Xuất khẩu dầu mỏ của Iran có thể giảm đáng kể trong tháng 5
Nguồn tin dầu mỏ Iran ngày 3/5 cho biết, xuất khẩu dầu mỏ của nước này sẽ giảm trong tháng năm này sau khi Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nguồn thu ngân sách chính của Tehran.
Đồng thời khiến nguồn cung “vàng đen” toàn cầu bị thắt chặt hơn trong bối cảnh Washington cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thực hiện chính sách cắt giảm sản lượng.
Một cơ sở lọc dầu trên đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh tháng 2/2016. Ảnh: AFP/TTXVN
Mặc dù Iran vẫn khẳng định hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước sẽ không bị ảnh hưởng bất chấp động thái siết chặt trừng phạt của Mỹ, song trên thực tế giới chức dầu mỏ của nước này đang tính tới các kịch bản sụt giảm lượng dầu xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo nguồn tin trên, xuất khẩu dầu mỏ của Iran có thể giảm từ mức khoảng 1 triệu thùng/ngày xuống còn 700.000 thùng/ngày, và thậm chí tiếp tục tụt xuống 500.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm trở đi, sau khi Mỹ chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Tehran. Một nguồn tin khác từ OPEC dự đoán xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ dao động quanh ngưỡng 400.000-600.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Iran sẽ không bao giờ khuất phục trước sức ép của Mỹ đối với nước này, đồng thời khẳng định nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ tìm ra cách đối phó với sức ép của Mỹ như những gì Tehran đã thực hiện trong suốt những năm qua.
Chuyên gia phân tích thị trường dầu mỏ Sara Vakhshouri nhận định, việc Washington tìm cách kéo lượng dầu xuất khẩu của Iran xuống “mức 0″ không đồng nghĩa hoạt động xuất khẩu “vàng đen” của Iran sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn, khi Tehran có thể vẫn duy trì một lượng xuất khẩu dầu mỏ nhất định sang Trung Quốc và Ấn Độ trong tháng 5/2019.
Theo Việt Khoa (P/v TTXVN tại Cairo)
Ngoại trưởng Iran : Chiến tranh Mỹ - Iran có thể bùng nổ vì một "tai nạn bất ngờ"
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục nóng lên sau khi Mỹ đe dọa sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran "xuống bằng không" và đáp lại, các quan chức Iran tuyên bố sẵn sàng phong tỏa eo biển Hormuz nếu an ninh nước này bị đe dọa.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif không tin rằng chiến tranh giữa Iran và Mỹ đang đến gần, nhưng ông không loại bỏ khả năng một "tại nạn" nào đó có thể khiến hai bên cuốn vào một cuộc xung đột quân sự.
Ảnh chụp một mục tiêu mô phỏng tàu sân bay Mỹ bị tiêu diệt trong một cuộc tập trận của quân đội Iran.
Trả lời phỏng vấn của báo Independent (Anh), ông Zarif ngầm bày tỏ quan điểm rằng Eo biển Hormuz, nơi có khoảng 20% khối lượng dầu thô trên toàn thế giới được vận chuyển qua đây, có thể sẽ là ngòi nổ xảy ra chiến tranh. Điều này càng đúng khi giữa quân đội Mỹ và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đang cắt đứt liên lạc với nhau và mỗi bên coi nhau là các "tổ chức khủng bố".
Ông Zarif nhắc lại vụ việc xảy ra vào tháng 1/2016, khi hai tàu chiến của Hải quân Mỹ tiến vào hải phận Iran ở vịnh Ba Tư và đã bị IRGC bắt giữ. Tuy nhiên, Mỹ và Iran đã tránh xảy ra căng thẳng nhờ có đường dây liên lạc trực tiếp giữa ông Zarif và ông John Kerry, khi đó là Ngoại trưởng Mỹ. "Tuy nhiên, hiện tại giữa Ngoại trưởng Iran và Ngoại trưởng Mỹ không còn đường dây liên lạc trực tiếp nào nữa. Vì vậy, một vụ việc tương tự như trên có thể dẫn đến leo thang xung đột", ông nói.
Trong tuần qua, ông Zarif đã ở Mỹ, xuất hiện trước các kênh truyền thông và trò chuyện với nhiều chuyên gia về những hậu quả có thể xảy ra nếu Trung Đông xảy ra một cuộc chiến tranh nữa. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Zarif nhận định rằng, bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn chiến tranh, nhưng một số quan chức nội các Mỹ và đồng minh của Washington đang "lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột".
Cũng trong một sự kiện trước đó, ông Zarif khẳng định Iran sẽ tiếp tục xuất khẩu dầu mỏ mặc cho những lời đe dọa của Mỹ và cảnh báo rằng Washington nên chuẩn bị đối mặt với những hậu quả khi họ "thực thi những quyết sách điên rồ" nhằm cản trở Tehran.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã trở nên xấu đi vào tháng 5/2018 khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và bắt đầu áp đặt nhiều hình thức cấm vận khác nhau đối với quốc gia này, trong đó bao gồm giới hạn kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ, cũng như trừng phạt các ngân hàng của nước này và nhiều biện pháp khác nhằm gây tổn hại đến nền kinh tế Iran.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Ấn Độ đã có kế hoạch đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt Iran Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 2/5 cho biết nước này đã có kế hoạch để đối phó với việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt với ngành dầu mỏ Iran. Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định rằng nước này đã vạch ra một kế hoạch chi tiết để bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Iran do lệnh cấm...