Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc tăng vọt mặc dù giá giảm
Trung Quốc, quốc gia kiểm soát phần lớn hoạt động sản xuất và chế biến đất hiếm toàn cầu, đang phải đối mặt với vấn đề cung vượt cầu khiến giá giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm.
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 21/8, trong những năm gần đây, một cuộc đua toàn cầu đã diễn ra nhằm củng cố chuỗi cung ứng các nguyên tố đất hiếm – thành phần thiết yếu cho sản xuất năng lượng sạch và các công nghệ tiên tiến như pin xe điện, tấm pin mặt trời, và điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, mặc dù tên gọi là “đất hiếm”, các nguyên tố này thực ra không hiếm như người ta nghĩ, mà thách thức lớn lại nằm ở việc khai thác và chế biến chúng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trung Quốc, quốc gia đã nắm giữ vị thế thống trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đang đối mặt với những thay đổi lớn trên thị trường khi giá các nguyên tố đất hiếm giảm mạnh.
Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược thâu tóm nguồn tài nguyên đất hiếm trong nhiều năm qua. Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, Trung Quốc hiện khai thác 70% quặng đất hiếm và chế biến tới 90% quặng đất hiếm trên toàn thế giới. Bắc Kinh cũng là nhà sản xuất duy nhất trên quy mô lớn các quặng đất hiếm nặng, một thành phần quan trọng trong nhiều công nghệ cao cấp. Điều này đạt được nhờ “nhiều thập kỷ đầu tư của nhà nước, kiểm soát xuất khẩu, lao động giá rẻ và tiêu chuẩn môi trường thấp”.
Sự thống trị này của Trung Quốc không chỉ tạo ra ưu thế lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà còn cho phép nước này kiểm soát thị trường và tác động đến các đối thủ cạnh tranh. Các quốc gia khác, bao gồm cả những nước phát triển, đang lo ngại về phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Trung Quốc có thể đã tính toán sai lầm khi giá đất hiếm giảm mạnh trong năm 2024 do tình trạng cung vượt cầu. Theo báo cáo từ tờ Japan Times, giá các nguyên tố đất hiếm đã giảm đáng kể trong 7 tháng đầu năm 2024, với giá oxit dysprosi và oxit terbi giảm lần lượt 32% và 26%, trong khi giá oxit neodymium và oxit praseodymium giảm khoảng 15%.
Video đang HOT
Mặc dù có suy đoán rằng Trung Quốc sẽ thực hiện các giao dịch mua lớn để dự trữ các nguyên tố này, điều đó đã không xảy ra, khiến giá cả tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm. Điều này đã tạo ra khó khăn cho các nhà sản xuất đất hiếm, buộc họ phải dự trữ và chờ đợi phục hồi thị trường.
Việc Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu đất hiếm trong bối cảnh giá giảm cho thấy một xu hướng lớn hơn về cung vượt cầu các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc. Gia tăng xuất khẩu đất hiếm thêm 7,5% so với năm trước đã gây áp lực lớn lên thị trường quốc tế. Các nhà phân tích thị trường dự báo rằng giá đất hiếm sẽ phục hồi, nhưng điều này không xảy ra ngay lập tức.
Tăng trưởng nhu cầu dài hạn trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng như xe điện và tua bin gió có thể sẽ giúp giá đất hiếm tăng trở lại.
Đằng sau 'cuộc chiến' Mỹ - Trung trong lĩnh vực năng lượng sạch
Những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa năng lượng sạch đã dấy lên lo ngại ở Mỹ, nơi Washington đang cố gắng bảo vệ ngành năng lượng sạch còn non trẻ của Mỹ trước Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch bắt đầu nóng lên. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14/5 đã công bố mức thuế 100% đối với ô tô điện do Trung Quốc sản xuất như một phần trong gói biện pháp nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi hàng nhập khẩu giá rẻ.
Theo tờ Wall Street Journal, mức thuế cao hơn mà các quan chức chính quyền Biden công bố cũng sẽ đánh vào khoáng sản, hàng hóa thiết yếu và pin năng lượng mặt trời có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra sau quá trình xem xét kéo dài nhiều năm về thuế quan do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ USD từ Trung Quốc.
Quyết định rằng liệu có nên điều chỉnh các khoản thuế từ thời cựu Tổng thống Trump hay không đã gây mâu thuẫn giữa các cố vấn kinh tế của chính quyền Biden trong nhiều năm qua. Trong đó, các quan chức thương mại có hướng thúc đẩy mức thuế lên cao hơn, ví dụ Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi giảm thuế đối với hàng tiêu dùng trong khi tập trung tăng thuế vào các lĩnh vực có tính chiến lược. Nhưng những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu hàng hóa năng lượng sạch đã dấy lên lo ngại ở Mỹ, nơi các quan chức đang cố gắng bảo vệ ngành năng lượng sạch còn non trẻ của Mỹ trước Trung Quốc.
