Nhật Bản), nên công ty chớp cơ hội tăng doanh số từ việc may khẩu trang và tăng sản lượng vải cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành để cùng sản xuất mặt hàng này.
Sản xuất các đơn hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tính đến giữa tháng 4/2020, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam là gần 416 triệu chiếc, trị giá hơn 63 triệu USD.
Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã cung ứng ra thị trường trong nước khoảng 80 triệu chiếc khẩu trang và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước. Việc sản xuất khẩu trang hiện tại đang giúp Tập đoàn giải quyết việc làm cho 20% số lao động bị thiếu việc.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm kiếm giải pháp mới nhằm đẩy nhanh năng suất lao động, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp lại nhân sự cũng như mô hình quản lý, tổ chức sản xuất, cải tiến tiền lương, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất mới...
"Với tinh thần giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, chứ không sa thải lao động, tận dụng thời gian để sáng tạo, tái cấu trúc, tiết kiệm chi phí, thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn, chúng tôi đã chuẩn bị hành trang để sẵn sàng bắt tay vào lao động sản xuất ngay khi tan dịch," Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường nhấn mạnh./.
Năm 2019 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng 7,22% so với 2018. Trong số đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm 11,28%...
Lộc Trời (LTG) đưa ra 3 nhận định về các thay đổi đáng kể trong sản xuất nông nghiệp Giá xuất khẩu bình quân gạo tăng mạnh so với cùng kỳ do động thái tích trữ lương thực của người tiêu dùng tại các nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Ghi nhận tại bản tin nhà đầu tư quý 1/2020, Tập đoàn Lộc Trời (LTG) cho biết gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch...