Xuất khẩu đạt mức cao nhất từ đầu năm sau khi EVFTA có hiệu lực
Trong tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 6,5% so với tháng 7/2020 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 26,5 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.
Theo Bộ Công Thương, tính riêng trong tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu tăng 6,5% so với tháng 7/2020 và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 26,5 tỷ USD. Đây là mức cao nhất tính theo tháng trong năm 2020.
Cũng trong tháng 8/2020, Việt Nam ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng trong tháng 8. Ảnh: TTXVN.
Theo các chuyện gia, việc xuất khẩu tháng 8 tăng một phần do tác động khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua. Việc EVFTA có hiệu lực tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như như: nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử…
Video đang HOT
Thực tế số liệu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, trong vòng 1 tháng kể từ ngày 1/8 đến hết 31/8, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan,…
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàn g đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng đánh giá: Từ đầu năm đến nay, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ được mức độ tăng trưởng tương đối tốt, điển hình là mặt hàng gạo. Do ảnh hưởng rất nặng nề bởi thời tiết và dịch COVID-19, thế giới sẽ phải đối mặt với thời kỳ thiếu lương thực thực phẩm nghiêm trọng sắp tới, trong khi đó Việt Nam vẫn có thể sản xuất tốt. Thậm chí, một số lĩnh vực, Việt Nam có nguồn hàng dồi dào như tôm, cá tra, basa…
Thời gian tới để thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản, cần có sự hỗ trợ, phối hợp giữa Nhà nước, ngân hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở sản xuất…, để đưa được lượng hàng cá tra, tôm… đang tồn kho ra thị trường thế giới một cách có tính toán, đem lại lợi ích lớn nhất.
Riêng với mặt hàng gạo, thời gian qua Việt Nam vẫn giữ đươc mức sản xuất, xuất khẩu tăng trưởng tốt. Về mặt giá cả, loại gạo 2% tấm, 5% tấm của Việt Nam nửa đầu năm nay có sự cải thiện đáng kể so với gạo cùng loại của Thái Lan, thậm chí vượt qua gạo Thái Lan.
Đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, những tháng cuối năm, Bộ này sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các cam kết trong lĩnh vực thương mại hang hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phương án cam kết cắt giảm/xóa bỏ thuế nhập khẩu hàng hóa và các cam kết về tiếp cận thị trường của Hiệp định EVFTA để nâng cao sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về các cam kết của Hiệp định.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sản phẩm phục vụ phòng chống dịch.
Một nhiệm vụ trong những tháng cuối năm của Bộ Công Thương là chú trọng công tác quảng bá sản phẩm qua nền tảng số, phương tiện điện tử và đề nghị đối tác có thể thẩm tra năng lực của doanh nghiệp mình thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước sở tại trong bối cảnh dịch bệnh không thể thực hiện các chuyến giao thương, làm việc trực tiếp với nhau.
Bộ Công Thương cũng triển khai xây dựng Kế hoạch hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020-2025 góp phần phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các FTA với mục tiêu rà soát, chọn lọc một số ngành hàng cùng các mặt hàng có tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường các nước đối tác đã ký kết FTA với Việt Nam…
VinFast báo lỗ gần 6.600 tỷ đồng nửa đầu năm
VinFast báo lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp vừa tăng vốn điều lệ lên 26.916 tỷ đồng vào tháng 5 vừa qua.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast báo lỗ sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu ở mức 28.116 tỷ đồng, tăng thêm 3.019 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2019, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,81.
VinFast là đơn vị phát triển lĩnh vực sản xuất xe máy, ôtô của Tập đoàn Vingroup (VIC). Doanh nghiệp được thành lập năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng, đến tháng 5 đạt 26.916 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,15% vốn và ông Phạm Nhật Vượng nắm 48,77% vốn.
Còn theo BCTC của Vingroup, nửa đầu năm, hoạt động sản xuất bao gồm sản xuất ôtô, xe máy điện và các sản phẩm điện thông minh - gia dụng, tức là gồm VinFast và Vsmart, lỗ trước thuế theo bộ phận 5.228 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 2.929 tỷ đồng.
Nguồn: VinFast
Nhà máy sản xuất ôtô VinFast được khởi công vào 2/9/2017, sau 21 tháng xây dựng, đi vào hoạt động từ 14/6/2019. Sản phẩm gồm xe máy điện Klara, Klara S, Ludo và Impes; xe ôtô Lux A2.0, Lux SA2.0, Fadil. Trong đó, các dòng sản phẩm xe máy điện của VinFast được ra mắt người tiêu dùng vào tháng 11/2018 và sản phẩm ôtô gia nhập thị trường từ tháng 6/2019.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup cho biết chiến lược của Vingroup với VinFast là xác định đầu tư lớn, quyết liệt và chấp nhận bù lỗ từ 3 đến 5 năm với mục tiêu hướng đến là thị phần.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Tính đến tháng 8, VinFast đã xây dựng mạng lưới hơn 70 showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Ngoài ra, vào tháng 6, doanh nghiệp đã khai trương văn phòng tại Melbourne (Australia) với mục tiêu nghiên cứu, phát triển các dòng xe mới, đặt nền móng mở rộng hoạt động ra quốc tế.
Vị Chủ tịch Vingroup đặt ra chiến lược là tập trung để xuất khẩu sản phẩm của VinFast qua Mỹ, sau khi thành công mới phát triển các thị trường khác.
Yên tâm về "sức khỏe tài chính" của nền kinh tế Việt Nam Bất chấp Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu và hệ thống tài chính của nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao khi được xếp vào nền kinh tế mới nổi có nền tài chính khỏe mạnh. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 tổ chức ngày 4/9...