Các quan chức đặc biệt tập trung đánh thuế vào xe điện và họ đã tăng thuế suất từ 25% lên 100%. Bên cạnh đó, Chính quyền Biden còn bổ sung mức thuế 2,5% áp dụng cho tất cả ô tô nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế 25% hiện hành đối với xe điện của Trung Quốc cho đến nay đã có hiệu quả trong việc ngăn cản những mẫu xe có giá thành rẻ hơn so với phương Tây thâm nhập vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Biden, các nhà sản xuất ô tô và một số nhà lập pháp vẫn e ngại rằng điều đó sẽ không đủ gây áp lực với quy mô sản xuất của Trung Quốc.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích kế hoạch của chính quyền Biden rằng thuế quan đã làm gián đoạn thương mại giữa hai nước. Người phát ngôn này cho biết thêm: "Phía Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của họ".
Vào tháng trước, Tổng thống Biden đã công bố kế hoạch yêu cầu các quan chức thương mại tăng thuế đối với nhôm và thép của Trung Quốc từ 7,5% lên 25%.
Cuộc tái đấu sắp tới đang có tác động đến quyết định của Tổng thống Biden. Trong chiến dịch tranh cử để trở lại Nhà Trắng, cựu Tổng thống Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế từ 60% trở lên đối với tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc - một động thái có thể làm leo thang cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh mà ông đã khởi xướng từ khi còn đương nhiệm. Ông Trump cũng đã đưa ra cảnh báo rằng ngành công nghiệp ô tô của Mỹ sẽ phải đối mặt với một "cuộc tắm máu" nếu ông thua cuộc bầu cử vào tháng 11 tới và cam kết sẽ áp dụng mức thuế cứng rắn đối với ô tô do Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Mỹ nếu ông đắc cử.
Trong cuộc đua tranh cử ở bang dao động Pennsylvania và Michigan Tổng thống Biden đã cam kết sẽ bảo vệ ngành công nghiệp và người lao động Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Tháng trước, trong cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania, ông Biden cho biết ông sẽ tăng đáng kể thuế đối với thép từ Trung Quốc. "Đây là những hành động có mục tiêu và chiến lược nhằm bảo vệ người lao động Mỹ và đảm bảo cạnh tranh công bằng". Ông Biden nói: "Đây là những hành động có mục tiêu và chiến lược nhằm bảo vệ người lao động Mỹ và đảm bảo cạnh tranh công bằng".
Các động thái thương mại mới trên đang gây áp lực lên quan hệ Mỹ - Trung. Hai siêu cường đã dành nhiều tháng để tìm cách ổn định quan hệ ngoại giao sau nhiều năm bất đồng về vấn đề Đài Loan, cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Nhận thấy nền kinh tế ngày càng trì trệ, các quan chức Trung Quốc đã và đang tập trung vào sản xuất năng lượng sạch với mục tiêu kích thích tăng trưởng chung. Trong chuyến thăm tới Trung Quốc vào tháng trước, bà Yellen liên tục cảnh báo các quan chức ở Bắc Kinh về chiến lược này, nói rằng thế giới sẽ thực hiện mọi cách để chống lại làn sóng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc - thứ đang làm suy yếu các ngành công nghiệp của chính họ.
Bà Yellen đã nói với các quan chức ở Quảng Châu - một khu công nghiệp lớn phía nam Trung Quốc: "Trung Quốc quá lớn để xuất khẩu theo cách trên nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, EU cũng đang cân nhắc việc tăng thuế đối với xe điện của Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã công khai bác bỏ những lời chỉ trích của phương Tây về hoạt động xuất khẩu của họ. Tháng trước Bắc Kinh đã áp thuế nhập khẩu một loại hóa chất được sử dụng rộng rãi từ Mỹ.
Trong khi đó, việc cấm những loại xe điện giá rẻ thâm nhập vào thị trường Mỹ sẽ gây áp lực lên mục tiêu khác của chính quyền Biden: giảm lượng khí thải carbon để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Mỹ đang rót hàng trăm tỷ đô la vào việc phát triển các ngành công nghiệp năng lượng sạch ở Mỹ, nhưng chính quyền Biden đang cố gắng làm điều đó một cách độc lập với Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu toàn cầu về sản xuất năng lượng sạch.
Ông Elon Musk - Giám đốc điều hành Tesla cho biết các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã đạt được thành công đáng kể trên thế giới và hiện là "đối thủ cạnh tranh lớn nhất" trên thế giới. "Nếu không thiết lập các rào cản thương mại, họ sẽ đánh sập hầu hết các công ty ô tô khác trên thế giới", ông Musk nói trong một cuộc họp báo cáo về thu nhập của Tesla vào tháng 1 vừa qua.
Giám đốc điều hành của nhà sản xuất ô tô toàn cầu Stellantis, ông Carlos Tavares cũng tán thành rằng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho ngành ô tô, nhưng không tin rằng việc tăng thuế sẽ thực sự có hiệu quả trong việc bảo vệ công ty của ông. Ông nói với các phóng viên vào tháng 2 rằng cách duy nhất để cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc một cách hiệu quả là giảm chi phí đầu vào và cung cấp ô tô điện với giá cả phải chăng hơn. Ông Tavares nói: "Lựa chọn duy nhất của tôi là tiếp tục cạnh tranh với ô tô điện Trung Quốc".
Chính sách thuế mới của Mỹ đối với hàng hoá Trung Quốc cứng rắn ra sao? Theo một số nguồn tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến công bố mức thuế mới đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trong ngày 14/5, nhắm vào các lĩnh vực bao gồm xe điện, vật tư y tế và thiết bị năng lượng Mặt Trời. Xe ô tô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng...