Xuất khẩu dầu thô của Nga giảm mạnh do Ấn Độ giảm nhập khẩu
Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã giảm đáng kể trong bốn tuần tính đến ngày 24/11, so với mức trung bình bốn tuần trước đó, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7 năm nay.
Theo ước tính, Nga đã xuất khẩu trung bình 3,12 triệu thùng dầu/ngày từ các cảng dầu chính trong khoảng thời gian này, giảm 150.000 thùng/ngày so với mức trung bình bốn tuần trước đó, dữ liệu được nhà phân tích Julian Lee của Bloomberg đưa ra cho biết.
Một chiếc tàu chở dầu. Ảnh: Oil Price
Video đang HOT
Phần lớn sự sụt giảm xuất khẩu trong tháng qua xuất hiện tại các cảng phía Tây của Nga nằm ở khu vực Biển Baltic và Biển Đen, nơi khởi hành phần lớn các chuyến hàng tới Ấn Độ. Theo ước tính của Bloomberg, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ đã giảm ít nhất 500.000 thùng/ngày trong vài tuần qua, so với bốn tuần tính đến giữa tháng 10.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều lô hàng đang trong hành trình mà chưa rõ điểm đến cuối cùng, và phần lớn khả năng sẽ được vận chuyển đến Ấn Độ.
Hiện nay, xuất khẩu dầu thô của Nga đang ở mức thấp nhất trong hai tháng qua. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nhóm OPEC , bao gồm cả Nga, dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp vào Chủ nhật tới để thảo luận về mức sản lượng và nguồn cung ra thị trường.
Trong một diễn biến khác, Nga có thể sớm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng sớm hơn dự kiến, điều này có thể thúc đẩy sản lượng tại các nhà máy lọc dầu trong nước, đồng thời giảm khối lượng dầu thô dành cho xuất khẩu.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết vào ngày 24/11 rằng, chính phủ Nga dự định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu xăng sớm hơn kế hoạch, vốn dự kiến kéo dài đến cuối năm nay.
“Hiện rất khó nói liệu lệnh hạn chế xuất khẩu sẽ được dỡ bỏ vào ngày 1/12 hay một thời điểm khác”, ông Novak chia sẻ với báo chí, trích dẫn từ hãng thông tấn TASS của Nga.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Tsivilyov cũng từng nhận định rằng lệnh cấm xuất khẩu xăng có thể được gỡ bỏ, xét trong bối cảnh giá nhiên liệu trong nước đang ổn định.
Vai trò của hành lang quốc tế Bắc - Nam trong khủng hoảng ở Biển Đỏ
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Expert, Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk cho biết hành lang giao thông quốc tế Bắc - Nam có vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh bất ổn ở Biển Đỏ hiện nay.
Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk. Ảnh: TASS
"Trọng tâm chính là phát triển hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam. Đây là tuyến đường ngắn nhất, chạy hoàn toàn qua lãnh thổ của các quốc gia thân thiện. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang xảy ra ở khu vực Biển Đỏ, hành lang Bắc - Nam sẽ có tầm quan trọng toàn cầu và cung cấp hàng hóa cho châu Âu với những điều kiện thuận lợi hơn", hãng thông tấn TASS dẫn bình luận của ông Overchuk khi trả lời phỏng vấn Tạp chỉ Expert.
Ông Overchuk cũng nhấn mạnh Nga, cùng Kazakhstan, Iran và Turkmenistan đã giới thiệu các dịch vụ đường sắt có khả năng tiếp cận các cảng của Ấn Độ Dương từ năm 2022.
Ngoài ra, theo ông, việc chuẩn bị khởi công xây dựng đoạn đường sắt Rasht - Astara ở Iran đang được tiến hành. Tuyến đường sắt Rasht - Astara được xem là tuyến liên kết quan trọng thuộc Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam, kết nối Ấn Độ, Iran, Nga và Azerbaijan và các nước khác thông qua hệ thống đường sắt và đường thủy.
Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam quốc tế là hệ thống giao thông dài 7.200 km gồm đường biển, đường sắt và đường bộ giữa Ấn Độ, Iran, Azerbaijan, Nga, Trung Á và châu Âu. Các chuyên gia cho rằng tuyến đường này có thể giảm 50% chi phí và tiết kiệm 20 ngày di chuyển. Khi thay thế các tuyến đường châu Âu, công suất hành làng vận tải Bắc - Nam sẽ tăng 135% vào năm 2030. Dự án này phù hợp với sáng kiến của chính quyền Nga để tăng thương mại với các quốc gia châu Á.
Nga tăng mạnh sản lượng khí đốt khai thác trong tháng 10/2023 Báo Thương gia dẫn các nguồn thạo tin của Bộ Năng lượng Nga ngày 28/11 cho biết, khối lượng khai thác khí đốt ở nước này trong tháng 10/2023 đã tăng khoảng 11,8% lên 60,13 tỷ m3. Công nhân vận hành đường ống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN Cũng theo báo trên, trong 10 tháng tính từ đầu năm 2023, sản...